OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập Chương 7 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Hồ Thị Bi

23/06/2020 806.47 KB 121 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200623/410426595786_20200623_114113.pdf?r=419
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Xin gửi đến các em học sinh lớp 12 Lý thuyết và bài tập Chương 7 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Hồ Thị Bi được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ôn tập môn Hóa học, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

 

 
 

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG CROM – SẮT – ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HỒ THỊ BI

 

A. LÝ THUYẾT

1. CROM – SẮT – ĐỒNG

Cấu hình electron nguyên tử Cr: [Ar]3d54s1; Fe: [Ar]3d64s², Cu: [Ar]3d104s1.

Thế điện cực chuẩn E° (Cr3+/Cr) = –0,74; E° (Fe2+/Fe) = –0,44V; E° (Fe3+/Fe2+) = 0,77V; E° (Cu2+/Cu) = 0,34V.

2. Tính chất hóa học của crom và hợp chất

- Crom có tính khử mạnh hơn sắt và đồng. Crom tác dụng với axit thông thường (HCl; H2SO4 loãng; ...) có số oxi hóa +2; HNO3 loãng/đặc nóng hoặc H2SO3 đặc nóng oxi hóa crom lên +3.

- Crom, sắt, nhôm bị thụ động hóa trong HNO3 hoặc H2SO4 đặc nguội.

Số oxi hóa: +2 (CrO là oxit bazơ; Cr(OH)2 có tính bazơ); +3 (Cr2O3 và Cr(OH)3 lưỡng tính); +6 (CrO3 là oxit axit).

3. Tính chất hóa học của sắt và hợp chất

- Sắt tác dụng với các phi kim S ở nhiệt độ cao tạo ra FeS. Trong không khí sắt bị oxi hóa chậm thành oxit sắt từ Fe3O4. Nung ở nhiệt độ cao trong khí oxi hoặc trong không khí sẽ oxi hóa thành Fe2O3. Sắt cháy trong khí clo dư tạo thành FeCl3. Sắt khử được nước ở nhiệt độ trên 570°C tạo ra FeO và khí hiđro.

- Sắt tác dụng với axit thông thường (HCl; H2SO4 loãng; ...) có số oxi hóa +2; HNO3 loãng/đặc nóng hoặc H2SO3 đặc nóng oxi hóa sắt lên +3. Các oxit và hidroxit của sắt đều không lưỡng tính và có tính bazơ.

4. Tính chất hóa học đồng và hợp chất

Cu + HCl + O2 → CuCl2 + H2O.

Cu không tác dụng với HCl khi không có oxi. Cu không tác dụng với các axit thông thường nhưng tác dụng được với HNO3 và H2SO4 đặc. Ngoài ra Cu tan được trong dung dịch có mặt NO3 và H+ chẳng hạn như dung dịch NaNO3 và HCl. Trong dung dịch Cu(OH)2 tạo phức xanh lam đặc trưng khi có NH3.

Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH.  

Ở nhiệt độ thường Cu(OH)2 có thể tạo phức màu xanh với rượu đa chức có hai nhóm OH kề nhau.

5. Sơ lược về kim loại Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb

                                      Ag                   Au                   Ni                    Zn                   Sn                    Pb

Số oxi hóa                     +1                 +1 và +3              +2                   +2               +2 và +4          +2 và +4

Thế điện cực chuẩn E°: +0,08 V            +1,5 V            –0,26 V           –0,76 V            –0,14 V          –0,13 V

B. MỘT SỐ PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG

1. 3Fe + 2O2 → Fe3O4.

2. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.

3. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

4. Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2.

5. 2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

6. Fe + 4HNO3 loãng, dư → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.

7. Fe + 6HNO3 (đặc, nóng) → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O.

8. 3Fe (dư) + 8HNO3 (loãng) → 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

9. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

10. Fe (dư) + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag.

11. Fe + 3AgNO3 (dư) → Fe(NO3)3 + 3Ag.

12. 3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2.

13. Fe + H2O → FeO + H2.

14. 3FeO + 10HNO3 đặc → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O.

15. 2FeO + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.

16. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O.

