Truyên ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một trong những câu chuyện hay và thú vị với những quan điểm vô cùng sâu sắc của tác giả Nguyễn Tuân. Và để hiểu hơn về câu chuyện, cảm nhận rõ hơn ngòi bút tinh tế nhạy bén, sâu sắc của Nguyễn Tuân, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dưới đây. Và để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chữ người tử tù.
Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân,mời các em xem them video bài giảng Chữ người tử tù của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đối với dạng đề văn này, các em cần nắm được những nội dung cơ bản nhất được trình bày trong video bài giảng như: Sự tương phản trong cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”; hình tượng nhân vật Huấn Cao, đó là sự kết hợp của một con người vừa tài hoa, khí phách lại có một thiên lương trong sang - một con người “văn võ song toàn” nổi tiếng khắp một vùng. Bài giảng nhằm cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất, giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù và nhà văn Nguyễn Tuân
- Dẫn dắt vào vấn đề: bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
b. Thân bài
- Khái quát chung
- Xuất xứ:
- Tóm tắt:
- Bút pháp lãng mạn là phương thức phản ánh hiện thực trong đó nhà văn đề cao trí tưởng tượng, miêu tả thực theo cảm nhận chủ quan
- Đặc điểm của bút pháp lãng mạn
- Khai thác nghệ thuật tương phản đối lập một cách triệt để
- Tô đậm ấn tượng về cái phi thường dữ dội
- Hình tượng được sáng tạo một cách biệt lệ, lãng mạn nhưng vẫn được kết hợp nhuần nhuyễn với chất hiện thực tạo nên vẻ đẹp riêng của văn xuôi lãng mạn
- Phân tích
- Thủ pháp nghệ thuật tương phản trong tình huống truyện độc đáo sáng tạo: Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường trong hoàn cảnh éo le
- Tương phản giữa hoàn cảnh và tính cách
- Tương phản giữa hiện thực và ước mơ lí tưởng
- Thủ pháp tương phản thể hiện rõ nét nhất trong cảnh tượng Huấn Cao cho chữ viên quản ngục,nó được coi là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có"
- Viết thư pháp và nơi viết thư pháp
- Lí do cho chữ: cảm phục tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục
- Thời điểm cho chữ
- Người cho chữ là người tử tù ngày mai ra pháp trường nhận án chém, cổ đeo gông, chân vướng xiềng xích, ung dung tô đậm nét chữ >< Người nhận chữ: khúm núm, cất những đồng tiền kẽm, thầy thơ lại run run bưng chậu mự à Vị thế của quản ngục và kẻ tử tù dường như có sự thay đổi.
- Hình tượng Huấn Cao tài hoa rất đỗi nghệ sĩ mang một khí phách phi thường, tâm hồn thiện lương trong sáng trên nền nghệ thuật tương phản khác thường.Chính Huấn Cao là nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa có nguyên mẫu từ hình tượng Cao Bá Quát- nhân vật có thật trong lịch sử Việt vừa có tài văn chương chữ nghĩa lại ngang tàng khí khái nhằm thể hiện tư tưởng,quan điểm thẩm mĩ,bộc lộ cái "ngông"
- Tài hoa nghệ sĩ: Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa
- Là nghệ sĩ chân chính,rất mực tài hoa,hiếm có trong nghệ thuật thư pháp
- Chữ viết ông Huấn trở thành những bức tranh nghệ thuật và là khao khát của những người say mê cái đẹp
- năng hiếm có trong nghệ thuật viết thư pháp
- Một người khí phách phi thường:
- Huấn Cao xuất hiện một cách trực tiếp
- Miêu tả chiếc gông dài 8 thước, nặng 7-8 tạ, gỗ lim à Biểu tượng của quyền lực triều đình phong kiến-cái ác
- Hành động chúc thang gông xuống đất: dứt khoát, không e dè à Phá vỡ chốn nghiêm trang ngục tù: Những việc Huấn Cao muốn làm thì không ai ngăn cản được
- Thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục và coi nó là việc làm trong lúc bình sinh à Huấn Cao coi ngục tù chỉ là chốn dừng chân
- Có tài bẻ khóa, vượt ngục không phải là tài lẻ của bọn tiểu nhân bình thường mà đó là khí phách hơn người của Huấn Cao,không ngục tù nào có thể giam hãm được ông
- Tỏ thái độ kinh bạc viên quản ngục "ngươi hỏi ta muốn gì.....đây nữa"
- Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ à Khí phách ở bậc anh hùng "bần tiện bất năng di,uy vũ bất năng khuất"
- Huấn Cao xuất hiện một cách trực tiếp
- Thiện lương trong sáng
- Trên đời không sợ quyền thế, tiền bạc, chỉ sợ phụ một tấm lòng trong thiên hạ
- Trong quan niệm của Nguyễn Tuân: cái tài phải đi đôi với cái tâm,cái thiện và cái đẹp không thể tách rời nhau.Sự hòa hợp giữa tài năng khí phách,thiện lương khiến Huấn Cao trở thành biểu tượng rực rỡ của cái đẹp
- Nhận xét:
- Bút pháp lãng mạn đã mang đến nội dung mới lạ, nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm
- Khắc họa hình tượng nghệ thuật, bộc lộ thông điệp dù thực tại có tăm tối tàn bạo đến đâu cũng không thể tiêu diệt cái đẹp, cái đẹp bất khả chiến bại à Niềm tin mãnh liệt về một lối sống, một nhân cách, một mẫu người
- Nghệ thuật kể chuyện, kết cấu tình tiết, lời thoại độc đáo khắc họa nhân vật điển hình độc đáo
- Tài hoa nghệ sĩ: Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa
- Thủ pháp nghệ thuật tương phản trong tình huống truyện độc đáo sáng tạo: Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường trong hoàn cảnh éo le
c. Kết bài
- Nêu nhận xét, đánh giá chung về vấn đề
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và cảm nhận của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Tập truyện ngắn này của Nguyễn Tuân cũng là một thành tựu rực rỡ của văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, hội tụ trong đó những yếu tố thẩm mỹ và nguyên tắc sáng tác của phương pháp sáng tác này. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một trong số đó.
Trong “Chữ người tử tù” nói riêng và tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” nói chung, Nguyễn Tuân đã dựng lại những mảnh của cuộc sống một thời đã qua, một thời vang bóng. Cả một dấu xưa vàng son, quá vãng nay trở về sáng lại trên mỗi trang văn với vẻ đẹp mê hồn, có khi rùng rợn mang đầy nuối tiếc, bâng khuâng. Truyện tuy ngắn nhưng cũng đủ để nhà văn vẽ ra một sự tương phản giữa cái lý tưởng và hoàn cảnh thực tại, giữa cái Thiện và cái Ác, giữa ánh sáng và bóng tối.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Khi truyện ngắn “Vang bóng một thời” in lần đầu trên báo, sau khi nói “Xin bái lĩnh”, viên quản ngục đã nghĩ rằng mình đã có “lời”, có “lãi” khi biệt đãi Huấn Cao và nhận được bức châm do chính tay Huấn Cao viết. Cái kết này đã bị lược bỏ khi truyện được in thành sách và chính sự lược bỏ đó đã làm cho truyện thành công hơn, cuốn hút hơn. Truyện cuốn hút vì nó là một khối lãng mạn thực sự mà không bị những ý nghĩ vụ lợi xen vào dù chỉ trong từng chi tiết nhỏ. Đó chính là quan niệm cái Đẹp không gắn liền với cái hữu ích, cái Đẹp đối lập với cái vụ lợi, như Nguyễn Tuân từng nói: “Nghệ thuật là cái mà bọn con buôn coi là vô giá trị…”.
“Vang bóng một thời” là một tiếng vọng đầy cuốn hút trong trào lưu văn học lãng mạn 1930 – 1945 và “Chữ người tử tù” là một tiếng nói góp phần làm nên sự thành công của tập truyện này. Có thể nói rằng, những đặc trưng của phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa không phải đã tập trung đầy đủ ở đây nhưng nhà văn đã thực sự đem chúng ta đến một thế giới mà trong đó nhân vật lãng mạn vượt lên khỏi hoàn cảnh để sống khác biệt với những tầm thường, tăm tối quanh mình. Cái Đẹp, cái Thiện và sự tài hoa đã cùng nhau châu tuần về đó.
Vừa rồi là tài liệu phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Học 247 tin rằng với tài liệu trên, các em đã có thêm những kiến thức hay và bổ ích, tự tin hơn với sự hiểu biết của mình về truyện ngắn Chữ người tử tù. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu trên.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024123 - Xem thêm