Chứng minh bài thơ Cảnh khuya, Khi con tu hú, Quê hương biểu hiện tình cảm đối với quê hương đất nước của các nhà thơ mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các cảm nhận được những biểu hiện của tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của các nhà thơ trong các sáng tác thuộc dòng văn học khác nhau. Đồng thời, với tư liệu văn mẫu này, các em sẽ nắm được cách làm bài văn viết dạng so sánh giữa các tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng hoàn thành các bài viết văn liên quan đến tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Khi con tu hú.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Dẫn dắt
- Nêu luận điểm chung: Qua các tác phẩm của mình các nhà văn, nhà thơ đã thể hiện tình cảm thiết tha của mình đối với thiên nhiên đất nước.
2. Thân bài
- Luận điểm 1: Với Cảnh Khuya, Hồ Chí Minh đã bộc lộ lòng yêu thiên nhiên, đất nước rất tha thiết.
- Yêu thiên nhiên:
- Mở các giác quan để cảm nhận thiên nhiên:
- Thính giác: tiếng suối như tiếng hát xa (cảm nhận tinh tế)
- Thị giác: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (phân tích hình ảnh này ở phương diện trực tiếp và gián tiếp → rất khéo)
- Tâm hồn của Người:
- Yêu thiên nhiên: Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, tâm hồn của Người vẫn rất ung dung, khoan khoái trước vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng.
- Yêu nước thương dân: lo lắng cho vận mệnh nước nhà
- Chú ý: Đây là sự kết hợp chặt chẽ và hài hoà tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn nghệ sĩ.
- Những cảm nhận vô cùng tinh tế đã chỉ ra được tình yêu quê hương thiên nhiên đất nước đầy lãng mạn.
- Mở các giác quan để cảm nhận thiên nhiên:
- Yêu thiên nhiên:
- Luận điểm 2: Chốn tù ngục khó khăn vẫn không làm tình yêu thiên nhiên đất nước của Tố Hữu phai nhạt mà còn thêm mãnh liệt cùng niềm khát khao tự do cháy bỏng.
- Yêu thiên nhiên:
- Cảnh màu hè
- Lúa chiêm, cây trái
- Tiếng ve có thể là tiếng ve ngoài không gian, có thể là tiếng gọi thôi thúc trong tâm trí nhà thơ, là tiếng gọi của tự do.
- Bắp rây, nắng đào
- Sáo diều “lộn nhào”: khát vọng tự do mãnh liệt.
- Tâm hồn: nhức nhối, khó chịu
- Muốn “chết uất”
- Chân muốn đạp tan phòng
- → Sử dụng động từ mạnh → muốn toát khỏi lao tù, trở về với tự do
- Cảnh màu hè
- Yêu đất nước
- Niềm khát khao tự do đến cháy bỏng (chú ý đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ): Người thanh niên Tố Hữu lúc này như được chiếu sáng tâm hồn bởi ánh sáng cách mạng. Dường như ông muốn được tự do, được phục vụ đất nước.
- Chú ý: Giọng điệu thiết tha, giản dị.
- Yêu thiên nhiên:
- Luận điểm 3: Để có được những vần thơ hay trong “Quê hương” Tế Hanh phải trải qua những cung bậc của cảm xúc yêu quê da diết.
- Cảnh dân chài đi đánh cá:
- Trời trong gió nhẹ sớm mai hồng: Ngày đẹp trời hứa hẹn một vụ cá bội thu.
- Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
- Thuyền như con tuấn mã
- Cánh buồm như mảnh hồn làng
- Cảnh đoàn thuyền trở về:
- Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
- Dân làng chài làn da ngăm rám nắng
- Chiếc thuyền im bến mỏi về nằm (nhà hiền triết cảm nhận dư vị muối biển trong thớ vỏ, trong da thịt mình)
- → Với những vần thơ giản dị mà gợi cảm, tác giả đã vẽ nên một bức tranh quê hương yên bình, bày tỏ nỗi nhớ và tình yêu tha thiết đối với quê mình.
- Cảnh dân chài đi đánh cá:
3. Kết bài
- Khẳng định lại luận điểm.
- Gợi mở vấn đề.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Anh chị hãy Chứng minh rằng những bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Hồ Chủ tịch, Khi con tu hú của Tố Hữu, và Quê hương của Tế Hanh… đều biểu hiện rõ tình cảm tha thiết của các nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước.
Gợi ý làm bài:
Thiên nhiên, phong cảnh luôn là đề tài mà được các nhà thơ yêu thích và nhất là khi nói về tình yêu quê hương đất nước. Tình cảm rộng lớn ấy kết hợp với thiên nhiên hùng vĩ dường như là một chủ đề không bao giờ phai nhạt trong nền văn học nước ta. Trong đó phải nhắc tới ba bài thơ được yêu thích nhất đó là Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, Khi con tu hú của Tố Hữu và Quê hương của Tế Hanh.
Chỉ có thiên nhiên mới có thể làm tâm hồn ta thư thái, thanh thản, tinh thần sảng khoái. Hòa mình vào thiên nhiên cảm thấy tâm hồn ta nhẹ nhõm, bay bổng thả mình theo những làn gió thổi… tất cả đều có đặc điểm chung là toát lên tình yêu quê hương đất nước tha thiết, đằm thắm. Mỗi bài thơ là một dòng cảm xúc riêng của tác giả, là một bức tranh nhiên nhiên tươi sáng đẹp đẽ dưới con mắt của người thi sĩ đều ẩn chứa tình cảm sâu đậm với quê hương.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
( Cảnh khuya - Hồ Chí Minh )
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai cháng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
Khác với hai bài thơ trên, Quê hương của Tế Hanh lại là một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của người dân làng chài. Tác giả nhớ đến từng con người, từng khung cảnh khi làm việc bầu trời trong xanh với từng cơn gió thổi nhè nhẹ... những chàng trai rướn tấm thân rám nắng của mình ra biển đánh cá, tuy chiếc thuyền không to không đẹp nhưng nó vẫn hăng hái ra biển không kém gì những con tuấn mã. Đọc mấy câu thơ đầu mà ta cảm thấy được vị muối nồng mặn trong từng câu từng chữ của thơ Tế Hanh, hiện lên là những con người lao động chất phác, cần cù, chăm chỉ. Tình cảm ấy thấm đượm trong từng câu thơ của ông, và ngẫm lại ta vẫn cảm nhận được vấn vương đâu đó là chất muối mặn của người dân chài lưới.
Đều là thiên nhiên, đều là tình yêu quê hương đất nước mà mỗi bài thơ đều có những nét đẹp riêng, một vẻ đẹp riêng biệt. Mỗi bài thơ là mỗi bức tranh tâm trạng mà các nhà thơ gửi gắm, ta hiểu được phần nào tình yêu, tình thương của các tác giả khi hướng về quê hương. Là một đề tài không mới nhưng thiên nhiên, quê hương, đất nước luôn là đề tài mà các tác giả muốn hướng tới, đọc mỗi bài thơ ta càng cảm thấy yêu đất nước mình nhiều hơn.
Trên đây là bài văn mẫu Chứng minh bài thơ Cảnh khuya, Khi con tu hú, Quê hương biểu hiện tình cảm đối với quê hương đất nước của các nhà thơ. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
--------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp--------
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024206 - Xem thêm