OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ

28/11/2017 1.04 MB 10333 lượt xem 73 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20171128/711499965387_20171128_112950.pdf?r=2881
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu về nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ dưới đây. Mong rằng, các em sẽ có thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích và thú vị từ tài liệu. Chúc các em học tốt hơn truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn TuânHai đứa trẻ của Thạch LamVà để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chữ người tử tù.

 

 
 

Video bài giảng Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Video bài giảng Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ - Thạch Lam, mời các em xem them video bài giảng Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đối với dạng đề văn này, các em cần nắm được những nội dung cơ bản nhất được trình bày trong hai video bài giảng như: Trong Chữ người tử tù là tương quan giữa ánh sáng và bóng tối trong cảnh cho chữ của Huấn Cao (giữa ánh sáng của bó đuốc và màu trắng của tấm lụa trên nền của nhà giam bẩn thỉu, chật chội) cùng vẻ đẹp thiên lương trong sáng của Huấn Cao và viên quản ngục nổi bật trên cái nền hiện thực khắc nghiệt ấy. Hay như Hai đứa trẻ, tương quan giữa ánh sáng và bóng tối được thể hiện qua bức tranh phốhuyện nghèo với những nguồn sáng nhỏ nhoi (phương tây đỏ rực, ngọn đèn của chị Tý, bếp lửa của bác Siêu, …) và hình ảnh chuyến tàu đêm đối lập với bóng tối hiện ra trong tác phẩm (dãy tre làng đen lại, bóng tối mù mịt dày đặc trong đêm). Qua đó làm nổi bật lên ánh sáng, nhân cách cao thượng, cái tài, cái tâm của Huấn Cao và viên quản ngục trong khung cảnh tâm tối của nhà giam ở tác phẩm Chữ người tử tù. Cũng như thể hiện ước mơ và khát vọng của những  kiếp người tàn trong tác phẩm Hai đứa trẻ đối với hiện thực tâm tối ấy. Bài giảng nhằm cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất, giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn phân tích nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

 sơ đồ tư duy nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về hai tác giả Thạch Lam, Nguyễn Tuân và hai bài truyện ngắn Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù
  • Dẫn dắt vào vấn đề: nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: truyện ngắn Hai đứa trẻ và truyện ngắn Chữ người tử tù
    • Tóm tắt: truyện ngắn Hai đứa trẻ và truyện ngắn Chữ người tử tù
    • Chủ đề: truyện ngắn Hai đứa trẻ và truyện ngắn Chữ người tử tù
  • Nội dung
    • Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
      • Dạng thức của ánh sáng, bóng tối:
      • Ánh sáng: vừa có dạng thức vật lý (ngọn đèn của Quản ngục, ánh sáng của vì sao Hôm, ngọn đuốc tẩm dầu..) vừa mang tính biểu tượng cho vẻ đẹp của nghệ thuật cao quý và thiên lương trong sáng tốt đẹp của con người.
      • Bóng tối: Vừa có dạng thức vật lý (Bóng tối bao trùm trong đêm quản ngục ngồi suy nghĩ cùng cái chật hẹp, tối tăm, bẩn thỉu của buồng giam..) vừa mang tính biểu tượng cho hiện thực đen tối, ngột ngạt, bạo tàn của nhà ngục nói riêng và xã hội nói chung
      • Tương quan ánh sáng, bóng tối và ý nghĩa: Có sự giao tranh gay gắt nhưng ánh sáng đã nổi bật trên nền cái tăm tối, bẩn thỉu ( như ánh sáng của bó đuốc và màu trắng của tấm lụa nổi bật trên nền của nhà giam bẩn thỉu, chật chội; như vẻ đẹp trong thiên lương của Huấn Cao và Quản ngục đã nổi bật trên nền hiện thực khắc nghiệt)
    • Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ.
      • Dạng thức của ánh sáng, bóng tối
      • Ánh sáng: vừa mang ý nghĩa vật lý (những nguồn sáng xuất hiện trong tác phẩm như: Phương tây đỏ rực, ngọn đèn chị Tý, bếp lửa của bác Siêu, chuyến tàu…) vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho ước mơ, khát vọng
      • Bóng tối: vừa mang ý nghĩa vật lý (dãy tre làng đen lại, bóng tối mù mịt dày đặc trong đêm…)
      • Tương quan ánh sáng, bóng tối và ý nghĩa: tồn tại trong thế giao tranh từ đầu đến cuối tác phẩm trong đó bóng tối càng lúc càng chiếm ưu thế để rồi thắng thế còn ánh sáng thì nhỏ bé, tội nghiệp. Về ý nghĩa thực nó cho thấy bức tranh phố huyện nghèo nàn, tăm tối. Về ý nghĩa biểu tượng nó cho thấy những con người nhỏ bé như chị em Liên mang trong mình ước mơ, khát vọng mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng nhưng ước mơ đã mâu thuẫn gay gắt và có nguy cơ bị bóp nghẹt bởi hiện thực tăm tối.
  • Nhận xét:
    • Giá trị của ánh sáng và bóng tối trong hai truyện ngắn: Cả hai truyện ngắn đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện.
    • Nhưng với Nguyễn Tuân ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng à ánh sáng ở đây là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách
    • Với Thạch Lam, ánh sáng và bóng tối không còn mang nghĩa thực nữa mà mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng của ước mơ, của khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá nhận xét chung về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài:  Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Ánh sáng và bóng tối vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau. Trong hội họa, ánh sáng và bóng tối là một thủ pháp cơ bản được dùng để khắc họa con người và sự vật trong cuộc sống.

Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt "biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả" của tác giả. Nguyễn Tuân và Thạch Lam tuy cùng thuộc dòng văn học lãng mạn nhưng mỗi người có một cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, tạo nên những thế giới nghệ thuật riêng biệt và độc đáo, mang đậm phong cách cá nhân của tác giả.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Hai tác giả thông qua nghệ thuật sử dụng ánh sáng bóng tối tác giả khắc họa cảnh sống ở chốn phố huyện cũng như hình ảnh tối tăm nhưng bừng sáng ở trong không gian của ngục lao. Tuy nhiên khác với Thạch Lam, Nguyễn Tuân cũng là người sử dụng nghệ thuật ánh sáng bóng tối thành công đặc biệt ở đoạn trích Chữ người tử tù hình ảnh bóng tối dù dày đặc hơn nhưng cũng không thể lấn át đi ánh sáng của ngọn đuốc của thiên lương và những tâm hồn cao cả. Còn mặc dù đã sử dụng nhiều hình ảnh ánh sáng trong tác phẩm nhưng người ta vẫn mường tượng ra một phố huyện với cảnh nghèo nàn trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Cả hai tác phẩm hai tác giả khác nhau sử dụng nghệ thuật ánh sáng bóng tối mang lại cho người đọc những liên tưởng và ý nghĩa khác nhau. Mỗi tác phẩm mang tới cho người đọc những ý nghĩa riêng biệt tuy nhiên cũng không thể phủ nhận chính nghệ thuật này góp phần vào sự thành công của hai thiên truyện.

Mong rằng, với tài liệu trên, Học 247 đã hỗ trợ các em tốt hơn trong quá trình ôn tập và củng cố nội dung bài học Hai đứa trẻ Chữ người tử tù. Chúc các em gặt hái được nhiều kiến thức mới và thú vị từ đề tài nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF