OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

03/01/2019 722.67 KB 5664 lượt xem 14 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190103/5103136625_20190103_160909.pdf?r=5548
ADMICRO/
Banner-Video

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được nỗi day dứt, ăn năn cứ kéo dài triền miên khôn nguôi của nhân vật trữ tình đối với quá khứ. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ánh trăng.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bàn chi tiết

1. Mở bài

  • Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ
  • Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một “Ánh trăng”.
  • Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người.
  • Đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.

2. Thân bài

  • Những hồi ức về vầng trăng trong quá khứ
    • Những câu đầu tiên của bài thơ tác giả đang hồi ức lại những ngày thơ bé sống ở vùng quê, nơi có những kỷ niệm tuổi thơ trong vắt. Ánh trăng vì thế trong mắt tác giả cũng mang màu sắc trong trẻo, nên thơ.

      Hồi nhỏ sống với rừng

      với sông rồi với biển

      trần trụi với thiên nhiên

      hồn nhiên như cây cỏ

    • Trong những câu thơ này thể hiện tác giả là người có lối sống giản dị, lớn lên từ những miền quê và có cuộc sống gắn liến với sống biển. Ánh trăng trong kí ức của tác giả mà một màu trong veo, nên thơ của cuộc sống.

      Hồi chiến tranh ở rừng

      vầng trăng thành tri kỉ

      trần trụi với thiên nhiên

      hồn nhiên như cây cỏ

      ngỡ không bao giờ quên

      cái vầng trăng tình nghĩa

    • Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của những người lính khi sống trong rừng, khi không có đèn không có điện chỉ có ánh trăng soi đường.
    • Dọc đường hành quân đi chiến đấu người lính hát cùng ánh trăng, làm thơ cùng ánh trăng, tâm sự cùng ánh trăng. Ánh trăng đã thân thuộc gần gũi nhưng là người thân của tác giả.
  • Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.

    Từ hồi về thành phố

    Quen ánh điện cửa gương

    Vầng trăng đi qua ngõ

    Như người dưng qua đường

    • Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ
    • Sự thay đổi của hoàn cảnh sống - không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt
    • Tác giả vội vàng “bật của sổ” như thể mời một vị khách quý tới nhà, sợ mình chậm trễ người khách sẽ bỏ về.
    • Câu thơ rưng rưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Vì những con người trong cuộc sống hiện tại dường như bị giá trị vật chất cuốn mình đi. Con người quên đi giá trị tinh thần và ngày càng lạnh lùng, thờ ơ với nhau.
    • Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ.
    • Vầng trăng vẫn là một vầng trăng tròn đầy như hồi thơ bé tác giả nhìn thấy nhưng chỉ con người là đã thay đổi.
    • Tác giả và vầng trăng như một người bạn tri kỷ, hình ảnh ánh trăng tròn đầy tỏa sáng đã khiến cho chúng ta những con người đang quay quần trong cuộc sống thường nhật phải bừng tỉnh nhìn lại chính mình.
    • Tác giả đã vô cùng xúc động khi gặp lại ánh trăng một hình ảnh quen thuộc gắn bó từ khi còn nhỏ.
    • Lúc này những câu thơ dường như hối hả hơn khiến cho người đọc cũng cảm thấy nghẹn ngào trong từng câu chữ
    • Niềm vui khôn tả tác giả cảm giác mình đang được trở về hồi thơ bé

3. Kết bài

  • Ánh trăng là một bài thơ hay của tác giả Nguyễn Duy nó mang tính triết lý sâu sắc.
  • Nó ngầm nhắc nhở chúng ta cần sống chung thủy trước sau như một trong những giá trị vật chất làm lu mờ ý chí.
  • Gợi mở vấn đề

C. Bài văn mẫu 

Đề bài: Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Gợi ý làm bài:

Trăng từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở nhưng không bao giờ cũ trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam. Đến với trăng, khó ai có thể kìm lòng trước vẻ đẹp của nó. Nếu đến với trăng của các nhà thơ lớn của dân tộc như Thế Lữ có “Nhớ rừng”; “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu hay “Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh… ta đều thấy xuất hiện trước mắt một bức tranh đêm trăng đầy thơ mộng, bí ẩn và huyền ảo. Thế nhưng, đến với “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy, ta lại bắt gặp một tư tưởng hoàn toàn mới lạ. Trăng ở đây là quá khứ thuỷ chung, bất diệt; là người bạn nghĩa tình, tri kỉ; là bài học thấm đẫm giá trị nhân văn sâu sắc.

Bao trùm cả bài thơ là một nỗi day dứt, ăn năn cứ kéo dài triền miên khôn nguôi. Ở ngay tên bài thơ cũng đủ để ta thấy được chủ đề của cả bài thơ. Tại sao Nguyễn Duy không đặt nhan đề là “vầng trăng”, “ông trăng” mà lại là “ánh trăng”? Bởi lẽ, khác với “vầng trăng” và “ông trăng” là những hình ảnh cụ thể thì “ánh trăng” là những tia sáng. Tia sáng ấy đã soi rọi vào góc tối của con người, đánh thức lương tâm của con người, làm sáng bừng lên cả một quá khứ đầy ắp những kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương.

Từ lâu, trăng và người đã trở thành những đôi bạn tri kỉ, thân thiết: “Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần” thì đến “Ánh trăng” quy luật ấy vẫn không hề thay đổi, trăng và người, người và trăng, họ vẫn vậy, vẫn gắn bó không rời. Hai khổ thơ đầu, tác giả đã gợi lại những kỉ niệm, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Thì ờ Nguyễn Duy, cái đối diện ấy là đối diện với quá khứ, với sự ăn năn, day dứt với người bạn tri kỉ của mình năm xưa. Lúc này, không chỉ có người đối diện với trăng mà còn là quá khứ với hiện tại, thuỷ chung với vô tình, bạc bẽo. Nhìn trăng, nhân vật trữ tình cũng như nhìn thấy chính mình trong quá khứ của “hồi nhỏ”, “hồi chiến tranh”. Và rồi, nhân vật trữ tình cũng nhận ra giá trị cũng như vẻ đẹp vầng trăng - người bạn năm nào của mình:

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

Đằng sau cánh cửa, vầng trăng xuất hiện “tròn vành vạnh” không chút thay đổi. Trăng lặng lẽ nhưng rất nhân hậu, bao dung, không oán hờn, không trách móc người bạn đã từng quay lưng với mình. Thế nhưng, cũng chính cái im lặng nghiêm khắc, cái sự cao thượng ấy lại khiến cho bản thân con người phải giật mình thức tỉnh. Cái giật mình của lương tâm con người thật đáng trân trọng. Nó thể hiện sự suy nghĩ, trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn, tìm lại cái đẹp trong tâm hồn. “Giật mình” để không chìm vào lãng quên, để không đánh mất quá khứ, đánh mất người bạn tốt của mình. Con người giật mình trước ánh trăng lặng lẽ là sự thức tỉnh của nhân cách, trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Dòng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối, ăn năn đầy day dứt, cũng giống như câu thơ cuối bài thơ Ông đồ: “Hồn ở đâu bây giờ?”

Nhắc đến thơ Nguyễn Duy, có nguời nhận xét: “Thơ Nguyễn Duy sâu lắng, tha thiết cái hồn, cái vía của dân ca, ca dao Việt Nam. Những bài thơ của ông không cố gắng tìm những hình thức mới mẻ mà đi sâu vào cái nghĩa, cái tình muôn đời của con nguời Việt Nam. Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Duy cũng không bóng bẩy mà gần gũi, dân dã, đôi khi còn hơi “bụi” phù hợp với ngôn ngữ thường nhật. Quả đúng như vậy! Chỉ qua bài Ánh trăng, ta cũng đủ để thấy được tài hoa trong nghệ thuật viết thơ của Nguyễn Duy. Điều đặc biệt, cả bài thơ Ánh trăng chỉ có duy nhất một dấu chấm khiến ta liên tưởng dòng hồi tưởng của Nguyễn Duy như một dòng chảy xiết, nó cứ triền miên mãi không nguôi. Hơn nữa, bài thơ còn gây xúc động bởi cách diễn đạt bình dị như lời tâm sự, thủ thỉ, lời nhắc nhở chân tình, giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng, tứ thơ bất ngờ mới lạ. Qua đó, Nguyễn Duy cũng muốn gửi gắm tới mọi người lời nhắc nhở về lẽ sống ngàn đời của dân tộc “ân tình, thuỷ chung”; “uống nước nhớ nguồn”; hãy sống trước sau như một, đừng thay lòng đổi dạ và quên đi cội nguồn của mình.

Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian khổ mà hào hùng, nghĩa tình với thiên nhiên, đất nước bình dị. “Ánh trăng” có ý nghĩa sâu sắc, là lời nhắn nhủ không chỉ dành riêng cho người lính chống Mĩ mà nó còn ý nghĩa với tất cả mọi người, mọi thời - trong đó có chúng ta.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF