OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết về Cân bằng của một vật rắn không có chuyển động quay quanh một trục

15/11/2019 794.88 KB 210 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191115/508914417915_20191115_170249.pdf?r=6236
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em học sinh đạt kết quả cao trong học tập, Học247 đã sưu tầm và biên soạn để gửi đến các em tài liệu Lý thuyết về Cân bằng của một vật rắn không có chuyển động quay quanh một trục môn Vật Lý 10, tài liệu này giúp các em tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học, phục vụ cho quá trình ôn tập và rèn luyện, nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

CÂN BẰNG CỦA 1 VẬT RẮN KHÔNG CÓ CHUYỂN ĐỘNG QUAY QUANH MỘT TRỤC

 

1. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực :

   \(\begin{array}{l} {\overrightarrow F _1} + {\overrightarrow F _2} = \overrightarrow 0 \\ \Rightarrow {\overrightarrow F _1} = - {\overrightarrow F _2}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {\overrightarrow F _1} \uparrow \downarrow {\overrightarrow F _2}\\ {F_1} = {F_2} \end{array} \right. \end{array}\)

2. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song :

\(\begin{array}{l} {\overrightarrow F _1} + {\overrightarrow F _2} + {\overrightarrow F _3} = \overrightarrow 0 \\ \Rightarrow {\overrightarrow F _1} + {\overrightarrow F _2} = - {\overrightarrow F _3}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {\overrightarrow F _{12}} \uparrow \downarrow {\overrightarrow F _3}\\ {F_{12}} = {F_3} \end{array} \right. \end{array}\)

- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy

- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba

3. Trọng tâm của vật rắn :

Là một điểm xác định gắn với vật mà ta xem như toàn bộ khối lượng của vật tập trung tại đó và là điểm đặt của trong lực.

4. Điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế :

Trọng lực có giá đi qua trọng tâm phải đi qua mặt chân đế. Trọng tâm càng thấp và mặt chân đế càng rộng thì vật càng bền vững

5. Các dạng cân bằng :

Có ba dạng. Khi vật đang cân bằng, nếu có ngoại lực tác dụng mà :

+ Vật tự trở lại vị trí ban đầu : Cân bằng bền.

+ Vật không tự trở lại vị trí ban đầu : Cân bằng không bền.

+ Vật cân bằng ở vị trí bất kỳ nào : Cân bằng phiến định

6. Quy tắc hợp lực song song :

\(\overrightarrow F = {\overrightarrow F _1} + {\overrightarrow F _2}\)  với  \({\overrightarrow F _1} \uparrow \downarrow {\overrightarrow F _2}\)

7. Tổng hợp hai lực song song cùng chiều :

- Hợp lực của hai lực song song cùng chiều có đặc điểm :

+ Hướng : Song song, cùng chiều với 2 lực thành phần.

+ Độ lớn : Bằng tổng các độ lớn của hai lực đấy.

- Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỷ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.

Ta có  :

\(F = {F_1} + {F_2};\begin{array}{*{20}{c}} {}&{\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}} \end{array}\)

8. Quy tắc tổng hợp hai lực song song ngược chiều.

Hợp lực của hai lực song song ngược chiều là một lực :

+ Hướng : Song song, cùng chiều với lực có độ lớn lớn hơn

+ Độ lớn : Bằng hiệu các độ lớn của hai lực ấy.  \(F = \left| {{F_1} - {F_2}} \right|\)

  \(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)   ( chia ngoài )

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Lý thuyết về Cân bằng của một vật rắn không có chuyển động quay quanh một trục năm học 2019-2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF