OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Kiến thức trọng tâm Loài và cơ chế cách li Sinh học 12

09/04/2021 1.13 MB 267 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210409/477819055725_20210409_140048.pdf?r=6230
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu tài liệu Kiến thức trọng tâm Loài và cơ chế cách li Sinh học 12 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về các cơ chế cách li trong chương trình Sinh học 12. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

LOÀI VÀ CƠ CHẾ CÁCH LI

A. Lý thuyết

1. Loài sinh học và tiêu chuẩn phân biệt loài

Loài sinh học là một nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác.

Quần thể là nhóm cá thể cùng loài, là đơn vị tổ chức cơ sở của loài.

Các dạng cách li:

- Cách li địa lí (cách li không gian)

+ Quần thể bị phân cách nhau bởi các vật cản địa lí như núi, sông, biển...

+ Khoảng cách địa lí làm ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

+ Hạn chế sự trao đổi vốn gen các quần thể.

+ Phân hóa vốn gen của quần thể.

- Cách li sinh sản

Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.

Cách li sinh sản bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.

Cách li trước hợp tử bao gồm: cách li nơi ớ, cách li tập tính, cách li thời gian (mùa vụ), cách li cơ học.

Cách li sau hợp tử: là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.

- Cách li trước hợp tử

Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.

+ Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh): do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.

+ Cách li tập tính: do tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau.

+ Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái): do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau.

+ Cách li cơ học: do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.

- Cách li sau hợp tử 

Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lượng, hình thái, cấu trúc.

+ Thụ tinh được nhưng hợp từ không phát triển.

+ Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ.

2. Sự phân li các nhóm phân loại và chiều hướng tiến hoá của sinh giới

a. Sự phân li các nhóm phân loại

Sinh giới tiến hóa theo hai hướng:

- Tiến hóa đồng quy tính trạng.

- Tiến hóa theo hướng phân li tính trạng.

Tiến hóa đồng quy tính trạng

Tiến hóa phân li tính trạng

-   Chọn lọc tự nhiên tiến hành theo những hướng khác nhau trên cùng 1 nhóm đối tượng. Qua sự tích lũy biến dị có lợi theo những hướng thích nghi nhất và sự đào thải những dạng trung gian kém thích nghi, con cháu xuất phát từ 1 gốc chung ngày càng khác xa tổ tiên ban đầu và ngày càng khác xa nhau. Căn cứ vào quan hệ họ hàng gần xa người ta xếp các loài con cháu của cùng 1 tổ tiên vào các đơn vị phân loại trên loài: chi, họ, bộ, lớp, ngành.

-   Từ sự phân li tính trạng, suy rộng ra toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay đều có 1 nguồn gốc chung.

1. Một số loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau, có kiểu gen khác nhau, nhưng có những nét đại cương trong hình dạng cơ thể hoặc hình thái tương tự ở một vài cơ quan, gọi đó là sự đồng quy tính trạng.

2. Do cùng sống trong điều kiện giống nhau nên đã được chọn lọc theo cùng 1 hướng, cùng tích lũy những đột biến tương tự như nhau.

Bài tập: Cá mập, ngư long, cá voi là 3 loài khác nhau nhưng cùng sống trong nước nên hình dạng ngoài của chúng rất giống nhau.

b. Chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới

-     Ngày càng đa dạng, phong phú: Chọn lọc tự nhiên đã tiến hành theo con đường phân li tính trạng nên sinh giới đã tiến hóa theo hướng ngày càng đa dạng.

-     Tổ chức ngày càng cao: Chọn lọc tự nhiên chỉ duy trì những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống. Trong hoàn cảnh sống phức tạp thì tổ chức cơ thể phức tạp có ưu thế hơn những dạng có tổ chức đơn giản. Do đó sinh vật đã tiến hóa theo hướng tổ chức ngày càng cao.

-     Thích nghi ngày càng hoàn thiện: dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những dạng thích nghi hơn sẽ thay thế những dạng kém thích nghi, do đó sinh giới đã tiến hóa theo hướng thích nghi ngày càng hoàn thiện.

Chú ý: Trong 3 chiều hướng trên thì thích nghi là hướng cơ bản nhất. Vì vậy, trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duv trì tổ chức nguyên thủy (các hóa thạch sống) hoặc đơn giản hóa tổ chức (các nhóm kí sinh) mà vẫn tồn tại và phát triển. Điều này giải thích vì sao ngày nay có sự song tồn tại những nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao.

STUDY TIP

Sự tiến hóa của mỗi nhóm trong sinh giới đã diễn ra theo những con đường cụ thể khác nhau và với những nhịp độ không giống nhau.

B. Bài tập

Câu 1: Loài sinh học là?

A. Một nhóm quần thể có vốn gen chung.

B. Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định

C. Các cá thể có khả năng giao phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con hữu thụ và cách li sinh sản với các loài khác.

D. Cả ba ý trên.

Đáp án:

- Loài (giới hạn ở loài giao phối) là một nhóm quần thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể có khả năng giao phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con hữu thụ và được cách li sinh sản với những quần thể thuộc các loài khác.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Cho các đặc điểm sau? 

1, Một nhóm cá thể có vốn gen chung 

2, Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí 

3, Có khu phân bố xác định 

4, Các cá thể có khả năng giao phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con hữu thụ 

5, Cách li sinh sản với các loài khác 

Khái niệm loài sinh học bao gồm các ý

A. 1, 2, 3.                    B. 1, 2, 3, 4.                            C. 1, 2, 3, 4, 5.                        D. 1, 2, 3, 5.

Đáp án:

- Loài sinh học (giới hạn ở loài giao phối) là một nhóm quần thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể có khả năng giao phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con hữu thụ và được cách li sinh sản với những quần thể thuộc các loài khác.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Ở các loài vi khuẩn, các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn nào để phân biệt loài?

A. Tiêu chuẩn hình thái.

B. Tiêu chuẩn hóa sinh

C. Tiêu chuẩn hình thái và cách li sinh sản.

D. Cách li sinh sản.

Đáp án:

Ở các loài vi khuẩn, các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn hóa sinh để phân biệt loài.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Các nhà khoa học thường dung tiêu chuẩn nào dưới đây để phân biệt loài vi khuẩn này với loài vi khuẩn khác?

A. Tiêu chuẩn hình thái

B. Tiêu chuẩn sinh lý hóa sinh

C. Tiêu chuẩn cách ly sinh sản

D. Cả A và B

Đáp án:

Các nhà khoa học thường dung tiêu chuẩn hình thái và tiêu chuẩn sinh lý hóa sinh để phân biệt loài vi khuẩn này với loài vi khuẩn khác

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Khi nói về cách li địa lí, nhận định nào sau đây chưa chính xác?

A. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

D. Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.

C. Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.

D. Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong loài cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng vẫn không xuất hiện cách li sinh sản.

Đáp án:

Ý sai là C: Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau (phải là trở ngại địa lí)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, cách li địa lí có vai trò quan trọng vì:

A. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện các đột biến theo nhiều hướng khác nhau.

B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.

C. Cách li địa lí có vai trò thúc đẩy sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc.

D. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản.

Đáp án:

Cách ly địa lý không làm xuất hiện những kiểu hình mới trong quần thể, cũng không gây ra những biến đổi trong cơ thể sinh vât, nó chỉ có vai trò duy trì sự cách biệt (thúc đẩy sự phân hoá) về vốn gen với quần thể gốc. Trong điều kiện địa lý mới, chọn lọc tự nhiên chọn lọc và giữ lại những kiểu hình thích nghi tốt với môi trường mới, do đó thành phần kiểu gen trong quần thể mới bị biến đổi và khác với quần thể gốc ban đầu .

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Cách li sinh sản là

A. Trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai

B. Trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau

C. Trở ngại sinh học ngăn cản các loài sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ

D. Trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ

Đáp án:

Cách ly sinh sản là: trở ngại sinh học ngăn cản các loài sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Cách li sinh sản là các trở ngại ngăn cản việc

A. Các cá thể gặp nhau.

B. Các loài tạo ra con lai.

C. Các loài sống trong cùng khu vực.

D. Các loài sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ.

Đáp án:

Cách ly sinh sản là: trở ngại sinh học ngăn cản các loài sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Cơ chế cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo con lai hữu thụ ngay khi các sinh vật này sống cùng một chỗ. Ví dụ nào dưới đây không thuộc cách li sinh sản:

A. Hai quần thể chim sẻ sống ở đất liền và quần đảo Galapagos

B. Hai quần thể cá sống ở một hồ Châu Phi có màu đỏ và xám

C. Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo hoa khác nhau

D. Hai quần thể mao lương sống ở bãi sông Vonga và ở phía trong bờ sông

Đáp án:

Hai quần thể chim sẻ sống ở đất liền và quần đảo Galapagos không phải là  cách li sinh sản mà là cách li địa lí vì những cá thể chim sẻ này có thể bay từ đất liền ra đảo. Và giữa hai quần thể này có sự trao đổi vốn gen với nhau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Có bao nhiêu ví dụ về hai loài dưới đây là cách li sinh sản? 

(1) Con lai có sức sống yếu, chết trước tuổi sinh sản. 

(2) Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau. 

(3) Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị chọn lọc đào thải. 

(4) Chúng có mùa sinh sản khác nhau. 

(5) Chúng có tập tính giao phối khác nhau. 

(6) Con lai không có cơ quan sinh sản.

A. 6                             B. 4                             C. 5                             D. 3

Đáp án:

Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố, có giao phối với nhau và sinh con nhưng vẫn được xem là 2 loài.

- Một số con lai có sức sống yếu, chết trước tuổi sinh sản.

- Con lai không có cơ quan sinh sản.

(1), (6) đúng Vì con lai không có khả năng tạo ra thế hệ sau

(2) (4) (5) đúng vì như vậy chúng không thể tiến hành giao phối và không tạo ra con lai

(3) sai vì con lai có sức sống kém, bị chọn lọc đào tải nhưng nếu vẫn tạo ra được thế hệ tiếp theo thì 2 dòng trên vẫn chưa cách li sinh sản 1 cách hoàn toàn, chưa thể xem là 2 loài

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Ba loài ếch: Rana pipiens, Rana clamitans và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách ly nào sau đây:

A. Cách ly trước hợp tử, cách ly cơ học

B. Cách ly sau hợp tử, cách ly tập tính

C. Cách ly trước hợp tử, cách ly tập tính

D. Cách ly sau hợp tử, cách ly sinh thái

Đáp án:

Ba loài ếch này không giao phối với nhau nhờ phân biệt được tiếng kêu → Cách ly trước hợp tử, cách ly tập tính.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Ở ruồi giấm, loài thứ nhất con đực "xem mặt con cái" và biểu diễn vũ điệu rung cánh phát ra bản tình ca để "ve vãn bạn tình"; loài thứ hai con đực cong đuôi phun tín hiệu hóa học lên mình con cái để "dụ dỗ" . Đây là kiểu cách li

A. mùa vụ.                  B. nơi ở.                      C. cơ học.                    D. tập tính.

Đáp án:

Đây là kiểu cách ly tập tính.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không giao phối với nhau. Đây là dạng cách li:

A. Sinh cảnh                           B. Thời vụ                               C. Cơ học                                D. Tập tính

Đáp án:

Đây là dạng cách ly cơ học.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. Đây là hiện tượng

A. Cách li sinh thái

B. Cách li cơ học.

C. Cách li tập tính

D. Cách li nơi ở

Đáp án:

Hiện tượng này là cách li cơ học

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Hai loài sóc bắt về từ rừng rậm và đưa vào sở thú. Người ta cảm thấy an toàn khi đưa chúng vào chung một chuồng, bởi vì chúng không giao phối với nhau trong tự nhiên. Nhưng ngay sau đó họ phát hiện hai loài này giao phối với nhau và sinh ra con  lai có sức sống kém.Người chăm sóc chúng kiểm tra lại tư liệu và phát hiện ra chúng cùng sống cùng trong một khu rừng nhưng một loài chỉ hoạt động ban ngày, còn loài kia chỉ hoạt động ban đêm. Trong tự nhiên chúng không giao phối với nhau là do:

A. Cách li địa lí

B. Cách li di truyền

C. Cách li sinh sản

D. Cách li sinh thái

Đáp án:

Một loài chỉ hoạt động ban ngày, còn loài kia chỉ hoạt động ban đêm → cách li sinh thái.

Đáp án cần chọn là: D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Loài và cơ chế cách li Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF