OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phân loại bài tập Sóng dừng Vật lý 12 theo dạng có đáp án

17/08/2018 837.17 KB 1771 lượt xem 30 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180817/619674643285_20180817_114308.pdf?r=350
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức chương trình Vật lý 12 hiệu quả, HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề Phân loại bài tập Sóng dừng Vật lý 12 theo từng dạng. Tài liệu được biên tập đầy đủ, chi tiết kèm đáp án hướng dẫn. Mời các em cùng tham khảo và rèn luyện thêm. Chúc các em học tốt

 

 
 

TỔNG HỢP 3 DẠNG BÀI TẬP TRỌNG TÂM

SÓNG DỪNG VẬT LÝ 12

1. CHỦ ĐỀ 1:  SỐ BỤNG, SỐ NÚT, SỐ BÓ SÓNG TRÊN DÂY, TRÊN ĐÀN VÀ ỐNG SÁO

Câu 1: Một sợi dây AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Kể cả A và B, trên dây có

            A. 5 nút và 4 bụng      B. 3 nút và 2 bụng      C. 9 nút và 8 bụng      D. 7 nút và 6 bụng

Câu 2: Một nam điện có dòng điện xoay chiều tần số 50Hz đi qua. Đặt nam châm điện phía trên một dây thép AB căng ngang với hai đầu cố định, chiều dài sợi dây 60cm. Ta thấy trên dây có sóng dừng với 2 bó sóng. Tính vận tốc sóng truyền trên dây?

     A.60m/s      B. 60cm/s        C.6m/s             D. 6cm/s

Câu 3: Một dây đàn dài 60cm phát ra âm có tần số 100Hz. Quan sát trên dây đàn ta thấy có 3 bụng sóng. Tính vận tốc truyền sóng trên dây.

     A. 4000cm/s                       B.4m/s             C. 4cm/s          D.40cm/s

Câu 4: Trên một sợi dây dài 240 cm với hai đầu cố định nếu vận tốc truyền sóng là v = 40 m/s và trên dây có sóng dừng với 12 bụng sóng thì chu kỳ sóng là bao nhiêu?

            A. 0,01s           B. 0,02s           C. 0,03s           D. 0,04s

Câu 5: Trong một ống thẳng dài 2 m có hai đầu hở có hiện tượng sóng dừng xảy ra với một âm có tần số f. Biết trong ống có hai nút sóng và tốc độ truyền âm là 330 m/s. Xác định tần số của sóng.

            A. 200Hz        B. 165Hz         C. 100Hz         D. 75Hz

Câu 6: Một dây AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Tìm số nút sóng và bụng sóng trên dây, kể cả A và B

            A. 4 bụng, 4 nút          B. 5 bụng, 5 nút                     

C. 5 bụng, 4 nút                      D. 4 bụng, 5 nút

Câu 7: Một sợi dây dài 1,2m đầu A cố định, đầu B tự do, dao động với tần số f và trên dây có sóng lan truyền với tốc độ 24m/s. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 9 nút. Tần số dao động của dây là

            A. 95Hz.         B. 85Hz.           C. 80Hz.          D. 90Hz.

Câu 8 (ĐH2012): Trên một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định đang có sóng dừng. Không xét các điểm bụng hoặc nút, quan sát thấy những điểm có cùng biên độ và ở gần nhau nhất thì đều cách đều nhau 15cm. Bước sóng trên dây có giá trị bằng

            A. 30 cm.        B. 60 cm.         C. 90 cm.         D. 45 cm.

Câu 9 (ĐH2012): Trên một sợi dây đàn hồi dài 100 cm với hai đầu A và B cố định đang có sóng dừng, tần số sóng là 50 Hz. Không kể hai đầu A và B, trên dây có 3 nút sóng . Tốc độ truyền sóng trên dây là