17. FeO + CO → Fe + CO2.

18. Fe(OH)2 + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + 2H2O.

19. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3.

20. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl.

21. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3.

22. 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O.

23. Fe2O3 + CO  → 2FeO + CO2.

24. Fe2O3 + 3CO →  2Fe + 3CO2.

25. 2FeS2 + 14H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O.

26. 4FeS2 + 11O2 →  2Fe2O3 + 8SO2.

27. FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl.

28. 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2.

29. 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2.

30. FeCl3 + KI → FeCl2 + KCl + 0,5I2.

31. (NH4)2Cr2O7 → Cr2O3 + N2 + 4H2O.

32. 2Na2CrO4 (vàng) + H2SO4 → Na2Cr2O7 (màu da cam) + Na2SO4 + H2O

33. 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3.

34. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3.

35. 2Cr + 3SnCl2 → 2CrCl3 + 3Sn.

36. Cr + 2HCl → CrCl2 + H2.

37. Cr + H2SO4 (loãng) → CrSO4 + H2.

38. 4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3.

39. Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4] (hay NaCrO2).

40. 2Cr(OH)3  → Cr2O3 + 3H2O.

41. 4CrO3 → 2Cr2O3 + 3O2.

42. 2Cr2O3 + 8NaOH + 3O2 → 4Na2CrO4 + 4H2O.

43. Cr2O3 + 2Al → 2Cr + Al2O3.

44. 3CrO3 + 2H2O → H2Cr2O7 + H2CrO4.

45. 2Na2Cr2O7  → 2Na2O + 2Cr2O3 + 3O2.

46. 2CrCl3 + Zn → ZnCl2 + 2CrCl2.

47. 2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O.

48. 4CrCl2 + O2 + 4HCl → 4CrCl3 + 2H2O.

49. CrCl2 + 2NaOH → Cr(OH)2 + 2NaCl.

50. 2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3.

51. Na2Cr2O7 + S → Na2SO4 + Cr2O3.

52. 2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

53. 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O

54. 2Na2Cr2O7 + 3C → 2Na2CO3 + CO2 + 2Cr2O3.

55. Na2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2NaCl + 3Cl2 + 7H2O.

56. K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

57. K2Cr2O7 + 3H2S + 4H2SO4 → Cr2(SO4)3 +3S + K2SO4 + 7H2O.

58. K2Cr2O7 + 3K2SO3 + 4H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 4H2O.

59. K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3+4K2SO4 + 3I2 + 7H2O.

60. CuO + H2  → Cu + H2O

61. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2.

62. CuS + 4H2SO4 đặc → CuSO4 + 4SO2 + 4H2O.

63. CuS + 2AgNO3 → 2AgS + Cu(NO3)2.

64. Cu + Cl2 → CuCl2.

65. Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

66. 3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

67. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

68. 3Cu + 2NaNO3 + 4H2SO4 → 3CuSO4 + Na2SO4 + 2NO + 4H2O.

69. 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O.

70. Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH.

71. 3CuO + 2NH3 → N2 + 3Cu + 3H2O.

72. CuO + Cu → Cu2O.

73. Cu2O + H2SO4 loãng → CuSO4 + Cu + H2O.

74. 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 2NO2 + 3O2.

75. Ag2O + H2O2 → 2Ag + H2O + O2↑.

76. 2Ag + O3 → Ag2O + O2.

77. Au + HNO3 + 3HCl (đặc) → AuCl3 + 2H2O + NO

78. Hg + S → HgS.

79. 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2.

80. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2.

81. Ag + 2HNO3 đặc → AgNO3 + NO2 + H2O.

82. 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?

A. [Ar]3d6.                  B. [Ar]3d5.                  C. [Ar]3d4.                  D. [Ar]3d³.

Câu 2. Quặng sắt nào sau đây có hàm lượng sắt lớn nhất?

A. Hematit.                 B. Manhetit.                C. Xiđerit.                   D. Pirit sắt.

Câu 3. Hợp chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?

A. ZnO.                       B. Al(OH)3.                C. CrO3.                      D. NaHCO3.

Câu 4. Phân biệt các mẫu hợp kim Al–Fe, Al–Cu, Cu–Fe bằng phương pháp hóa học thì cần dùng

A. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl.         B. dung dịch KOH và H2SO4 loãng.

C. dung dịch KOH và HNO3 đặc, nguội.        D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5. Oxi hóa hoàn toàn 0,728g bột Fe thu được 1,016g hỗn hợp X gồm các oxit sắt. Hòa tan X bằng dung lịch HNO3 loãng, dư. Thể tích khí NO duy nhất bay ra (đktc) là

A. 0,336 lít.                 B. 33,6 ml.                  C. 0,896 lít.                 D. 22,4 ml.

Câu 6. Chọn câu sai trong các câu sau.

A. Fe có thể tan trong dung dịch FeCl3.

B. Ag có thể tan trong dung dịch FeCl3.

C. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl3.

D. Trong dung dịch, AgNO3 phản ứng với FeCl2.

Câu 7. Trong phòng thí nghiệm, để bảo quản dung dịch muối sắt (II), người ta thường cho vào đó

A. dung dịch HCl.       B. thanh Fe.                 C. dung dịch H2SO4.  D. dung dịch AgNO3.

Câu 8. Lấy 5,52g hỗn hợp X chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi, chia làm 2 phần bằng nhau. Phần A tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2,016 lít khí (đktc). Đốt cháy hết phần B trong khí oxi thu được 4,36g hỗn hợp gồm Fe3O4 và oxit của M. Khối lượng mol của M; số gam của Fe và M trong X lần lượt là

A. 27; 3,36; 2,16.        B. 27; 1,68; 3,84.        C. 54; 3,36; 2,16.        D. 18; 3,36; 2,16.

Câu 9. Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng được 55,6g tinh thể FeSO4.7H2O. Thể tích hiđro (đktc) được giải phóng là

A. 8,16 lít.                   B. 7,33 lít.                   C. 4,48 lít.                   D. 10,36 lít.

Câu 10. Ngâm một đinh sắt nặng 4g trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,286g. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là

A. 0,286g.                   B. 0,252g.                   C. 2,002g.                   D. 2,200g.

Câu 11. Người ta dùng 200 tấn quặng hematit chứa 30% Fe2O3 để có thể sản xuất được m tấn gang có hàm lượng sắt 80%. Biết hiệu suất của quá trình 96%. Giá trị của m là

A. 50,4.                       B. 25,2.                       C. 35,0.                       C. 54,69.

Câu 12. Một thanh đồng nặng 140,8g ngâm trong dung dịch AgNO3 một thời gian lấy ra rửa nhẹ sấy khô cân được 171,2g. Thể tích dung dịch AgNO3 32% (D = 1,2 g/ml) đã tác dụng với thanh đồng là

A. 177 lít.                    B. 177 ml.                   C. 88,5 lít.                   D. 88,5 ml.

Câu 13. Đốt 12,8g Cu trong không khí thu được chất rắn X. Hòa tan chất rắn X trên vào dung dịch HNO3 0,5M thu được 448 ml khí NO (đktc). Khối lượng chất rắn X là

A. 15,52g.                   B. 10,08g.                   C. 16,00g.                   D. 14,96.

Câu 14. Dùng CO dư khử 2,4g hỗn hợp gồm CuO và một oxit sắt có cùng số mol thu được 1,76g chất rắn, đem hòa tan vào dung dịch HCl thì bay ra 0,448 lít khí (đktc). Oxit sắt đó là

A. FeO.                       B. Fe2O3.                    C. Fe3O4.                    D. Không xác định.

Câu 15. Hòa tan hết m gam hỗn hợp 3 oxit sắt vào dung dịch HCl được dung dịch X, cô cạn X thì thu được m gam hỗn hợp hai muối có cùng số mol. Mặt khác, nếu dẫn khí clo dư vào X rồi lại cô cạn thì lại thu được (m + 1,42) gam muối khan. Giá trị của m là

A. 5,64g.                     B. 6,89g.                     C. 6,08g.                     D. 5,92g.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương ôn tập Chương 7 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Lý thuyết và bài tập Chương 7 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Hồ Thị Bi. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số nội dung cùng chuyên mục tại đây:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF