Văn bản Tập làm văn là câu chuyện nói về việc bố và người hàng xóm muốn giúp Ni-cô-la làm văn nhưng vì mâu thuẫn nên đã cãi nhau, cuối cùng, Ni-coola phải tự mình làm và đạt điểm cao. Để hiểu rõ nội dung văn bản này, mời các em cùng tham khảo tài liệu văn mẫu Kể tóm tắt văn bản Bài tập làm văn của Rơ-nê Gô-xi-nhi dưới đây. Chúc các em học tập thật tốt!
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
2.1. Mở bài
- Giới thiệu văn bản Bài tập làm văn
2.2. Thân bài
- Tóm tắt các sự việc theo trình tự sau:
+Ni-cô-la có bài tập làm văn miêu tả người bạn thân nhất của mình và cậu muốn bố giúp mình.
+Bố cùng cậu lập dàn ý, bố yêu cầu cậu chọn một người bạn thân nhất và các đức tính Ni-cô-la thích ở nó.
+Ni-cô-la kể một hàng loạt các cậu bạn của mình thì ông hàng xóm Blê-đúc xuất hiện và muốn giúp cùng.
+Bố cậu và ông hàng xóm cãi nhau thế là cậu tự hoàn thành bài tập một mình.
2.3. Kết bài
- Kết cục câu chuyện và nhận thức bản thân em.
3. Bài văn mẫu
Đề bài: Kể tóm tắt văn bản Bài tập làm văn của Rơ-nê Gô-xi-nhi
Gợi ý làm bài
3.1. Bài văn mẫu số 1
Xưa, trạng nguyên Nguyễn Hiền học tập rất chăm chỉ, thậm chí còn bắt đom đóm vào vỏ trứng để làm đèn. Việc học hành như một thói quen hàng ngày cần làm mà trạng nguyên Nguyễn Hiền không cần ai phải nhắc. Cậu bé Ni-cô-la trong Bài tập làm văn đã rối ren khi nhờ bố làm và chỉ khi tự làm bài, cậu mới đạt kết quả tốt cho bài văn của mình.
Văn bản là câu chuyện vui vẻ về việc hai người cùng muốn giúp Ni-cô-la làm văn nhưng vì mâu thuẫn mà không thể thực hiện được.
Người bố đi làm về, than thở về một ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng Ni-cô-la đã nói với bố rằng, ông phải giúp cậu làm bài tập. Người bố đã đồng ý, và hai bố con bắt đầu thảo luận về đề văn. Đầu bài là tình bạn, hãy miêu tả người bạn thân nhất của em. Người bố đã hỏi xem ai là người bạn thân nhất của Ni-cô-la. Cậu đã kể ra hàng loại cái tên như An-xe-xtơ, Giơ- phroa, Ơt-đơ, Ruy-phut, Me-xăng, Gioa-chim. Điều đó khiến cho người bố nói rằng sẽ khó khăn đây. Trong lúc đó, người hàng xóm vốn thích gây sự với bố là ông Blê-đúc sang chơi. Sau khi biết chuyện, ông cũng muốn giúp Ni-cô-la làm văn vì cho rằng hai người giúp thì sẽ nhanh hơn. Họ bắt đầu cãi nhau, và người bố vô tình vẩy mực vào ca-vát củ ông Blê-đúc.
Cuối cùng, Ni-cô-la nhận ra bài tập làm văn của mình thì nên tự làm. Khi trả bài, cậu đã được điểm rất cao. Nhưng từ bài tập làm văn tình bạn, ông Blê-đúc và bố không nói chuyện với nhau nữa.
Qua bài, Ni-cô-la nhận ra, bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tính và độc đáo, có giá trị.
Để có thể rèn luyện tính tự giác, mỗi cá nhân cần đặt ra cho mình những quy tắc riêng, cần nghiêm khắc hơn nữa với bản thân. Nếu chúng ta cứ sống ỷ lại, chúng ta sẽ là những con rối để cho người khác điều khiển, xã hội này sẽ “giậm chân tại chỗ” mà thôi. Nhất là thế hệ trẻ chúng ta, chúng ta cần chủ động học tập, rèn luyện để góp sức mình làm nên sự giàu đẹp của quê hương.
3.2. Bài văn mẫu số 2
Để có thể rèn luyện tính tự giác, mỗi cá nhân cần đặt ra cho mình những quy tắc riêng, cần nghiêm khắc hơn nữa với bản thân. Nếu chúng ta cứ sống ỷ lại, chúng ta sẽ là những con rối để cho người khác điều khiển, xã hội này sẽ “giậm chân tại chỗ” mà thôi. Qua bài, Ni-cô-la nhận ra, bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tính và độc đáo được.
Ni-cô-la có một bài tập làm văn. Khi bố đi làm về, cậu đã nhờ bố giúp đỡ. Đề bài là miêu tả về người bạn thân nhất. Người bố đã hỏi xem ai là người bạn thân nhất của Ni-cô-la. Cậu đã kể ra hàng loại cái tên như An-xe-xtơ, Giơ- phroa, Ơt-đơ, Ruy-phut, Me-xăng, Gioa-chim. Điều đó khiến cho người bố cảm thấy khó xử. Trong lúc đó, người hàng xóm thích gây sự với bố là ông Blê-đúc sang chơi, và cũng muốn giúp Ni-cô-la làm văn. Nhưng người bố, vốn không thích tỏ ra không hài lòng. Họ bắt đầu cãi nhau, và người bố vô tình vẩy mực vào ca-vát củ ông Blê-đúc.
Cuối cùng, Ni-cô-la nhận ra bài tập làm văn của mình thì nên tự làm. Đến khi trả bài, cậu đã được điểm rất cao. Nhưng từ bài tập làm văn tình bạn, ông Blê-đúc và bố không nói chuyện với nhau nữa.
Bằng nghệ thuật tự sự đặc sắc mang lại tiếng cười vui vẻ, triết lí sâu sắc, tác phẩm kể lại câu chuyện vui vẻ về việc hai người cùng muốn giúp Ni-cô-la làm văn kể về người bạn thân nhất nhưng vì mâu thuẫn mà không thể thực hiện được. Qua bài, Ni-cô-la nhận ra, bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tính và độc đáo được.
----------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----------
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024125 - Xem thêm