OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Ôn tập Chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2019 - 2020

26/11/2019 608.84 KB 435 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191126/297158917152_20191126_100614.pdf?r=8584
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Ôn tập Chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2019 - 2020 có đáp án chi tiết. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập cơ bản trong chương Halogen môn Hóa 10, củng cố kiến thức, ôn tập thật hiệu quả để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. 

 

 
 

Ôn tập Chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2019 - 2020

 

Câu 1: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Xác định X, Y và tính %

Câu 2:

1. Cho khí clo sục qua một ống nghiệm đựng dung dịch KI, một thời gian dài sau đó người ta dùng hồ tinh bột để xác nhận sự có mặt của iot tự do trong ống nghiệm. Nêu hiện tượng quan sát được và giải thích bằng các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.

2. Chỉ bằng cách pha trộn, hãy trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch không màu sau: HCl; NaOH; NaCl; Phenolphtalein           

2. Trộn V1 lít dung dịch HCl 0,6M với V2 lít dung dịch NaOH 0,4M thu được 0,6 lít dung dịch A. Tính V1, V2 biết 0,6 lít dung dịch A có thể hòa tan 1,02g Al2O3.

Câu 3. Cho m gam kim loại X tác dụng vừa đủ với 7,81 gam khí Clor thu được 14,7994 gam muối  clorua. Biết kim loại X có 2 đồng vị A và B có đặc điểm:

- Tổng số hạt cơ bản trong 2 nguyên tử A và B bằng 186

- Hiệu số hạt không mang điện của A và B bằng 2

- Một hổn hợp có 360 nguyên tử A và B. Nếu ta thêm vào hổn hợp này 40 nguyên tử A thì hàm lượng % của nguyên tử B trong hổn hợp sau it hơn trong hổn hợp đầu là 7,3%

  1.  Xác định giá trị m và tính khối lượng nguyên tử trung bình của kim loại X.

  2.  Xác định số khối của đồng vị A, B và số proton của X.

Đáp án: 1.m= 6,9894g    X là kl Cu     2. A= 63, B=65 p=29

Câu 4: Trong thiên nhiên, brom có nhiều trong nước biển dưới dạng NaBr. Công nghiệp hóa học điều chế brom từ nước biển được thực hiện theo quy trình sau:

- Cho một ít dung dịch H2SO4 vào một lượng nước biển.

- Sục khí clo vào dung dịch mới thu được.

- Dùng không khí lôi cuốn hơi brom tới bảo hòa vào dung dịch Na2CO3.

- Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch đã bảo hòa brom, thu hơi brom rồi hóa lỏng.

Hãy viết các phương trình phản ứng chính xảy ra trong các quá trình trên và cho biết vai trò của H2SO4.

Câu 5:

a. Sục từ từ khí clo vào dung dịch KI, hãy cho biết màu sắc dung dịch biến đổi như thế nào? Giải thích.

b. Hãy giải thích tại sao ái lực electron của flo (3,45 eV) bé hơn của clo (3,61 eV) nhưng tính oxi hóa của flo lại mạnh hơn của clo?

2. Cho hổn hợp gồm 0,03 mol Al, 0,02 mol Cu và 0,02 mol Zn tác dụng với hổn hợp 2 axit HNO3 và H2SO4, sau phản ứng thu được 4,76 gam hổn hợp khí SO2 và NO2 có thể tích là 1,792 lít (đktc) và m gam muối (không có muối amoni). Tính m.

Câu 6: Trong một tài liệu tham khảo có ghi những phương trình hóa học như dưới đây, hãy chỉ ra những lổi (nếu có) và sửa lại cho đúng.

a. CaI2 + H2SO4 đặc → CaSO4 + HI.

b. 3FeCl2 + 2H2SO4 đặc → FeSO4 + 2FeCl3 + SO2 + 2H2O

c. Cl2 +2KI dư → 2KCl + I2.

Câu 7:

1. ClO2 là chất hoá chất được dùng phổ biến trong công nghiệp. Thực nghiệm cho biết:

a) Dung dịch loãng ClO2 trong nước khi gặp ánh sáng sẽ tạo ra HCl, HClO3.

b) Trong dung dịch kiềm (như NaOH) ClO2 nhanh chóng tạo ra hỗn hợp muối clorit và clorat natri.

c) ClO2 được điều chế nhanh chóng bằng cách cho hỗn hợp KClO3, H2C2O4 tác dụng với H2SO4 loãng (biết phản ứng giải phóng CO2).

d) Trong công nghiệp ClO2 được điều chế bằng cách cho NaClO3 tác dụng với SO2 có mặt H2SO4 4M.

Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử (có giải thích) trong các phản ứng oxi hóa – khử.

2. Hòa tan hoàn toàn 25 gam một cacbonat kim loại bằng dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) thu được dung dịch muối có nồng độ phần trăm là 10,511%. Khi làm lạnh dung dịch này thấy thoát ra 26,28 gam muối rắn A và nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch còn lại là 6,07%. Xác định công thức của muối A?

Câu 8: Dùng phương pháp sunfat điều chế được những chất nào trong số các chất sau đây; HF, HCl, HBr, HI? Giải thích? Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có)?

Câu 9: Cho 20,4 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít H2 ở đktc. Mặt khác cho 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 6,16 lít Cl2 ở đktc. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong 20,4 gam hỗn hợp X?

Câu 10: Độ phân ly nhiệt (tính theo %) ở 1000 K của các halogen:

 

F2

Cl2

Br2

I2

%

4,3

0,035

0,23

2,8

Hãy nêu quy luật chung của sự biến thiên độ phân ly nhiệt, giải thích sự bất thường về độ phân ly nhiệt từ F2 đến Cl2.

Câu 11

1. Chọn 7 chất  khác nhau mà khi cho 7 chất đó lần lượt tác dụng với dung dịch HCl có 7 chất khí khác nhau thoát ra. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.

2. Hãy so sánh tính axit, tính oxi hoá và tính bền của các axit sau:

a. HF, HCl, HBr, HI                                          

b. HClO, HClO2, HClO3, HClO4         

Câu 12: Để xác định thành phần dung dịch A có chứa các muối NaCl; NaBr; NaI, người ta làm ba thí nghiệm sau:

TN1: lấy 20 ml dung dịch A đem cô cạn thu được 1,732 gam muối khan

TN2: Lấy 20 ml dung dịch A lắc kĩ với nước brom dư, sau đó cô cạn dung dịch thì thu được 1,685 gam muối khan.

TN3: Lấy 20 ml dung dịch A, sục khí clo tới dư, sau đó đem cô cạn dung dịch thì thu được 1,4625 gam muối khan.

1. Tính nồng độ mol/ l của mỗi muối  trong dung dịch A.

2. Từ 1 m3 dung dịch A có thê điều chế bao nhiêu kg Br2, I2.

Câu 13: Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO3)2, Ca(ClO)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A ta thu đ­ược chất rắn B gồm CaCl2, KCl và một thể tích O2 vừa đủ oxi hoá SO2 thành SO3 để điều chế 191,1 gam dung dịch H2SO4 80%. Cho chất rắn B tác dụng với 360 ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu đ­ược kết tủa C và dung dịch D. Lượng KCl trong dung dịch D nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl có trong A.

- Tính khối lư­ợng kết tủa A.   

- Tính % khối l­ượng của KClO3 trong A.

Theo định luật bảo toàn khối lượng, tổng số mol KCl trong 

\(B = x + y = \frac{{83,68 - 0,78.32 - 0,18.111}}{{74,5}} = 0,52\)

(trong đó 32 và 111 là KLPT của O2 và của CaCl2). Mặt khác :

\(x + y + 0,18.2 = \frac{{22}}{3}.y\)              

Giải hệ phương trình, ta có: x = 0,4        

Vậy \(\% KCl{O_3} = \frac{{0,4.122,5.100}}{{83,68}} = 58,55\% \)

Câu 14:

1. Người ta có thể điều chế Cl2 bằng cách cho HCl đặc, dư tác dụng với m1 gam MnO2, m2 gam KMnO4, m3 gam KClO3, m4 gam K2Cr2O7.

a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b. Để lượng Cl2 thu được ở các trường hợp đều bằng nhau thì tỷ lệ: m1 : m2 : m3 : m4 sẽ phải như thế nào ?.

c. Nếu m1 = m2 = m3 = m4 thì trường hợp nào thu được nhiều Cl2 nhất, trường hợp nào thu được Cl2 ít nhất (không cần tính toán, sử dung kết quả ở câu b).

2. Nên dùng amoniac hay nước vôi trong để loại khí độc Cl2 trong phòng thí nghiệm, tại sao ?

a. Các phản ứng:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2­ + 2H2O                                             (1)

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2­ + 8H2O                    (2)

KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2­ + 3H2O                                            (3)

K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3 Cl2­ + 7H2O                    (4)

b. Tính khối lượng phân tử:

MMnO2 = M1 = 87 ; MKMnO4 = M2 = 158

MKClO3 = M3 = 122,5 ; MK2Cr2O7 = M4 = 294

Giả sử trong các trường hợp đều có 1 mol Cl2 thoát ra, ta có tỷ lệ:

\({m_1}:{\rm{ }}{m_2}:{\rm{ }}{m_3}:{\rm{ }}{m_4} = {\rm{ }}{M_1}:\frac{2}{5}{M_2}:\frac{1}{3}{M_3}:\frac{1}{3}{M_4}\)

\( = 87:\frac{2}{5}.158:\frac{1}{3}.122,5:\frac{1}{3}.294 = 87:63,2:40,83:97,67.\)

c. Nếu m1 = m2 = m3 = m4 thì trường hợp KClO3 cho nhiều Cl2 nhất và K2Cr2O7 cho ít Cl2 nhất.

2. Mặc dù Cl2 tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2 theo phản ứng:

2Cl2 + 2Ca(OH)2 → CaCl2 + Ca(ClO)2 + 2H2O

Nhưng phản ứng xảy ra giữa chất khí và chất lỏng sẽ không thể triệt để bằng phản ứng giữa hai chất khí với nhau. Hơn nữa, khí amoniac phản ứng với khí clo sinh ra sản phẩm không độc: N2 và NH4Cl.

Phản ứng đó là: 3 Cl2 + 2 NH3 → N2 + 6 HCl và HCl + NH3 → NH4Cl

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Ôn tập Chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2019 - 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục khác tại đây:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF