OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Kiến thức trọng tâm và bài tập ôn Phân bố dân cư Địa lí 12

29/03/2021 1.24 MB 116 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210329/728718228456_20210329_173036.pdf?r=312
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm và bài tập ôn Phân bố dân cư Địa lí 12 do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về phân bố dân cư đã học. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

PHÂN BỐ DÂN CƯ

I. Lý thuyết

1. Dân cư Việt Nam phân bố không đều và chưa hợp lý

Dân cư nước ta có mật độ TB 254 ng/km2 (2006) nhưng phân bố này không đều và chưa hợp lý giữa các vùng lãnh thổ.

a. Giữa đồng bằng, ven biển với trung du và miền núi (Khai thác Atlat)

* Đặc điểm: (Số liệu năm 2006)

- Đồng bằng (25% diện tích) tập trung 75% dân số, mật dộ dân số cao

+ ĐBSH phần lớn có mật độ cao từ 501- 2000 người/km2 (1225 người/ km2)

+ Dải phù sa ngọt của ĐBSCL và một số vựng ven biển cú mật độ từ 501- 1000 người/km2

- Trung du và miền núi (75% diện tích): 25% dân số, mật độ thấp, phân bố rải rác

+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ chủ yếu dưới 50 người/km2 và từ 50- 100 người/km2

+ Vựng nỳi BTB cú mật độ chủ yếu dưới 100 người/km2.

* Ảnh hưởng: Đây là sự phân bố bất hợp lý giữa tài nguyên và lao động

-> do đó TNTN của 2 khu vực đều bị sử dụng không hợp lý dẫn đến tình trạng cạn kiệt, suy thoái; hiệu quả sử dụng lao động cả 2 nơi đều thấp.

b. Giữa thành thị và nông thôn (số liệu: biểu đồ Dân số Việt Nam qua các năm)

- Dân thành thị 27,4% dân số, có xu hướng tăng song tỉ lệ dân thành thị còn thấp -> phản ánh trình độ phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ ở đô thị còn thấp, tăng chậm.

- Dân nông thôn 72,9%, có xu hướng giảm tỉ trọng. Dân nông thôn chiếm tỉ lệ cao song vẫn chưa sử dụng hết quĩ thời gian, thời gian nông nhàn còn nhiều.

c. Phân bố dân cư không đồng đều trong một khu vực địa hình:

- Giữa khu vực đồng bằng: Dân cư còn phân bố không đều giữa đồng bằng miền Bắc với các đồng bằng miền Nam ĐBSH có mật độ dân số cao nhất cả nước 1225 nhiều lần so với ĐBSCL (429) và ĐBDH với mật độ phổ biển từ 201- 500 và 101- 200 người/ km2

- Mật độ vùng núi và vùng trung du (đồi, bán bình nguyên) cũng chênh lệch, mật độ dân cư ở trung du > miền núi. VD: Tây Nguyên 89ng/km2, ĐNB 511 ng/km2.

Trong khu vực TDMN thì vùng trung du có mật độ phổ biến 101- 200, còn miền núi mật độ thưa phổ biến dưới 50 người/km2

d. Phân bố không đều ngay trong nội bộ từng vùng kinh tế (hoặc trong một tỉnh…)

+ Ở ĐBSH: Dân cư tập trung đông dân nhất ở vùng trung tâm, và ven biển mật độ trên 1001, nhiều nơi trên 2000. phía Bắc và ĐB và TN mật độ chỉ 201- 500.

+ Ở ĐBSCL vùng ven sông Tiền, Hậu mật độ phổ biến 501- 1000, nhưng các tỉnh Long An, Hà Tiên và bán đảo Cà Mau mật độ chủ yếu 101- 200 người/km2.

B. Bài tập

Câu 1: Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta xếp thứ 3 sau

A. In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

B. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.

C. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.

D. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.

Đáp án: Dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á, sau In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Dân số nước ta đứng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á?

A. Thứ nhất.

B. Thứ hai.

C. Thứ ba.

D. Thứ tư.

Đáp án: Dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á, sau Indonexia và Philippin.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết dân tộc ít người nào có số dân lớn nhất?

A. Tày.

B. Thái

C. Mường.

D. Khơ –me.

Đáp án: Căn cứ vào bảng số liệu: Các dân tộc Việt Nam (Atlat ĐLVN trang 16):

Trừ dân tộc Việt (Kinh) ra thì các dân tộc còn lại đều thuộc nhóm dân tộc ít người.

⇒ Dân tộc ít người có số dân lớn nhất là Tày (1 626 392 người)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Căn cứ vào Atlat trang 16, dân tộc ít người có dân số đứng thứ 3 ở Việt Nam là

A. Tày.

B. Thái.

C. Mường.

D. Hmong.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat trang 16, dân tộc ít người có dân số đông nhất là Tày (1,63 triệu người), tiếp theo là dân tộc Thái (1,55 triệu người), Mường (1,27 triệu người),…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước ta: 1225 người/km2.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Đặc điểm nổi bật về dân cư của Đồng bằng sông Hồng là

A. mật độ dân số cao nhất nước ta.

B. mật độ dân số thấp nhất nước ta.

C. dân cư phân bố đồng đều giữa thành thị và nông thôn

D. tỉ lệ dân số thành thị cao hơn dân nông thôn.

Đáp án: Đồng bằng sông Hồng là vùng tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước với mật độ dân số cao nhất 1225 người/km2

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Vùng có mật đô dân số thấp nhất hiện nay của nước ta là:

A. Tây Bắc.

B. Đông Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Đáp án: Tây Bắc có mật độ thấp nhất 69 người/km2.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Người Việt Nam ở nước ngoài tập trung nhiều nhất tại các quốc gia và khu vực nào sau đây?

A. Trung Á, châu Âu, Ôxtrâylia.

B. Bắc Mĩ, châu Âu, Nam Á.

C. Bắc Mĩ, Ôxtrâylia, Đông Á.

D. Bắc Mĩ, châu Âu, Ôxtrâylia.

Đáp án: Có khoảng 3,2 triệu người Việt sinh đang sinh sống ở nước  ngoài; số người này tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì (Bắc Mĩ), Ôxtrâylia và một số nước châu Âu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi hình dạng tháp dân số năm 2007 so với năm 1999?

A. đáy tháp và đỉnh tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng.

B. đáy tháp mở rộng , thân tháp thu hẹp.

C. đáy tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng, đỉnh tù.

D. đáy tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng, đỉnh nhọn hơn.

Đáp án: Quan sát hai tháp tuổi năm 1999 và năm 2007 (Atlat ĐLVN trang 15):

So với năm 1999,hình dạng tháp tuổi năm 2007 có xu hướng:

- thu hẹp đáy tháp.

- thân tháp mở rộng

- đỉnh tù hơn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi hình dạng tháp dân số năm 2007 so với năm 1999?

A. Đáy tháp thu hẹp.

B. Đáy tháp mở rộng.

C. Đỉnh tháp nhọn.

D. Thân tháp thu hẹp.

Đáp án: Quan sát hai tháp tuổi năm 1999 và năm 2007 (Atlat ĐLVN trang 15): So với năm 1999, hình dạng tháp tuổi năm 2007 có xu hướng là thu hẹp đáy tháp, thân tháp mở rộng và đỉnh tháp tù hơn.

Đáp án cần chọn là: A

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm và bài tập ôn Phân bố dân cư Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF