OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Dàn ý phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng qua hai bài thơ Khi con tu hú và Ngắm trăng

24/04/2019 581.87 KB 6810 lượt xem 43 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190424/289711885759_20190424_133421.pdf?r=3791
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dàn ý phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng qua hai bài thơ Khi con tu hú và Ngắm trăng  mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được vẻ đẹp của hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng tác thuộc dòng văn học cách mạng Việt Nam trước cách mạng nói riêng và thơ ca cách mạng nói chung. Đồng thời, với tư liệu văn mẫu này, các em sẽ nắm được cách làm bài văn viết dạng so sánh. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng hoàn thành các bài viết văn liên quan đến tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Khi con tu hú.   

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú.
  • Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Hồ Chí Minh và bài thơ Khi con tu hú.
  • Dẫn dắt vấn đề: khẳng định được đây là hai sáng tác đặc sắc nhất về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng tác thuộc dòng văn học cách mạng Việt Nam trước cách mạng nói riêng và thơ ca cách mạng nói chung.

2. Thân bài

  • Giải thích:
    • Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.
  • Chứng minh: Học sinh tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ).
    • Luận điểm 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:
      • Trong bài thơ Khi con tu hú, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người ta tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)
      • Bài thơ Ngắm trăng:
        • Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)
        • Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)
        • Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)
    • Luận điểm 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:
      • Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: dẫn chứng.
      • Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.
      • Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.
    • Luận điểm 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).

3. Kết bài

  • Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.
  • Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

Trên đây là bài văn mẫu Dàn ý phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng qua hai bài thơ Khi con tu hú và Ngắm trăng. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

--------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp--------

ADMICRO
NONE
OFF