            A. 15 m/s         B. 30 m/s         C. 20 m/s         D. 25 m/s

Câu 11 (CĐ 2010): Một sợi dây chiều dài ℓ căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với n bụng sóng , tốc độ truyền sóng trên dây là v. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là

     A. v/nℓ                       B. nv/ℓ.                         C. ℓ/2nv.                       D. ℓ/nv.

Câu 12: Trên một sợi dây dài 2m đang có sóng dừng với tần số 50Hz, người ta thấy ngoài hai đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Vận tốc truyền sóng trên dây là

     A. 40m/s                 B. 50m/s                      C. 80m/s                      D. 60m/s

Câu 13: Một dây AB dài 1,8m căng thẳng nằm ngang, đầu B cố định, đầu A gắn vào một bản rung tần số 100Hz. Khi bản rung hoạt động, người ta thấy trên dây có sóng dừng gồm 6 bó sóng, với A xem như một nút. Tính bước sóng và vận tốc truyền sóng trên dây AB.

A. l = 0,3m; v = 60m/s          B. l = 0,6m; v = 60m/s       C. l = 0,3m; v = 30m/s    D. l = 0,6m; v = 120m/s

Câu 14: Trên dây AB dài 2m có sóng dừng có hai bụng sóng, đầu A nối với nguồn dao động (coi là một nút sóng), đầu B cố định. Tìm tần số dao động của nguồn, biết vận tốc sóng trên dây là 200m/s.

A. 25Hz                                B. 200Hz                              

C. 50Hz                                 D. 100Hz

Câu 15: Một dây đàn hồi AB dài 60 cm có đầu B cố định, đầu A mắc vào một nhánh âm thoa đang dao động với tần số f=50 Hz. Khi âm thoa rung, trên dây có sóng dừng với 3 bụng sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là:

A. v=15 m/s.                         B. v= 28 m/s.                         C. v=20 m/s.                          D. v= 25 m/s.

Câu 16: Trên sợi dây OA, đầu A cố định và đầu O dao động điều hoà với tần số 20Hz thì trên dây có 5 nút. Muốn trên dây rung thành 2 bụng sóng thì ở O phải dao động với tần số:

     A. 40Hz                  B. 12Hz                       C. 50Hz                       D. 10Hz

Câu 17: Quan sát trên một sợi dây thấy có sóng dừng với biên độ của bụng sóng là a. Tại điểm trên sợi dây cách bụng sóng một phần tư bước sóng có biên độ dao động bằng

     A.a/2                                   B.0                              C.a/4                            D.a

Câu 18: Khi có sóng dừng xảy ra trên dây dài 80m có 2 đầu cố định thì quan sát thấy có 5 điểm gần như không dao động (kể cả hai đầu dây). Bước  sóng tạo thành trên dây là:

A. 60m.                          B. 80m.                          C. 100m.                        D. 40m.

Câu 19: Một sợi dây l=1m được cố định đầu A còn đầu B để tự do, phải dao động với bước sóng bằng bao nhiêu để có 10 nút (kể cả A) trong hình ảnh sóng dừng của sợi dây?

A. 21,05cm                         B. 22,22cm                  C. 19,05cm                  D. kết quả khác
Câu 20: Hai người đứng cách nhau 4m và làm cho sợi dây nằm giữa họ dao động. Hỏi bước sóng lớn nhất của sóng dừng mà hai người có thể tạo nên là:

A.16m                                B. 8m                          C. 4m                          D. 2m

Câu 21: Một sợi dây l=1m được cố định ở 2 đầu AB dao động với tần số 50Hz, vận tốc truyền sóng v=5m/s. Có bao nhiêu nút và bụng sóng trong hình ảnh sóng dừng trên:

A. 5bụng; 6nút                   B. 10bụng; 11nút                   

C. 15bụng;16nút         D.20bụng; 21nút

Câu 22: Một sợi dây l=1m được cố định đầu A còn đầu B để hở, dao động với bước sóng bằng bao nhiêu để có 15 bụng sóng trong hình ảnh sóng dừng của sợi dây?

A. 26,67cm                         B. 13,8 cm                              

C. 12,90 cm                 D. kết quả khác
Câu 23: Một sợi dây AB căng ngang với đầu A, B cố định. Khi đầu A được truyền dao động với tần số 50Hz thì sóng dừng trên dây có 10 bụng sóng. Để sóng dừng trên dây chỉ có 5 bụng sóng và vận tốc truyền sóng vẫn không thay đổi thì đầu A phải được truyền dao động với tần số:

A. 100Hz           B. 25Hz                     C. 75Hz                              D. 50 Hz

Câu 25: Một nam điện có dòng điện xoay chiều tần số 50Hz đi qua. Đặt nam châm điện phía trên một dây thép AB căng ngang với hai đầu cố định, chiều dài sợi dây 60cm. Ta thấy trên dây có sóng dừng với 2 bó sóng. Tính vận tốc sóng truyền trên dây?

A.60m/s                  B. 60cm/s                    C.6m/s                         D. 6cm/s

Câu 26: Một sợi dây mảnh dài 25cm, đầu B tự do và đầu A dao động với tần số f. Tốc độ truyền sóng trên dây là 40cm/s.Điều kiện về tần số để xảy ra hiện tượng sóng dừng trên dây là:

     A. f=1,6(k+1/2)                              B. f= 0,8(k+1/2)                        

C. f=0,8k                      D. f=1,6k

Câu 27: Một ống sáo hở hai đầu tạo ra sóng dừng cho âm với 3 nút . Khoảng cách giữa 2 nút liên tiếp là 20cm.  Chiều dài của ống sáo là:       

A. 80cm                  B. 60cm                         C. 120cm                       D. 30cm

Câu 28: Một sợi dây đàn hồi dài 0,7m có một đầu tự do , đầu kia nối với một nhánh âm thoa rung với tần số 80Hz. Vận tốc truyền sóng trên dây là 32m/s. trên dây có sóng dừng. Tính số bó sóng nguyên hình thành trên dây:

A. 6                                    B.3                                C.5                                   D.4

Câu 29: Dây AB=90cm có đầu A cố định, đầu B tự do. Khi tần số trên dây là 10Hz thì trên dây có 8 nút sóng dừng.

    a) Tính khoảng cách từ A đến nút thứ 7        

 A. 0,72m.                   B. 0,84m.                    C. 1,68m.       D. 0,80m.

    b) Nếu B cố định và tốc độ truyền sóng không đổi mà muốn có sóng dừng trên dây thì phải thay đổi tần số f một lượng nhỏ nhất bằng bao nhiêu?        

A. 1/3 Hz.                   B. 0,8 Hz.        C. 0,67Hz.                   D. 10,33Hz.

2. CHỦ ĐỀ 2: PHƯƠNG TRÌNH SÓNG DỪNG.

Câu 1: Biểu thức sóng tổng hợp của sóng tới và sóng phản xạ tại một điểm M cách đầu cố định khoảng x cho bởi :u = 2cos(πx/4 + π/2) sin20πt  (cm). trong đó x tính bằng cm và t tính bằng s. Các điểm nút cách đầu cố định khoảng :   

      A. 2k (cm)                         B. 3k(cm)          

C. 4k(cm)                D. 2k + ½ (cm)       với k = 0,1,2,…

Câu 2: Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì phương trình độ dời của dây theo tọa độ x và thời gian t như sau :u = 5cos(4πx + π/2) cos(10πt - π/2) (mm). trong đó x tính bằng cm và t tính bằng s. Các điểm bụng sóng dừng trên dây được xác định bởi :  

      A. x = 2k+1(cm)               B. x = 0,5(k + 1) (cm)        

C. x = 2k +1 (cm)            D. x = 0,25(k + ½)   (cm)

Câu 3: Phương trình sóng tồng hợp của sóng tới và sóng phản xạ tại một điểm cách đầu dây phản xạ một khoảng x cho bởi : u = 8cos(40πx) cos(10πt) (cm), trong đó x tính bằng m và t tính bằng s. Tìm bước sóng truyền trên dây.

