OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Phân tích bài thơ Khi con tu hú

24/04/2019 665.89 KB 3704 lượt xem 34 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190424/67224152801_20190424_135505.pdf?r=4603
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Phân tích bài thơ Khi con tu hú mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát khao tự do mãnh liệt của người tù cách mạng. Đồng thời, với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu, các em sẽ dễ dàng viết hoàn chỉnh một bài văn phân tích đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo! Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng hoàn thành các bài viết văn liên quan đến tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Khi con tu hú.   

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta trong giai đoạn 1930 - 1945. Bài thơ “Khi con tu hú” là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Tố Hữu.
  • Khái quát nội dung tác phẩm: “Khi con tu hú” thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát khao tự do mãnh liệt của người tù cách mạng.

2. Thân bài

  • Luận điểm 1: 6 câu thơ đầu là bức tranh mùa hè yên bình, tươi đẹp
    • Âm thanh:
      • Tiếng chim tu hú kêu
      • Tiếng ve ngân
      • Tiếng diều sáo vi vu trên trời
      • ⇒ Âm thanh báo hiệu hè sang, như một bản nhạc sôi động đầu mùa.
    • Màu sắc:
      • Màu vàng của lúa chín, của bắp ngô
      • Màu vàng hồng của nắng mới
      • Màu xanh thẳm của bầu trời
      • ⇒ Gam màu tươi sáng, màu của sức sống, đó còn là những màu tượng trưng cho sự tự do.
    • Hình ảnh: cánh đồng lúa chín, trái cây bắt đầu chín ⇒ báo hiệu mùa hè, bước chuyển mình của thời gian từ xuân qua hạ.
    • Đường nét: diều sáo “lộn nhào” giữa nền trời xanh thẳm ⇒ cảnh vật, đường nét có đôi có cặp, thể hiện sức sống.
    • ⇒ Bức tranh mùa hè tươi mới, sinh động, tràn đầy sức sống qua con mắt của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời. Phải vô cùng tinh tế mới có thể cảm nhận được từng bước chuyển của không gian và thời gian như vậy!
  • Luận điểm 2: 4 câu thơ cuối là tâm trạng, cảm xúc của người tù
    • Trước khung cảnh tràn đầy sức sống của mùa hè, tâm trạng người tù cách mạng dường như đang bí bách, ngột ngạt hơn bao giờ hết.
      • Động từ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết uất”
      • Một loạt từ cảm thán: “ôi!”, “làm sao”, “thôi!”
      • Kết thúc bằng một câu cảm thán
      • Nhịp thơ thay đổi: 6/2, 3/3
      • ⇒ Tâm trạng lên đến đỉnh điểm khiến nhà thơ phải liên tục thốt lên
    • Tiếng chim tu hú được lặp lại 2 lần ở câu mở đầu và câu kết thúc: kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo ra sự logic. Tiếng chim tu hú hay chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống đang hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù, và sâu xa hơn là khao khát đất nước được hòa bình đọc lập đang cháy hừng hực trong lòng tác giả.
  • Luận điểm 3: Thành công về nghệ thuật
    • Thể thơ lục bát giản dị, mềm mại, uyển chuyển.
    • Nhịp thơ thay đổi bất ngờ, diễn tả tâm trạng của tác giả.
    • Cảm xúc logic, giọng điệu thay đổi linh hoạt, khi vui tươi, hóm hỉnh, khi uất ức, dồn nén.

3. Kết bài

  • Khái quát lại giá trị tác phẩm: Bài thơ chính là nỗi lòng sục sôi, khao khát tự do, độc lập của tất cả người dân Việt Nam đang trong hoàn cảnh mất nước.
  • Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Tố Hữu là một nhà thơ tài năng, tinh tế với một tấm lòng mộc mạc, giản dị, luôn hướng đến cuộc sống của nhân dân và độc lập tự do dân tộc.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài thơ Khi con tu hú

Gợi ý làm bài:

Tố Hữu sáng tác bài thơ Khi con tu hú tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) vào mùa hè năm 1939, sau khi bị thực dân Pháp bắt giam vì “tội” yêu nước và làm cách mạng. Bài thơ thể hiện tâm trạng xốn xang, bức bối của người thanh niên cộng sản đang bị cầm tù, khi nghe thấy tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đến đã muốn phá tung xiềng xích để trở về với đồng bào, đồng chí yêu thương.

Tiếng chim tu hú gọi bầy gợi cho nhà thơ nghĩ đến khung trời lồng lộng ở bên ngoài và càng cảm thấy ngột ngạt trong xà lim chật chội, càng khao khát cháy bỏng cuộc sống tự do. Tiếng chim là yếu tố gợi mở để mạch cảm xúc trào dâng mãnh liệt:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Tiếng chim tu hú cứ kêu hoài như nhắc nhở tới nghịch cảnh của nhà thơ, giục giã nhà thơ phá tung tù ngục để giành lại tự do.

Bài thơ Khi con tu hú làm theo thể thơ lục bát rất phù hợp với việc diễn tả tâm tư nhân vật. Sáu câu đầu nhịp điệu thong thả, từ ngữ trong sáng, hình ảnh tươi vui, tạo nên bức tranh mùa hè tuyệt đẹp. Bốn câu thơ sau nhịp điệu thay đổi hẳn. Câu thơ căng thẳng như chứa đựng một sức mạnh bị dồn nén chỉ chực bật tung ra. Đó là tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi hoạt động chưa được bao lâu đã lâm vào cảnh tù ngục, lúc nào cũng khao khát tự do, muốn thoát khỏi bốn bức tường xà lim lạnh lẽo để trở về với đồng bào, đồng chí thân yêu.

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ được tạo nên từ rung động tột đỉnh của cảm xúc kết hợp với bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật vừa chân thực vừa tinh tế. Tiếng chim tu hú chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi đã làm dậy lên tất cả cảnh và tình mùa hè trong tâm tưởng nhà thơ. Người tù thấu hiểu được cảnh ngộ trớ trêu của mình trong chốn lao tù ngột ngạt, giữa lúc cuộc sống bên ngoài đang nảy nở, sinh sôi. Phải bứt tung xiềng xích, phá tan những nhà ngục hữu hình và vô hình đang giam hãm cả dân tộc trong vòng nô lệ.

Bài thơ Khi con tu hú là tiếng lòng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi tuy đang phải sống trong cảnh lao tù nhưng vẫn tràn đầy sức sống, sức trẻ, chan chứa tình yêu con người, tình yêu cuộc sống.

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích bài thơ Khi con tu hú. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

--------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp--------

ADMICRO
NONE
OFF