Tài liệu Lý thuyết ôn tập và các dạng bài tập Tính múi giờ Địa lí 10 do Hoc247 tổng hợp bao gồm 2 phần lý thuyết hệ quả chuyển động tự quay quanh trục và phần thực hành các dạng bài tập tính múi giờ trong chương trình Địa lý 10 sẽ giúp các em làm quen với các dạng câu hỏi trong đề thi để các em có thể đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
LÝ THUYẾT ÔN TẬP VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP TÍNH MÚI GIỜ ĐỊA LÍ 10
I. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
a. Sự luân phiên ngày đêm.
Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục -> có hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
b. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
Khái niệm.
- Giờ địa phương (giờ Mặt Trời): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
- Giờ quốc tế (giờ GMT): giờ ở múi giờ số 0.
Quy ước:
- Trái Đất chia thành 24 múi giờ (đánh từ 0 đến 23 từ Đông sang Tây), mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
- Mỗi múi giờ cạnh nhau hơn hoặc kém nhau 1 giờ.
- Nếu đi từ phía Tây sang phía Đông vượt qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại 1 ngày, nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 1800 thì tăng thêm 1 ngày lịch.
II. Các dạng bài tập Tính múi giờ.
* Thiết lập công thức tính giờ.
- Gọi A là kinh độ, x, y là múi giờ.
- Nếu A thuộc bán cầu Đông: Kinh độ A : 150 = x ( làm tròn số theo quy tắc toán học).
- A thuộc bán cầu Tây: (3600-A):150=y Hoặc A:150 = x thì A thuộc múi 24-x
Ví dụ: Cho biết ở kinh tuyến số 1000Đ, 1000T, 1150T, 1760Đ thuộc múi giờ số mấy?
Bài làm
- Kinh tuyến 1000 Đ thuộc múi giờ: 1000 : 15 = 6,66 (làm tròn số theo quy tắc toán học là 7).
- Kinh tuyến 1000T thuộc múi giờ: ( 3600 - 1000 ):15 = 17 nên thuộc múi giờ số 17.
Hoặc 24–7 = 17 => 17 – 24 = -7 ( nghĩa là múi giờ thuộc kinh tuyến 1000 T là -7).
- Kinh tuyến 1150T thuộc múi giờ: (3600 - 1150):15 = 16 nên thuộc múi giờ số 16.
Hoặc 24 - 8 = 16 =>16 – 24 = -8 ( nghĩa là múi giờ thuộc kinh tuyến 1150 T là -8).
- Kinh tuyến 1760Đ thuộc múi giờ: 1760:15=12 (múi giờ số 12).
Bảng chuyển đổi từ múi giờ 13 đến 23 ra múi giờ âm.
Múi giờ |
Đổi (giờ đêm) |
13 |
-11 |
14 |
-10 |
15 |
-9 |
16 |
-8 |
17 |
-7 |
18 |
-6 |
19 |
-5 |
20 |
-4 |
21 |
-3 |
22 |
-2 |
23 |
-1 |
24 |
0 |
* Tính giờ:
- Giờ B (giờ đã biết) “+”: “-” ( khoảng cách chênh lệch 2 múi giờ) à “+” khi tính về phía đông, “-” tính về phía tây.
- Tính giờ các nước = giờ nước ta +/- số múi. Dấu “+” nếu nước đó ở bên phải nước ta, dấu “-” nếu nước đó ở bên trái nước ta.
* Tính ngày:
- Cùng bán cầu không đổi ngày.
- Khác bán cầu đổi ngày theo quy luật của kinh tuyến 1800 ( bán cầu Tây sang bán cầu Đông lùi 1 ngày và ngược lại).
Ví dụ 1: Một trận bóng đá tại WORLD CUP 2002 ở Hàn Quốc (1200 Đ), diển ra lúc 13h ngày 1/2/2002 được truyền hình trực tiếp trên thế giới. Tại các địa điểm Việt Nam (1050), Achentina (600T), LB Nga (450Đ), Oxtraylia (1500Đ) sẽ được xem truyền hình trực tiếp lúc mấy giờ, ngày nào?
Hướng dẩn:
- Khi có kinh độ ta tính ra múi giờ.
- Khi biết được múi giờ ta tính xem Hàn Quốc cách các quốc gia cần tính là bao nhiêu múi giờ.
- Áp dụng công thức tính:
Giờ các nước = giờ nước ta “+”/ “-” số múi |
Ví dụ:
* Khi ở HQ lúc 13h ngày 1.6.2002.
- Hàn Quốc cách Việt Nam: 8-7= 1 múi.
=> 13h - 1 = 12h ngày 1/6/2002.(do VN năm bên trái Hàn Quốc)
* Ở Anh (múi giờ 0): 0 - 8 = 8 múi
=> 13h - 8 = 5h ngày 1/6/2002.
* Ở Nga (múi số 3): 3 - 8 = 5 múi.
=> 13h - 5 = 8h ngày 1/6/2002.
* Oxtraylia (múi số 10): 10 - 8=2 múi.
=> 13h + 2 = 15h ngày 1/6
Vị trí |
Hàn Quốc |
Việt Nam |
Achentina |
LB Nga |
Oxtraylia |
Kinh độ |
1200Đ |
1050Đ |
600T |
450Đ |
1500Đ |
Múi giờ |
8 |
7 |
4 |
3 |
10 |
Giờ |
13h |
12h |
21h |
8h |
15h |
Ngày, tháng |
1.6.2002 |
1.6.2002 |
1.6.2002 |
1.6.2002 |
1.6.2002 |
Ví dụ 2: Một máy bay cất cánh tại sân bay Nội Bài vào lúc 6h00 ngày 1/3/2010 và hạ cánh tại London sau 12 giờ bay. Hỏi vào lúc đó tại Tôkiô (1350Đ), New Deli(750Đ), Xitni (1500Đ),Lot Angiolet (1200T), Oasinton (750T) là mấy giờ? Ngày nào?
Hướng dẩn:
Để biết giờ ở các địa điểm trên thì ta phải biết giờ ở London.
- Hà Nội (múi giờ 7), London (múi giờ 0) cách nhau 7 múi.
- Khi máy bay xuất phát thì giờ ở London là: 6h - 7múi = 1h
- Chuyến bay, bay hết 12h mới đến London lúc đó giờ ở London là: 1 – 12 = 11h ngày 1/3/2010.
- Lúc Hà Nội (múi giờ số 7) là 6h00 ngày 1/3/2010, thì tại Luân Đôn (múi giờ gốc) là 23h00 ngày 28/2/2010. Sau 12 giờ bay, máy bay hạ cánh tại London lúc: 23 + 12 – 24 = 11 giờ ngày 1/3/2010.
- Tôkiô ở kinh độ 1350Đ, ứng với múi giờ số 9 (135 : 15 = 9). Vào lúc London 11h00 thì Tôkiô là 20h00 (11 + 9 = 20) cùng ngày.
- Oasinton ở kinh độ 750T ứng với múi giờ số 5, phía bên trái của Luân Đôn, có số giờ lúc đó là: 11 – 5 = 6 giờ cùng ngày.
Ví dụ 3: Vào lúc 19h ngày 5.2.2003 tại Hà Nội khai mạc SEAGAME 22. Hỏi lúc đó là mấy giờ, ngày nào tại các địa điểm sau: Xê-un(1200 Đ), Lot Angiolet (1200 T), Pari( 20 Đ) , biết rằng Hà Nội 1050.
Hướng dẫn:
- Hà Nội thuộc múi giờ thứ 7
- Khi có kinh độ ta tính ra múi giờ.
- Khi biết được múi giờ ta tính xem các địa điểm cách Hà Nội là bao nhiêu múi giờ
- Xê-un thuộc múi giờ số : 1200 : 15 = 8=> Xê-un ở múi giờ số 8.
=> Khoảng cách chênh lệch giữa Xê-un và Hà Nội là: 8 – 7 = 1.
Giờ ở Xê-un: 19 + 1 = 20h, ngày 5/12/2003.
- Pari thuộc múi giờ 0.
=> Khoảng cách chênh lệch giữa Hà Nội và Pari là: 7 – 0 = 7.
Giờ ở Pari là: 19 – 7 = 12h ngày 5/12/2003.
- Lot Angiolet thuộc múi giờ: ( 360 – 120 ) : 15 = 16.
=> Khoảng cách chênh lệch từ Hà Nội đên Lot Angiolet: 16 – 7 = 9.
- Giờ của Lot Angiolet: 19 + 8 = 28h - 24h = 4h ngày 6/12/2003. (Lot Angiolet nằm ở bán cầu Tây).
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231374 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023954 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023338 - Xem thêm