OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập kiến thức Địa hình đất nước ta nhiều đồi núi Địa lí 12

29/03/2021 1.18 MB 134 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210329/793112473614_20210329_172918.pdf?r=8796
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng về địa lí tự nhiên của nước ta trong chương trình Địa lí 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập kiến thức Địa hình đất nước ta nhiều đồi núi Địa lí 12. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

ĐỊA HÌNH ĐẤT NƯỚC TA NHIỀU ĐỒI NÚI

A. Lý thuyết

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

- 3/4 S là đồi núi, 1/4 S là đồng bằng :

+ Đồi núi tạo thành biên giới tự nhiên bao quanh phía Bắc và phía tây tổ quốc giữa Việt Nam với Trung Quốc, VN với Lào và phần lớn đường biên giới với Campuchia.

+ Đồi núi nhấp nhô trên mặt biển làm thành các hải đảo, quần đảo ở Quảng Ninh, Hải Phòng, các đảo ở ngoài khơi Trung Bộ như Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lí Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa -Vũng Tàu), Phú Quốc và các quần đảo ở Kiên Giang.

+ Đồi núi còn lan ngầm dưới đáy biển, tạo ra những thân ngầm làm chỗ dựa cho san hô phát triển hình thành các đảo san hô như Hoàng Sa, Trường Sa.

+ Bản thân nền móng các đồng bằng cũng là miền đồi núi sụt võng, tách dãn được phù sa sông bồi đắp mà thành. Vì thế hiện tại trên các đồng bằng của nước ta còn có nhiều núi sót, nhô cao như Sài Sơn (Hà Tây), Non nước (Ninh Bình), Thất Sơn (An Giang), Hòn Đất (Kiên Giang)...

=> Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nên quy định thiên nhiên VN có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi.

- Đồi núi thấp chiếm 60% diện tích, địa hình dưới 1000m (kể cả đồng bằng) chiếm 85% diện tích, địa hình cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích (phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Bắc).

B. Bài tập củng cố

Câu 1: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là:

A. Đồng bằng

B. Đồi núi thấp

C. Núi trung bình

D. Núi cao

Đáp án: Địa hình đồi núi chiếm phần lớn tới diện tích lãnh thổ nước ta: ¾ diện tích.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở:

A. sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.

B. sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…

C. sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình

D. cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung

Đáp án: Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là biểu hiện đặc điểm nào của địa hình nước ta?

A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

C. Địa hình nước ta khá đa dạng

D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Đáp án: Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng. (xem Câu Thiên nhiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Tiết 2)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là:

A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc

C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn.

Đáp án: Khu vực đồi núi nước ta được chia làm 4 vùng:

- Tây Bắc

- Đông Bắc

- Trường Sơn Bắc

- Trường Sơn Nam

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là:

A. dãy Hoàng Liên Sơn

B. dãy Hoành Sơn

C. sông Cả

D. dãy Bạch Mã

Đáp án: Mạch núi cuối cùng của Trường Sơn Bắc là dãy Bạch Mã. Đây cũng chính là ranh giới tự nhiên giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:

A. Gồm các khối núi và cao nguyên

B. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.

C. Có bốn cánh cung 

D. Địa hình thấp và hẹp ngang.

Đáp án: Vùng núi Tây Bắc có địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn (với đỉnh Phanxipăng cao 3140m).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào:

A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

B. Hà Tĩnh và Quảng Bình.

C. Quảng Trị và Quảng Bình.

D. Thanh Hóa và Nghệ An

Đáp án: - B1. Xác định vị trí đèo Ngang trên bản đồ Atlat ĐLVN trang 13.

- B2. Xác định tên các tỉnh nơi phân bố đèo Ngang.

⇒ Chỉ ra được hai tỉnh là Hà Tĩnh và Quảng Bình

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là:

A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông

B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam

C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam

D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.

Đáp án: Sử dụng phương pháp loại trừ:

- A: các cánh cung lớn ⇒ đặc điểm vùng núi Đông Bắc → Sai

- B: địa hình cao nhất, hướng Tây Bắc – Đông Nam → đặc điểm vùng Tây Bắc → Sai

- C: các dãy núi song song, so le nhau…→ đặc điểm Trường Sơn Bắc → Đúng

- D: khối núi và cao nguyên xếp tầng →  đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam → Sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là:

A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông

B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam

C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam

D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.

Đáp án: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan. Một số cao nguyên tiêu biểu như Cao Nguyên Lâm Viên, Mơ Nông, Kon Tum,…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là:

A. Động đất, bão và lũ lụt.

B. Lũ quét, sạt lở, xói mòn

C. Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy.

D. Mưa giông, hạn hán, cát bay.

Đáp án: Bão, lũ lụt, hạn hán, cát bay là thiên tai chủ yếu ở đồng bằng.

⇒ Đáp án A, C, D sai.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Đâu không phải khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là:

A. lũ quét.

B. nhiễm phèn.

C. sạt lở đất.

D. xói mòn.

Đáp án: Lũ quét, sạt lở, xói mòn là thiên tai chủ yếu ở vùng đồi núi. Nhiễm phèn, nhiễm mặn là thiên tai vùng đồng bằng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây:

A. Lương thực

B. Thực phẩm.

C. Công nghiệp.

D.  Hoa màu.

Đáp án: Bề mặt cao nguyên bằng phẳng, đất chủ yếu là feralit, khí hậu ôn hòa ⇒ thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Thế mạnh chủ yếu của khu vực đồi núi nước ta là

A. cây công nghiệp hằng năm

B. cây công nghiệp lâu năm

C. cây lương thực

D. hoa màu

Đáp án: Khu vực đồi núi và bề mặt các cao nguyên rộng lớn ở nước ta với đất feralit và đất badan màu mỡ thích hợp cho phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, chè, điều...)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi nước ta dựa vào:

A. nguồn khoáng sản dồi dào.

B. tiềm năng thủy điện lớn.

C. phong cảnh đẹp, mát mẻ.

D. địa hình đồi núi thấp

Đáp án: Miền núi có phong cảnh đẹp, mát mẻ ⇒ thu hút nhiều khách du lịch nghỉ dưỡng ⇒ phát triển du lịch.

Đáp án cần chọn là: C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập kiến thức Địa hình đất nước ta nhiều đồi núi Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF