Việt Bắc là một bài thơ hay đã gieo vào lòng người những cung bậc cảm xúc lắng động, những niềm vui, niềm mong chờ tươi sáng. Bài thơ là tiếng lòng đằm thắm của Tố Hữu với nhân dân Việt Bắc, với cách mạng. Có lẽ, khi đọc bài thơ, ta khó lòng quên bức tranh tứ bình mà Tố Hữu đã khắc họa viết về con người và khung cảnh núi rừng Việt Bắc. Học 247, xin giới thiệu với các em bài cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ, mong rằng tài liệu sẽ giúp các em có những ý tưởng mới, cảm nhận hay về bức tranh tứ bình này!
Trước khi bước sang bài văn mẫu cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài Việt Bắc của Tố Hữu, HỌC247 mời các em xem thêm video hướng dẫn tìm hiểu đoạn 5 trong bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Từ việc củng cố lại kiến thức về nội dung và nghệ thuật ở đoạn thơ này giúp các em có đủ cơ sở lý luận để tiến hành viết bài văn nêu cảm nhận về bức tranh tứ bình được chính xác và hấp dẫn hơn.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc (Tố Hữu – nhà thơ trữ tình- chính trị, Việt Bắc - bài thơ đậm chất dân tộc)
- Dẫn dắt vào vấn đề: bức tranh tứ bình trong Việt Bắc
b. Thân bài
- Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, kết cấu bài thơ, vị trí đoạn thơ miêu tả bức tranh tứ bình
- Giới thiệu mạch cảm xúc của bài thơ: Tác giả mở đầu bài thơ bằng một câu hỏi nhưng điều đó chỉ là cái cớ để tác giả khơi gợi cảm xúc, bày tỏ nỗi thương nhớ đang dậy sóng trong lòng mình (Ta về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người).
- Tứ bình là bộ tranh bốn bức, cùng treo với nhau, thường vẽ các cảnh câu cá, đốn củi, cày ruộng, đọc sách hoặc xuân, hạ, thu, đông. Trong bài thơ Việt Bắc, bức tranh tứ bình là những nét vẽ mà tác giả Tố Hữu đã phác họa về cảnh sắc và con người nơi đây với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông bằng những hình ảnh đặc trưng rất riêng Việt Bắc, những ân tình rmang phong vị Việt Bắc.
- Những nội dung chính cần làm rõ về bức tranh tứ bình
- Mùa đông
- Cảnh: với sắc xanh bao la của rừng núi điểm những bông hoa chuối đỏ tươi như bó đuốc sáng rực xua đi sự lạnh lẽo, hiu hắt của núi rừng, thắp lên ngọn lửa ấm áp, mang lại ánh sáng hơi ấm cho nơi đây.
- Con người: trước thiên nhiên bao la của núi rừng trở nên kì vĩ, hùng tráng hơn với hoạt động phát nương, làm rẫy.
- Mùa xuân
- Cảnh: Hoa mơ nở trắng rừng làm bừng sáng cả khu rừng làm bừng sáng, dịu mát tâm hồn người
- Con người: “đan nón”, “chuốt từng sợi giang”, một vẻ đẹp tình nghĩa được thể hiện qua bàn tay khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút, cần mẫn vào từng sản phẩm lao động.
- Mùa hè
- Cảnh: “rừng phách đổ vàng”, màu vàng rực của thiên nhiên dường như chuyển đột ngột qua từ “đổ” hòa quyện với tiếng ve kêu dường như cảnh sinh động, có hồn và tưng bừng hơn.
- Con người: Hình ảnh cô gái hái măng một mình đã lột tả được vẻ đẹp của sự cần mẫn, chịu thương chịu khó của con người nơi đây.
- Mùa thu
- Cảnh: ánh trăng dịu nhẹ, huyền ảo gợi không khí thanh bình, yên ả.
- Con người: Con người hiện lên với tiếng hát “ân tình thủy chung” với bao tình cảm, ân tình sâu sắc với cách mạng.
- Mùa đông
- Nhận xét:
- Sự hòa quyện giữa cảnh và người trong bức tranh theo từng mùa đã nói lên nét đẹp tâm hồn của con người nơi đây.
- Là một bức tranh tứ bình tuyệt sắc để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người: khi lắng dịu, khi rực rỡ chói chang, khi rộn ràng náo nức lại có khi êm ái, ngọt ngào.
- Đoạn thơ cho thấy rõ phong cách của nhà thơ Tố Hữu: trữ tình, sâu lắng, tha thiết và đậm tính dân tộc
c. kết bài
- Nêu suy nghĩ, đánh giá về bức tranh tứ bình và khẳng định vẻ đẹp bức tranh ấy (cảnh và người)
- Mở rộng vấn đề( bằng suy nghĩ và liên tưởng cá nhân)
Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu
Gợi ý làm bài
Tố Hữu được xem là “lá cờ đầu” trong phong trào thơ Cách mạng Việt Nam với những tác phẩm lưu mãi với thời gian. Thơ ông viết về chính trị nhưng không không khan, mà ngược lại, dễ đi sâu vào lòng người bởi tình cảm và giọng văn trữ tình truyền cảm.“Việt Bắc” được sáng tác trong hoàn cảnh chia ly tiễn biệt giữa quân và dân tại căn cứ địa Việt Bắc sau kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được xem như lời tâm tình chan chứa nỗi niềm của Tố Hữu đối với mảnh đất anh hùng này. Đặc biệt người đọc chắc hẳn sẽ không quên bức tranh tứ bình bằng thơ tuyệt đẹp trong “Việt Bắc”.
Xuyên suốt bài thơ “Việt Bắc” là dòng tâm tư, tình cảm chan chứa và sâu lắng của Tố Hữu dành cho quân và dân từng tham gia trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Người đọc sẽ bắt gặp những hình ảnh gần gũi, đời sống bình dị, cả những con người chân chất Việt Bắc qua lời thơ Tố Hữu. Phải có một tình cảm da diết, phải là người “nặng” tình thì Tố Hữu mới thổi hồn vào từng câu đối đáp bằng thơ lục bát nhuần nhuyễn như vậy.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Mùa thu về trên Tây Bắc với hình ảnh ánh trăng dịu, mát lành. Thiên nhiên dường như rất ưu ái cho mùa thu xứ bắc với sự tròn đầy, viên mãn của ánh trăng. Không phải là ánh trăng bình thường, mà trăng nơi đây là trăng của hòa bình, ánh trăng tri kỉ rọi chiếu những năm tháng chiến tranh gian khổ. Chính ánh trăng ấy đã mang đến vẻ đẹp riêng của mùa thu Việt bắc. Tố Hữu nhìn trăng, nhớ người, nhớ tiếng hát gợi nhắc ân tình và thủy chung.
Thật vậy với bốn cặp thơ lục bát ngắn gọn, bốn mùa của thiên nhiên Việt Bắc được gợi tả sắc nét, tràn đầy sức sống. Tác giả thật tài tình, khéo léo, vốn hiểu biết rộng cũng như tình cảm sâu nặng đối với mảnh đất này mới có thể thổi hồn vào thơ. Bức tranh tứ bình này sẽ khiến cho người đọc thêm yêu, thêm hiểu hơn cảnh vật và con người nơi đây.
Trên đây, Học 247 đã hệ thống kiến thức trọng tâm các em cần nắm khi làm bài viết cảm nhận về bức tranh tứ bình bài thơ Việt Bắc. Mong rằng các em có thể cảm nhận được vẻ đẹp con người và khung cảnh Việt Bắc cũng như tâm tư của nhà thơ Tố Hữu đã gởi gắm qua từng vần thơ. Các em, có thể tham khảo thêm bài giảng Việt Bắc để nắm vững toàn bộ kiến thức về bài thơ cũng như chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT Quốc gia. Chúc các em có một kì thi thành công!
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024208 - Xem thêm