OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat môn Địa lý 9 năm 2020

31/03/2020 779.19 KB 465 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200331/682999967458_20200331_213206.pdf?r=2239
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat môn Địa lý 9 năm 2020 do Hoc247 tổng hợp sẽ giúp các em sử dụng hiệu quả và khai thác triệt để Atlat. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.  

 

 
 

CÁC QUY TẮC CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG ATLAT

I. Cách sử dụng atlát :Để sử dụng Atlas trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn đề sau:

1. Nắm chắc các ký hiệu:

HS cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp...ở trang bìa đầu của quyển Atlas.

2. HS nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành:

Ví dụ:

  • Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng bản đồ khoáng sản.
  • Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu.
  • Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ “Dân cư và dân tộc”.
  • Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp...

3. Biết khai thác biểu đồ từng ngành:

3.1. Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của các ngành trồng trọt:

Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan.

3.2.Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng từng ngành ở những địa phương tiêu biểu như:

  • Giá trị sản lượng lâm nghiệp ở các địa phương (tỷ đồng) trang 15 Atlas.
  • Giá trị sản lượng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (triệu đồng) trang 17.

4. Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlas:

  • Tất cả các câu hỏi đều có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó ? Trình bày về các trung tâm kinh tế ... đều có thể dùng bản đồ của Atlas để trả lời.
  • Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlas, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong SGK.

5. Biết sử dụng đủ Atlas cho 1 câu hỏi:

Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay nhiều vấn đề, từ đó xác định những trang bản đồ Atlas cần thiết.

5.1. Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlas như:

  • Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta: Với câu hỏi trên chỉ sử dụng bản đồ:”Địa chất-khoáng sản” ở trang 6 là đủ.
  • Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta ? Tình hình phân bố như vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển kinh tế như thế nào ? Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân cư” ở trang 11 là đủ.

5.2. Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlas, để trả lời như:

  • Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 ngành như:
    • Đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp nói chung, không những chỉ sử dụng bản đồ địa hình đề phân tích ảnh hưởng của địa hình, dùng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng bản đồ dân cư để thấy rõ lực lượng lao động, sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nói chung...
    • Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm nước ta: HS biết sử dụng bản đồ địa hình (lát cắt) phối hợp với ước hiệu các vùng khí hậu để thấy được những thuận lợi phát triển từng lọai cây theo khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt đới) sử dụng bản đồ “Đất-thực vật và động vật” trang 6- thấy được 3 loại đất chủ yếu của 3 vùng; dùng bản đồ Dân cư và dân tộc trang 9- sẽ thấy được mật độ dân số chủ yếu của từng vùng, dùng bản đồ công nghiệp chung trang 16 sẽ thấy được cơ sở hạ tầng của từng vùng.
  • Những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng như: HS tìm bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 13 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi của vị trí vùng. Đồng thời HS biết đối chiếu vùng ở bản đồ nông nghiệp chung với các bản đồ khác nhằm xác định tương đối giới hạn của vùng ở những bản đồ này (vì các bản đồ đó không có giới hạn của từng vùng). Trên cơ sở đó hướng dẫn HS sử dụng các bản đồ: Địa hình, Đất-thực vật và động vật, phân tích tiềm năng nông nghiệp; bản đồ Địa chất-khoáng sản trong quá trình phân tích thế mạnh công nghiệp, phân tích nguồn lao động trong quá trình xem xét bản đồ Dân cư và dân tộc.

5.3. Lọai bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi:

Ví dụ:

  • Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp có thể sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư,... nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản.
  • Đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu...

II.  MỘT SỐ BÀI TẬP:

Bài 1: Bài tập cho bản đồ trang 2+3/Atlas:

1.Xác định các điểm cực phần đất liền của nước ta.

2.Xác định trên bản đồ các thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta.

3.Kể tên các tỉnh có đường biên giới giáp các nước.

4.Xác định trên bản đồ các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam.

5.Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.

6.Dựa vào bảng số liệu trang 3, hãy:

  • Xác định 3 tỉnh có diện tích lớn nhất và nhỏ nhất của nước ta.
  • Xác định 3 tỉnh có dân số đông nhất và ít nhất của nước ta.

7.Căn cứ bảng số liệu trang 3, hãy tính mật độ dân số năm 1999 của các tỉnh và thành phố sau: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Kon Tum, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, CầnThơ.

Bài 2: Bài tập cho bản đồ trang 6:

1.Nêu đặc điểm của một số loại đá xuất hiện trong thang địa tầng cổ nhất trên lãnh thổ nước ta. Xác định trên bản đồ những vùng có thang địa tầng đó. Vị trí của chúng có mối liên hệ gì với vị trí của các mảng nền cổ đã học.

2. Nêu đặc điểm của một số loại đá xuất hiện trong thang địa tầng trẻ nhất trên,lãnh thổ nước ta. Xác định trên bản đồ những vùng có thang địa tầng đó. Vị trí của chúng có mối liên hệ gì với vị trí của các mảng nền cổ đã học.

3. Hãy nêu sự phân bố của các mỏ dầu, mỏ khí đốt của nước ta. Vị tri của chúng có mối liên hệ gì với sự phân bố các bể trầm tích Kai-nô-zôi.

4. hãy nêu sự phân bố (tên mỏ và tên tỉnh) của một số loại khoáng sản sau: than đá, sắt, bôxit, thiếc, apatít.

Bài 3: Bài tập cho cácbản đồ các trang 4+5, 9,10,21,22,23,24: Xác định trên bản đồ

1. Các dãy núi sau: Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Hoành Sơn, Bạch Mã, Trường Sơn Bắc. Chỉ ra hướng các dãy núi đó>

2. Các cánh cung núi: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

3. Các cao nguyên, sơn nguyên: Đồng Văn, Sín Chải, Mộc Châu, Plâyku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh.

4.Xác định vị trí và độ cao các đỉnh núi : Mẫu Sơn, Phia Uắc, Phan-xi-păng, Pu Hoạt, Ngọc Lĩnh, Chư Yang Sin.

Bài 4: Bài tập cho bản đồ Khí hậu trang 7:

1. Hãy xác định trên bản đồ hướng của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông ở nước ta.

2. Hãy xác định hướng di chuyển của các cơn bão vào nước ta. Khu vực nào trong năm chịu ảnh hưởng của bão với tần suất lớn nhất ?

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat môn Địa lý 9 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF