Tài liệu Nghị luận về câu tục ngữ Ở hiền gặp lành dưới đây nhằm giúp các em có thái độ sống đúng đắn hơn. Bên cạnh đó, bài văn mẫu này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Giải thích hai câu tục ngữ Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài:
- Giới thiệu về câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành”: Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. trong kho tàn ca dao tục ngữ có câu “ở hiền gặp lành”, đây là một câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta phải hiền lành, sống tốt thì mới có một kết quả tốt đẹp. Câu tục ngữ như một lời khuyên cho những người xấu xa và khuyến khích những người có lòng tốt bụng và hiền lành.
b. Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành”:
- Câu tục ngữ ở đây có nghĩa là khi chúng ta sống hiền lành, tốt bụng, yêu thương đối xử tốt với người khác thì ta sẽ luôn gặp những điều lành trong cuộc sống.
* Biểu hiện của “Ở hiền gặp lành” hiện nay:
- Nhiều người ở hiền trong cuộc sống như giúp đỡ người khác, sống hiền hòa, dễ gần sẽ được người khác, họ hàng, làng xóm,… yêu thương giúp đỡ trong lúc khó khăn hoạn nạn
- Bên cạnh đó cũng có nhiều người sống hiền nhưng lại gặp muôn vàng khó khan trog cuộc sống, không phải ai cũng được thuận theo câu nói “ ở hiền gặp lành” và cũng có nhũng kẻ xâu xa sống bỉ ổi nhưng lại gặp hiền.
* Vì sao ở hiền lại không gặp lành?
- Vì xã hội phức tạp: có những thế lực tồn tại trong xã hội một cách thầm kín và thu tóm mọi thế lực khiến người hiền không thể nhận được điều tốt
- Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội thật công bằng nhưng việc cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới đòi hỏi thời gian. Phải dày công đấu tranh xây dựng mới biến được ước mơ thành hiện thực.
c. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành”
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ.
3. Bài văn mẫu
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ Ở hiền gặp lành bằng một bài văn ngắn.
Gợi ý làm bài:
3.1. Bài văn mẫu số 1
Kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta vô cùng phong phú, thể hiện những tình cảm gia đình, những nỗi niềm tâm tư thầm kín của con người. Đồng thời, khuyên nhủ, giáo dục con người những bài học sâu sắc ý nghĩa.
Câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” là những tình cảm người xưa muốn khuyên nhủ, con người nên sống đúng mực. Sống hiền lành lương thiện, thì sẽ gặp may mắn. Ở hiền là ăn ở hiền lành, lương thiện, phúc đức, biết giúp đỡ người khác trong lúc người ta gặp khó khăn hoạn nạn, không ăn ở độc ác, âm mưu nham hiểm.
Vậy, thế nào là “Ở hiền gặp lành”? “Ở hiền” phải chăng chỉ là hiền lành, không dữ, không làm điều sai trái, gây hại cho người khác, mưu lợi cho bản thân,…? Nếu chỉ nghĩ theo ý nghĩa cơ bản của từ “hiền” như vậy thì sẽ gây ra sự hiểu nhầm, cho rằng cứ sống sao tốt cho mình không ảnh hưởng đến ai là được rồi, dẫn đến tính cách nhu nhược, dĩ hoà vi quý, không biết quan tâm, giúp đỡ người khác,… Có nhiều người luôn cho rằng mình luôn “ở hiền” mà không “gặp lành”. Vậy bạn tự hỏi mình xem liệu bạn đã từng giúp đỡ người bị tai nạn giao thông chưa hay cũng chỉ “bu” quanh dòm ngó nhận xét, bàn tán như bao người khác; bạn đã từng lên tiếng nhắc nhở một người xả rác không đúng nơi quy định,…? Nếu cho bạn nghĩ lại, bạn có dám khẳng định mình là người “ở hiền” nữa không? Nhưng thực chất không phải vậy, sâu xa hơn, từ “hiền” ở đây mang ý nghĩa lớn lao, bao trùm lên cả ý nghĩa nhân đạo – đạo lí làm người. Có thể nói, “ở hiền” là sống sao có ích cho đất nước, xã hội, biết quan tâm giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn, đồng thời phải biết lên án, đấu tranh chống lại cái ác, những thế lực xấu xa luôn muốn làm hại con người,… Vậy “ở hiền” sẽ “gặp lành” như thế nào? Người “ở hiền” sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp, may mắn. Khi bạn không làm điều xấu, hại người bạn sẽ không cảm thấy bất an, tội lỗi, lo lắng mà suy sụp. Không những thế khi làm việc thiện, giúp đỡ người khác bạn sẽ cảm thấy rất vui vẻ, thoải mái, tự hào,… Không chỉ vậy, mọi người xung quanh sẽ yêu quý bạn, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, cuộc sống sẽ luôn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Trong cuộc sống của mỗi con người ai cũng có lúc gặp những khó khăn, thử thách những lúc đó nếu chúng ta được người khác giúp đỡ thì thật may mắn hạnh phúc biết bao. Chính vì vậy, lúc chúng ta có thể giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh hoạn nạn chúng ta nên giúp đỡ sẽ tốt hơn.
Khi chúng ta tốt với người khác chúng ta ở hiền thì sẽ có lúc ta gặp lành, được người khác giúp đỡ, bởi cuộc sống là những món quà vô giá. Khi ta trao tặng nó cho người này sẽ có lúc nào đó ta nhận nó từ một người khác. Hạnh phúc là món quà khi ta mang tặng nó cho người khác chính chúng ta cũng được hạnh phúc.
Từ xưa đến nay đã có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, Hồ Chủ Tịch là tấm gương vĩ đại, mãi toả sáng trong lòng bao người con đất Việt. Công lao của Bác to lớn đếm không xuể, và đúng như “Ở hiền gặp lành”, Bác đã nhận được rất nhiều. Bác vui sướng, hạnh phúc vì giành lại độc lập cho dân tộc. Không chỉ nhiều người mà là tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam đều quý mến Bác, coi Bác là vị Cha già kính yêu. Không nói đâu xa, mới mấy tháng gần đây, thông tin hai thí sinh bỏ thi để cứu người đã làm cho bao con mắt phải trầm trồ thán phục. Đó là hai học sinh Lữ Đức Quân và Tăng Ngọc Dũng. Trên đường tới trường thi tốt nghiệp môn Sinh, hai bạn bất ngờ thấy một phụ nữ đi xe đạp bị ngã lăn ra đường bất tỉnh. Không chần chừ, hai bạn cố gắng hết sức bế nạn nhân lên chiếc xe đạp và chạy thẳng đến bệnh viện. Sau khi làm thủ tục nhập viện, hai bạn gắng sức đạp tới trường nhưng bị muộn năm phút nên không được dự thi. Người tốt ắt gặp điều tốt, ngay sau kì thì tốt nghiệp, hai bạn đã được tuyên dương và khen thưởng về hành động nhân ái của mình. Hai bạn được đặc cách lấy điểm tổng kết môn Sinh học lớp 12 của hai bạn thay cho điểm thi môn tốt nghiệp. Vậy đấy, những người tốt đều được đền đáp xứng đáng, mối quan hệ nhân – quả “Ở hiền gặp lành” thật không có sai.
3.2. Bài văn mẫu số 2
Ca dao, tục ngữ là một kho tàng những lời khuyên răn bổ ích giúp bạn nhận ra được chân lý và giá trị của cuộc sống. Có nhiều câu nói về luật nhân – quả trong cuộc sống hàng ngày như: gieo nhân nào gặp quả ấy, gieo gió gặp bão, ở hiền gặp hiền, ác giả ác báo; trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
Những câu ca dao tục ngữ này nhằm giáo dục mọi người hãy sống sao cho phải đạo, luôn hướng đến cái thiện, làm điều thiện đồng thời cũng cảnh cáo những ai sống ích kỉ, độc ác chỉ biết lợi mình mà làm hại người khác.
Đối với các bạn học sinh, chúng ta luôn phải kính trên nhường dưới, sống hiếu thảo với cha mẹ. Trên trường lớp, chúng ta cần nghe lời thầy cô, sống chan hòa với bạn bè. Đối với những người xung quanh ta luôn luôn giữ thái độ tôn trọng và giúp đỡ mọi người. Trên đường đi học, bạn vô tình gặp một em bé bị vấp ngã khi đang chơi bóng, bạn có sẵn sàng đỡ em dạy không? Khi ra vào cổng trường bạn có thường xuyên chào hỏi bác bảo vệ không? Mặc dù đó là những việc làm rất nhỏ nhưng sẽ rèn luyện cho chúng ta thái độ sống tốt, sống có ích. Nói đến đây, có nhiều bạn sẽ nghĩ rằng chúng ta cũng không cần thiết phải làm thế vì những người đó không có mối quan hệ gì với ta và làm như vậy chúng ta cũng không nhận được cái gì. Nếu bạn nghĩ như thế thì bạn đã nghĩ sai rồi. Khi bạn giúp đỡ người khác bạn mong nhận lại được gì? Dù là một lời cảm ơn cùng với một nụ cười nhân ái, tôi nghĩ bạn sẽ cảm thấy vui hơn rất nhiều. Niềm vui chính là món quà lớn nhất bạn nhận được khi bạn giúp đỡ người khác. Một ngày nào đó, khi bạn gặp khó khăn, ví dụ bạn vô tình bị ngã xe khi đang đi trên đường mà mọi người thờ ơ với bạn, không ai giúp đỡ bạn đứng dạy hoặc bạn quên không mang giấy để làm bài kiểm tra, bạn đã hỏi xin bạn bè nhưng không ai cho cả. Những lúc như vậy bạn sẽ cảm thấy thế nào? Câu hỏi đó tôi dành riêng cho bạn.
Nhưng điều đáng bàn cãi ở đây là trong thực tế cuộc sống, không phải lúc nào ở hiền cũng gặp lành, nhiều trường hợp trái ngược nhau. Ở hiền nhưng lại bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó và kém may mắn. Thay vào đó, những kẻ ác độc, sống thủ đoạn thì lại được hạnh phúc đủ đầy, sống xa hoa, tiền bạc nhiều vô kể. Phải chăng câu tục ngữ chỉ là liều thuốc an thần cho những người bị trị trong xã hội cũ để họ có niềm tin ánh sáng vào cuộc sống tương lai, vào con đường phía trước.
Có thể nói, những điều mâu thuẫn, những điều trái với quy luật nhân quả bao giờ cũng xảy ra trong thực tế xã hội cả xưa và nay. những kẻ xấu vẫn tồn tại và chúng liên kết với nhau tạo thành một thế lực lớn mạnh và nhấn chìm những người lương thiện. Pháp luật có đấy nhưng không chưa kịp thời để xử lý và bảo vệ quyền lợi cho những người lương thiện. Để làm được điều này cần có những điều kiện nhất định, ngoài những điều kiện khách quan, trong tâm mỗi con người cần sự quyết tâm diệt trừ cái xấu, các ác, luôn luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện và cổ vũ chiến thắng của cái tốt.
Bàn về câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” chúng ta sẽ nhận thấy hai mặt của cùng một vấn đề, có phải lúc nào chúng ta cũng “ở hiền” không? Và có phải chúng ta cứ “ở hiền” là sẽ gặp lành và không bao giờ gặp ác không? Đó lại là một vấn đề mà chúng ta phải suy nghĩ thêm. Thực ra, bạn nên nghĩ rộng ra một chút, tức là chúng ta cần có sự khéo léo và tinh tế trong cách sống và cách cư xử. Để ta có thể nhận ra ai là người thực sự tốt với ta, ai là người có thể sẽ làm hại ta, từ đó ta sẽ có cách cư xử phù hợp. Trong cuộc sống cũng có những người không tốt, họ có thể làm hại ta bất cứ lúc nào mà không cần biết lý do là gì. Đối với những người như vậy chúng ta cần đề phòng và tránh tiếp xúc.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024125 - Xem thêm