      A. 5cm                   B. 5m                 C. 2cm                           D. 2m

Câu 4: Trên dây đàn hồi có sóng dừng xảy ra. Phương trình độ dời của dây theo tọa độ x và thời gian t cho bởi :u = 5cos(0,05πx + π/2) cos(8πt - π/2) (mm), trong đó x tính bằng cm và t tính bằng s. Tốc độ truyền sóng trên dây là :

     A.25cm/s                  B. 1,6m/s                    C. 10m/s                      D. 0,4m/s

Câu 5: Một sóng dừng trên dây có dạng: u = 2cos(πd/4 + π/2) cos(20πt - π/2) (mm), trong đó u là li độ tại thời điểm t của phần tử N trên dây cách đầu cố định M của dây một khoảng là d (cm). Vận tốc truyền sóng trên dây là:

     A.   80cm/s.              B. 100cm/s.                C. 60cm/s.            D.  40cm/s .

Câu 6: Trên đoạn dây đàn hồi AB có sóng dừng xảy ra. Biểu thức sóng tổng hợp của sóng tới và sóng phản xạ tại một điểm M cách đầu phản xạ B một khoảng x cho bởi : u = u0 cos(10πx) cos(5πt) (mm) trong đó x tính bằng m và t tính bằng s, u0 là hằng số dương.Tại M cách B một đoạn 10/3cm có biên độ dao động là 5mm. Giá trị của u0 là : 

A. 0,5cm                B. 2cm            C. 1cm                           D. 10cm

Câu 7: Trên dây có sóng dừng, li độ dao động tại điểm M trên dây có tọa độ x vào lúc t là: u = acos(bx) cos(πt), trong đó a,b là các hằng số dương, x tính bằng m, t tính bằng s. Tốc độ truyền sóng trên dây là 2m/s. Hằng số b bằng :    

A. 3,14m-1                          B. 2,05m-1            C. 1,57m-1                          D. 6,28m-1

Câu 8: Biểu thức sóng dừng tại một điểm có tọa độ x vào lúc t trên dây cho bởi : u = 2cos(πx) cos(10πt) (cm) trong đó x tính bằng m và t tính bằng s. Tìm vận tốc dao động của phần tử M trên dây ( x = 25cm) vào lúc t = 1/40s là :

     A. -31,4cm/s                    B. 62,8cm/s               

C. 52,4cm/s                 D. -15,4 cm/s

Câu 9: Một sóng dừng trên một sợi dây có dạng u=40sin(2,5πx)cos(ωt) (mm), trong đó u là li độ tại thời điểm t của một điểm M trên sợi dây mà vị trí cân bằng của nó cách gốc tọa độ O đoạn x (x tính bằng mét, t đo bằng s). Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để một chất điểm trên bụng sóng có độ lớn li độ bằng biên độ của điểm M (M cách nút sóng 10cm) là 0,125s. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây là:

A.320cm/s              B.160cm/s                   C.80cm/s              D.100cm/s    

3. CHỦ ĐỀ 3: CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA SÓNG DỪNG.

Câu 1: Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75cm. Người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150Hz và 200Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó là   

    A. 100Hz                 B. 125Hz               C. 75Hz                       D. 50Hz

Câu 2: Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định, đầu dưới của dây để tự do. Người ta tạo sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để có sóng dừng trên dây phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ số f2/f1 là:

     A. 1,5.            B. 2.                             C. 2,5.                         D. 3.

Câu 3: Hai sóng hình sin  cùng bước sóng , cùng biên độ a truyền ngược chiều nhau trên một sợi dây cùng vận tốc  20 cm/s tạo ra sóng dừng . Biết  2 thời điểm gần nhất mà dây duỗi thẳng là 0,5s. Giá trị bước sóng  là :   

     A.  20 cm.              B.  10cm                      C.  5cm                        D.  15,5cm  

Câu 4: Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 80cm. Hai sóng có tần số gần nhau liên tiếp cùng tạo ra sóng dừng trên dây là f1=70 Hz và f2=84 Hz. Tìm tốc độ truyền sóng trên dây. Biết tốc độ truyền sóng trên dây không đổi.

     A  11,2m/s                 B  22,4m/s              C  26,9m/s                  D  18,7m/s

Câu 5: Hai sóng hình sin  cùng bước sóng, cùng biên độ a truyền ngược chiều nhau trên một sợi dây cùng vận tốc 20cm/s tạo ra sóng dừng . Biết 2 thời điểm gần nhất mà dây duỗi thẳng là 0,5s. Giá trị bước sóng  là :

     A.  20 cm.              B.  10cm                C.  5cm                               D.  15,5cm  

Câu 6 (ĐH_2011): Trên một sợi dây có sóng dừng, điểm bụng M cách nút gần nhất N một đoạn 10cm, khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp trung điểm P của đoạn MN có cùng li độ với điểm M  là 0,1 giây. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 400cm/s.            B. 200cm/s.         C. 100cm/s.              D. 300cm/s.

Câu 7: Một sợi dây đàn hồi OM=90cm có hai đầu cố định . Biên độ tại bụng sóng là 3cm, tại điểm N gần O nhất có biên độ dao động là 1,5cm. ON không thể có giá trị nào sau đây:       

     A. 5cm         B. 7,5cm               C. 10cm                    D. 2,5cm

Câu 8: Trên một sợi dây đàn hồi AB dài 25cm đang có sóng dừng, người ta thấy có 6 điểm nút kể cả hai đầu A và B. Xét M là một điểm trên dây cách A một khoảng 1cm, hỏi có bao nhiêu điểm trên dây dao động cùng biên độ, cùng pha với điểm M.

A. 5 điểm.                 B. 10 điểm.                 C. 4 điểm.                     D. 8.

Câu 9: Một sợi dây AB đàn hồi căng ngang dài l = 120cm, hai đầu cố định đang có sóng dừng ổn định. Bề rộng của bụng sóng là 4a. Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động cùng pha có cùng biên độ bằng a là 20 cm. Số bụng sóng trên AB là                      

     A. 4.                B. 8.                      C. 6.                            D. 10.

Câu 11: M,N,P là 3 điểm liên tiếp trên một sợi dây mang sóng dừng có cùng biên độ 4mm,dao động tại N ngược pha với dao động tại M, biết MN=NP/2= 1cm. Quan sát thấy cứ sau những khoảng thời gian ngắn nhất 0,04s thì sợi dây có dạng một đoạn thẳng. Tốc độ dao động của phần tử vật chất tại điểm bụng khi qua vị trí cân bằng ( lấy π=3,14)

     A.375mm/s             B.363mm/s                  C.314mm/s                  D.628mm/s

Câu 12: Sóng dừng trên một sợi dây có biên độ ở bụng là 5cm. Giữa hai điểm M, N có biên độ 2,5cm cách nhau x = 20cm các điểm luôn dao động với biên độ nhỏ hơn 2,5cm. Bước sóng là.

     A. 60 cm                B. 12 cm                C. 6 cm                       D. 120 cm

Câu 13: Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là điểm bụng gần A nhất với AB = 18 cm, M là một điểm trên dây cách B một khoảng 12 cm. Biết rằng trong một chu kỳ sóng, khoảng thời gian mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc cực đại của phần tử M là 0,1s. Tốc độ truyền sóng trên dây là:         

A. 3,2 m/s.                   B. 5,6 m/s.                     C. 4,8 m/s.             D. 2,4 m/s.

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong tài liệu Phân loại bài tập Sóng dừng Vật lý 12 theo dạng có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập và đạt thành tích cao hơn trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF