OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

28/11/2017 1.05 MB 29930 lượt xem 295 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20171128/158515837720_20171128_113156.pdf?r=4215
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân là một trong những nội dung trong tâm của bài học Chữ người tử tù. Để nắm vững những nội dung trọng tâm, cần thiết về nội dung này, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu dưới đây. Và để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chữ người tử tù.

 

 
 

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù, mời các em xem thêm video bài giảng Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đối với dạng đề văn này, các em cần chú ý những nội dung chính ở mục c trong phần hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm thuộc video bài giảng. Bài giảng nhằm củng cố lại kiến thức cơ bản nhất, giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao với viên quản ngục được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi bài giảng!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người tử tù
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: Cảnh cho chữ

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Truyện ngắn: Chữ người tử tù
      • Xuất xứ: Trích từ tập Vang bóng một thời (1940). Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn, sau đó được tuyển in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù
      • Tóm tắt: Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai con người trong hoàn cảnh éo le: người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục. Cảm kích trước sự đối đãi tử tế, tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã cho chữ. Và cảnh cho chữ diễn ra trong buồng giam chật hẹp, dơ bẩn. Kết thúc câu chuyện với cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã để lại nhiều dư vị thấm thía trong lòng bạn đọc
      • Chủ đề: Ca ngợi những con người vẫn giữ thiên lương cao đẹp dù rơi vào cảnh khốn cùng, nghiệt ngã.
    • Cảnh cho chữ: Xuất hiện ở cuối câu chuyện, được tác giả Nguyễn Tuân gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc qua cảnh này
  • Phân tích
    • Khung cảnh:
      • Thời gian: Đêm tối khi “chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh”
      • Không gian: một căn buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián…
      • Cảnh tượng: khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc…
    • Con người:
      • Huuấn Cao: cổ đeo gông, chân đứng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng
      • Viên quản ngục: khúm núm cất những đồng tiền kẽm…
      • Thầy thơ lại: run run chậu mực
  • Nhận xét:
    • Đó là cảnh tượng xưa nay chưa từng có bởi không gian cho chữ không phải nơi sang trọng mà là trong nhà giam chật hẹp, dơ bẩn
    • Tại đây, vai trò và vị trí con người trong buồng giam bị hoán đổi, người tử tù với phong thái đĩnh đạc đang cho chữ viên quản ngục à cái thiện thắng cái ác và cái đẹp, cái thiên lương luôn ngự trị
    • Nghệ thuât: tạo không khí trang trọng cổ kính, chi tiết sinh động, gợi cảm, nghệ thuật tương phản…

c. Kết bài

  • Nhận xét, đánh giá chung về cảnh cho chữ
  • Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và cảm nhận của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn Chữ người tử tù. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, chi tiết nào cũng gợi cảm, gây ấn tượng.

Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn duy mĩ. Ông yêu say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Theo ông, mĩ (cái đẹp) là đỉnh cao của nhân cách con người. Ông săn lùng cái đẹp không tiếc công sức. Ông miêu tả cái đẹp bằng khi ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Những nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân phải là hiện thân của cái đẹp. Đó là những con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Ông phát hiện, miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong của nhân vật. Cái đẹp của ông bao gồm cái chân và thiện; ông lại còn kết hợp mĩ với dũng. Truyện ngắn Chữ người tử tù (1939) trong tập Vang bóng một thời là áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân. Giá trị tư tưởng và dụng công nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện chủ yếu trong đoạn văn tả một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, cảnh tượng một người tử tù cho chữ một viên cai ngục.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Dường như, cảnh cho chữ và hình tựng nhân vật Huấn Cao đã giúp Nguyễn Tuân thể hiện thành công phong cách nghệ thuật của mình. Ông luôn hướng tới cái đẹp, cái phi thường lí tưởng, đã đẹp phải tuyệt mĩ, đã tài phải siêu phàm, nhưng cũng có cá tính độc đáo.

Câu truyện kết thúc nhưng dư âm về cái đẹp, cái khí phách hiên ngang và thiên lương cao quí của ông Huấn vẫn còn vương vấn. Người đọc có thể hình dung ra một viên quản ngục từ biệt nơi quan trường đầy thị phi mà trở về quê nhà. Ngày ngày, ông thư thả ngắm bức thi họa của ông Huấn ban cho được treo ngay ngắn trong gian giữa ngôi nhà mà trong lòng vẫn khắc sâu lời khuyên răn của ông Huấn.

Mong rằng, với sơ đồ tư duy, bài văn mẫu và dàn bài chi tiết trên, các em sẽ vững tâm hơn trước mọi đề thi, bài kiểm tra có liên quan đến cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu trên.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

ADMICRO
NONE
OFF