OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học năm 2020 môn Hóa 10 Trường THPT Bãi Cháy

14/05/2020 861.83 KB 505 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200514/115556061529_20200514_081611.pdf?r=3100
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học năm 2020 môn Hóa 10 Trường THPT Bãi Cháy. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án hoàn thành trong thời gian 60 phút. Hy vọng đề kiểm tra này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn và đạt kết quả cao ở bài kiểm tra sắp tới. 

 

 
 

LUYỆN TẬP: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG - CÂN BẰNG HÓA HỌC

I. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

1.  Xác định thực nghiệm cho biết : để trung hoà hoàn toàn 50 ml dung dịch KOH nồng độ 1,0 mol/lít bằng 50,0 ml dung dịch H2SO4 0,5 mol/lít cần 0,75 giây. Tốc độ trung bình của phản ứng trung hoà :    2KOH    +    H2SO4  →  K2SO4   +   2H2O là :

A. 1,333 mol.lít-1.giây-1       

B. 0,667 mol.lít-1.giây-1             

C. 1,0 mol.lít-1.giây-1

D. 0,5 mol.lít-1.giây-1

Đáp án B

2.  Xét phản ứng :   2NO  +  O2  →  2NO2 có hằng số tốc độ được biểu diễn như sau : v = k. 

a) Tốc độ đầu của phản ứng trên thay đổi như thế nào nếu tăng nồng độ NO lên 4 lần, nồng độ O2 và nhiệt độ được giữ nguyên :

A. Tốc độ đầu của phản ứng không đổi            

B. Tốc độ đầu của phản ứng tăng 4 lần 

C. Tốc độ đầu của phản ứng tăng 16 lần            

D. Tốc độ đầu của phản ứng giảm 4 lần a) Đáp án C

b) Tốc độ đầu của phản ứng trên thay đổi như thế nào nếu giảm thể tích bình phản ứng đi một nửa và số mol NO và O2 không đổi, nhiệt độ được giữ nguyên :

A. Tốc độ đầu của phản ứng không đổi            

B. Tốc độ đầu của phản ứng tăng 8 lần 

C. Tốc độ đầu của phản ứng tăng 32 lần        

D. Tốc độ đầu của phản ứng giảm8 lần b) Đáp án B

3.  Phản ứng tổng hợp amoniac là một trong những sản xuất hoá học quan trọng. Từ amoniac người ta sản xuất phân đạm, axit nitric, thuốc nổ… Trong phản ứng tổng hợp amoniac :

2N2(k)  + 3H2(k)     →         2NH3(k) 

tốc độ phản ứng hoá học tổng hợp amoniac được biểu diễn bằng biểu thức : v = k.[H2]3.[N2]

a) Tốc độ phản ứng sẽ tăng bao nhiêu lần nếu tăng nồng độ hiđro lên 3 lần khi nhiệt độ của phản ứng và nồng độ nitơ được giữ nguyên.

A. 3 lần.      

B. 9 lần.

C. 27 lần.

D. 81 lần.           

b) Tốc độ phản ứng sẽ tăng bao nhiêu lần nếu tăng nồng độ hiđro và nitơ lên 3 lần khi nhiệt độ của phản ứng được giữ nguyên.
A. 3 lần.    

B. 9 lần.

C. 27 lần.

D. 81 lần. 

4.  Cho phản ứng : 2NO + O2  →   2NO2 .

Khi tăng nồng độ của các chất lên 3 lần thì tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch tăng lên bao nhiêu lần ?

5.  Thực hiện phản ứng: 2CO + O2 = 2CO2 trong một bình kín, nhiệt độ không đổi. Nếu áp suất của khí ban đầu trong bình tăng lên  3 lần thì tốc độ của phản ứng thay đổi như thế nào ? Giả sử phản ứng trên là đơn giản 

6.  Cho khí HI vào một bình kín rồi đun nóng tới nhiệt độ xác định thì xảy ra quá trình như sau: 2HI →  H2 + I2

a) Tính % số mol HI bị phân li thành H2 và I2 khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, biết rằng kn  = 64kt .

b) Khi lượng HI ban đầu cho vào là 0,5 mol và dung tích bình là 5 lít thì khi cân bằng đạt được nồng độ mol của các chất trong phản ứng là bao nhiêu?

7.  Có phản ứng hoá học sau:   N2 + 3H2 → 2NH3

Nồng độ lúc đầu của N2 là 0,01 mol/lít, sau 10 giây nồng độ của N2 là 0,009 mol/lít. Tính tốc độ của phản ứng trong thời gian trên. Áp suất và nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến cân bằng trên ?

II. CÂN BẰNG HÓA HỌC

1.  Xét cân bằng :      Fe2O3 (r) + 3CO (k) → 2Fe (r) + 3CO2 (k)  Biểu thức hằng số cân bằng của hệ là 

A.  K = \(\frac{{{{\left[ {{\rm{Fe}}} \right]}^{{\rm{ 2}}}}{\rm{.}}{{\left[ {{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}} \right]}^{{\rm{ 3}}}}}}{{\left[ {{\rm{F}}{{\rm{e}}_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}} \right]{\rm{.}}{{\left[ {{\rm{CO}}} \right]}^{{\rm{ 3}}}}}}\) 

B.  K = \(\frac{{\left[ {{\rm{F}}{{\rm{e}}_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}} \right]{\rm{.}}{{\left[ {{\rm{CO}}} \right]}^{\rm{3}}}}}{{{{\left[ {{\rm{Fe}}} \right]}^{{\rm{ 2}}}}{\rm{.}}{{\left[ {{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}} \right]}^{\rm{3}}}}}\)      

C.  K =  \(\frac{{{{\left[ {{\rm{CO}}} \right]}^{\rm{3}}}}}{{{{\left[ {{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}} \right]}^{\rm{3}}}}}\)

D.  K = \(\frac{{{{\left[ {{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}} \right]}^{\rm{3}}}}}{{{{\left[ {{\rm{CO}}} \right]}^{\rm{3}}}}}\)

2.  Xét các cân bằng sau :

2SO2(k) + O2(k)   → 2SO3(k) (1)              

SO2(k) + 1/2O2(k)   → SO3 (k) (2)

2SO3(k)  →   2SO2(k) + O2(k) (3)

Gọi K1, K2, K3 là hằng số cân bằng ứng với các trường hợp (1), (2), (3) thì biểu thức liên hệ giữa chúng là :

A.  K1 = K2 = K3     

B.  K1 = K2 = (K3)-1  

C.  K1 = 2K2 = (K3)-1   

D. K1 = (K2)2 = (K3)-1

3.  Xác định hằng số cân bằng của phản ứng sau ở 430 oC :  H2 (k) + I2 (k) → 2HI (k) Biết [H2] = [I2] = 0,107M và [HI] = 0,786M

A. 0,019                 

B. 7,346               

C. 53,961                 

D. 68,652

4.  Cho biết phản ứng sau : H2O (k) + CO (k) → H2 (k) + CO2 (k)

ở 700 oC  hằng số cân bằng K = 1,873. Tính nồng độ H2O và CO ở trạng thái cân bằng, biết rằng hỗn hợp ban đầu gồm 0,300 mol H2O và 0,300 mol CO trong bình 10 lít ở 700 oC.

A. 0,01733M             

B. 0,01267M                   

C. 0,1733M                 

D. 0,1267M

5. .Hằng số cân bằng của phản ứng : H2(k) + Br2 (k) → 2HBr (k)   ở 730 oC là 2,18.106. 

Cho 3,20 mol HBr vào trong bình phản ứng dung tích 12,0 lít ở 730 oC. Tính nồng độ của H2, Br2 vàHBr ở trạng thái cân bằng.

6. Iot bị phân hủy bởi nhiệt theo phản ứng sau : I2 (k) → 2I (k)  ở 727 oC hằng số cân bằng là 3,80.10–5. Cho 0,0456 mol I2 vào trong bình 2,30 lít ở 727 oC. Tính nồng độ I2 và I ở trạng thái cân bằng.

7.  Nồng độ của SO2  và O2 trong hệ : 2SO2 + O2 → 2SO3 tương ứng là  4mol/l và 2mol/l. Khi đạt tới cân bằng có 80% SO2 đã phản ứng . Vậy hằng số cân bằng của phản ứng là 

A. 40.                                 

B. 10.                    

C. 32.                    

D. 25.

8. Cho phản ứng :  N2O4 (k) → 2NO2 (  H=58kJ > 0). Có hằng số cân bằng KC = 4,63.10-3 ở 25oC.   Nồng độ ban đầu của N2¬O4 =0,05M.

a) Tính nồng độ của các chất ở trạng thái cân bằng

b) Khi hệ đang cân bằng cho thêm vào hỗn hợp phản ứng 0,02M   N2O4 nữa. Tính nồng độ của các chất ở trạng thái cân bằng mới.

9.  Nén 2 mol N2 và 8 mol H2 vào một bình kín có thể tích 2 lít  (chỉ chứa chất xúc tác với thể tích không đáng kể) đã được giữ ở nhiệt độ không đổi. Khi phản ứng trong bình đạt tới trạng thái cân bằng, áp suất chất khí trong bình bằng 0,8 lần áp suất lúc đầu (khi mới cho xong các khí vào, chưa xảy ra phản ứng). Tính hằng số cân bằng của phản ứng trong bình.

10. Nồng độ  ban đầu của H2 và hơi Br2 trong  phản ứng.

H2 + Br2  → 2HBr, lần lượt là. 1,5mol/l và 1mol/l. Khi đạt tới cân bằng có tới 90% Br2 đã phản ứng. Vậy, hằng số cân bằng của  phản ứng là

A. 0,034.                   

B. 30.

C. 54.

D. 900.

11.  Cho phản ứng tổng hợp amoniac :  2N2(k) + 3H2(k)→ 2NH3(k)

a) Tính hằng số cân bằng của phản ứng nếu ở trạng thái cân bằng nồng độ của NH3 là 0,30 mol/lít, của N2 là 0,05 mol/lít và của H2 là 0,10 mol/lít. 

b) Tính hiệu suất của quá trình tổng hợp amoniac nếu nồng độ ban đầu của N2 là 1,0 mol/lít và của H2 là 3,0 mol/lít. Điều kiện thực hiện phản ứng không thay đổi.

12.  Tính nồng độ cân bằng của các chất trong phản ứng hoá học ở một nhiệt độ TK của phản ứng :

CO(k) + Cl2(k) → COCl2(k)

Biết rằng nồng độ ban đầu của CO là 0,20 mol/lít và của Cl2 là 0,30 mol/lít và hằng số cân bằng là 5, thể tích hỗn hợp phản ứng không đổi trong suốt quá trình.

13.  Phản ứng hoá học : CO(K)+ Cl2 (K) → COCl2 (K) được thực hiện trong bình kín ở nhiệt độ không đổi, nồng độ ban đầu của CO và Cl2 bằng nhau và bằng 0,4 mol/lít.

a) Tính hằng số cân bằng của phản ứng biết rằng khi hệ đạt tới cân bằng thì chỉ còn 50% l¬ợng CO ban đầu.

b) Sau khi cân bằng đư¬ợc thiết lập ta thêm 0,1 mol CO vào 1 lít hỗn hợp. Cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào ? Tính nồng độ các chất lúc cân bằng mới thiết lập.  

14.  Nếu giảm thể tích của hệ phản ứng: N2 + 3H2 →  2NH3 xuống 3 lần thì cân bằng sẽ dịch chuyển về phía nào? Chứng minh  sự dịch chuyển đó.

15.  Người ta tiến hành phản ứng hóa este sau ở nhiệt độ thích hợp :

CH3COOH   +    C2H5OH  → CH3COOC2H5  +  H2O (1)

Nếu ban đầu lấy 1mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH thì khi đạt đến cân bằng thu được 2/3 mol este CH3COOC2H5. 

a) Người ta có thể thu được bao nhiêu mol este tại thời điểm cân bằng nếu ban đầu lấy 1mol CH3COOH và 2mol C2H5OH ?

b) Cần lấy bao nhiêu mol CH3COOH cho tác dụng với 1 mol C2H5OH để hiệu suất tạo este đạt 75% ?

16. Trong bình kín dung tích 56 lít chứa N2, H2 ở 0oC và 200atm có tỉ khối hơi so với không khí bằng 0,25 và một ít chất xúc tác, nung nóng bình một thời gian sau đó đưa bình về 0oC thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu ( không khí có 20% O2, 80% N2 ). Tính hiệu suất phản ứng  tổng hợp NH3 .

17.  A là 8,96 lít hỗn hợp  khí gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi so với O2 bằng 17/64, cho A vào một bình kín có chất xúc tác thích hợp rồi đun nóng thì thu được hỗn hợp  khí B gồm N2 , H2 , NH3 có thể tích 8,064 lít ( biết các thể tích  khí đều được đo ở đktc). Tính hiệu suất của quá trình tổng hợp amoniăc, và % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp  khí B .

18.  A là hỗn hợp  khí gồm N2 , H2 có tỉ khối so với O2 bằng 0,225. Dẫn hỗn hợp  A vào bình có chất xúc tác thích hợp, đun nóng để phản ứng  tổng hợp amoniăc xảy ra thì thu được hỗn hợp  khí B có tỉ khối so với O2 bằng 0,25. Tính hiệu suất của quá trình tổng hợp amoniăc, và % theo thể tích củA mỗi khí trong hỗn hợp  khí B.

.....

Trên đây là trích dẫn nội dung Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học năm 2020 môn Hóa 10 Trường THPT Bãi Cháy, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF