OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Hệ thống lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập bài 7, 8, 9 GDCD 12

29/04/2021 103.43 KB 366 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210429/306791513608_20210429_144046.pdf?r=9716
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để cung cấp thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Hệ thống lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập bài 7, 8, 9 GDCD 12 được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần lý thuyết và phàn luyện tập kèm đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

HỆ THỐNG TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 7, 8, 9 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12

PHẦN A: LÝ THUYẾT

Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

I. Kiến thức cơ bản:

1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.

a. Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử

- Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương trong phạm vi cả nước.

b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

*Người có quyền bầu cử ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.

- Công dân đủ 18 trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên dầu có quyền ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân.

*Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan đại biểu của nhân dân.

- Thứ nhất, các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri.

- Thứ hai, các đại biểu nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri.

c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân

- Là cơ sở pháp lí - chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

- Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta.

2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

a. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương, quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.

b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

* Ở phạm vi cả nước:

- Thảo luận, góp ý

- Biểu quyết

* Ở phạm vi cơ sở:

- Trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra”:

- Những việc phải được thông báo để đân biết mà thực hiện (chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước…).

- Những việc dân làm và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

- Những việc dân được thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.

- Những việc nhân dân ở phường, xã giám sát, kiểm tra.

c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhằm động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội về việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.

3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

- Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.

- Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.

- Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

* Người có quyền khiếu nại, tố cáo:

- Người khiếu nại: mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.

- Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo.

*Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.

* Người giải quyết khiếu nại:

- Người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo; Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

*Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

- Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

- Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.

- Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.

- Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.

*Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:

- Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

- Bước 2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo.

- Bước 3: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.

- Bước 4: Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.

c. Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân

- Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.

4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các nền dân chủ của công dân

- Trách nhiệm của nhà nước: Phải đảm bảo các điều kiện để nhân dân thực hiện quyền dân chủ.

- Trách nhiệm công dân: Thực hiện tốt quyền dân chủ.

Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

I. Kiến thức cơ bản:

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a. Quyền học tập của công dân

* Khái niệm:

- Mọi công dân đều có quyền học tập từ thâp đến cao, có thể học bất cứ nghành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

* Nội dung quyền học tập của công dân

- Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế

- Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào

- Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời

- Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập

b. Quyền sáng tạo của công dân

* Khái niệm: Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất: quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Quyền sáng tạo gồm hai loại

    + Quyền nghiên cứu khoa học

    + Nghiên cứu vũ trụ

c. Quyền được phát triển của công dân

* Khái niệm: Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong moi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

- Quyền được hưởng thụ đời sống vật chất và tinh thần để phát triển toàn diện

    + Đời sống vật chất: Có mức sống đấy đủ để phát triền về thể chất, được chăm sóc sức khoẻ…

    + Đời sống tinh thần: Đựơc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, được vui chơi, giải trí..

- Quyền được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng

    + Người học giỏi, có năng khiếu được bồi dưỡng, ưu tiên tuyển chọn vào các trường ĐH

    + Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến cho Tổ quốc

2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân

- Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta.

- Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành những công dân tốt, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.

3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân

a. Trách nhiệm của Nhà nước

- Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

- Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học

- Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

b. Trách nhiệm của công dân

- Có ý thức học tập tốt, xác định mục đích học là học cho mình, phục vụ cho gia đình và xã hội.

- Có ý chí vươn lên, luôn tìm tòi và phát huy tính sáng tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất.

- Có ý thức góp phần nâng cao dân trí của công dân Việt Nam, làm cho đất nước ta trở thành một nước phát triển, văn minh.

Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

I. Kiến thức cơ bản:

1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước

a. Trong lĩnh vực kinh tế

- Tạo khung pháp lí cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Pháp luật thừa nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân

- Các quy định của pháp luật về thuế, tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

⇒ Tóm lại, trong quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước, pháp luật giữ vai trò quan trọng, tác động đến toàn bộ nền kinh tế để mọi công dân, mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm khơi dậy mọi tiềm năng của các nhà sản xuất, kinh doanh vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước.

b. Trong lĩnh vực văn hóa

- Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam.

c. Trong lĩnh vực xã hội

- Pháp luật giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội, góp phần tích cực vào việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trên đất nước ta

- Pháp luật giải quyết những vấn đề:

    + Dân số và việc làm.

    + Bất bình đẳng xã hội.

    + Khoảng cách giàu nghèo.

    + Nâng cao dân trí.

    + Đạo đức và lối sống không lành mạnh.

    + Tai, tệ nạn xã hội…….

d. Trong lĩnh vực môi trường

- Điều 29 Hiến pháp 1992 quy định “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiên các quy định của nhà nước về sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường

e. Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh xã hội

- Điều 13 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật”

- Khoản 2, điều 6 luật quốc phòng quy định: “Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện quân sự, chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng…”

2. Nội dung cơ bản của pháp Luật Với Sự Phát Triển KT đất nước

a. Nội dung cơ bản về sự phát triển kinh tế

* Quyền tự do kinh doanh của công dân: Có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành họat động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh

* Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các họat động kinh doanh: Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giất phép kinh doanh, nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo vệ môi trường, bảo vệ quền lợi người tiêu dùng, tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội… trong đó nghĩa vụ nộp thuế là rất quan trọng.

b. Nội dung cơ bản về sự phát triển văn hóa

- Pháp luật về sự phát triển văn hóa được quy định trong Hiến pháp, bộ luật dân sự, luật di sản văn hóa, luật xuất bản, luật báo chí…

- Pháp luật về sự phát triển văn hóa nghiêm cấm những hành vi truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, lối sống đồi trụy, tệ nạn H, mê tín dị đoan, các hành vi xâm phạm đến di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…

c. Nội dung cơ bản về sự phát triển các lĩnh vực xã hội

- Nhà nước ban hành nhiều bộ luật để thực hiện sự tiến bộ và công bằng xã hội:

    + Pháp luật với việc giải quyết dân số và việc làm.

    + Pháp luật với việc xóa đói giảm nghèo.

    + Pháp luật với việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

    + Pháp luật với việc phòng và chống tệ nạn xã hội.

d. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và của mỗi công dân

- Phải bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

- Việc khai thác rừng phải đúng pháp luật, bảo vệ và phát triển rừng, chống cháy rừng. Có trách nhiệm trồng cây gây rừng….

- Nghiêm cấm các hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường.

- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vảo vệ các loại động thực vật và hệ sinh thái…

e. Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng an ninh.

- Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật để tạo nên hành lang pháp lí như luật quốc phòng, luật an ninh quốc gia…

- Ban hành nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, tổ chức, trường học.

- Củng cố quốc phòng, an ninh quốc phòng là nhiệm vụ của toàn dân.

PHẦN B: BÀI TẬP

BÀI 7

Câu 1: Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của cộng đồng của Nhà nước là nội dung hình thức dân chủ

A. Trực tiếp.

B. Gián tiếp.

C. Tập trung.

D. Không tập trung.

Lời giải: 

Dân chủ gián tiếp (còn gọi là dân chủ đại diện): là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của cộng đồng của Nhà nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương trong phạm vi cả nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi có quyền bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân?

A. 18 tuổi.

B. Đủ 18 tuổi.

C. 21 tuổi.

D. Đủ 21 tuổi.

Lời giải: 

Công dân Việt Nam đủ 18 trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?

A. 18 tuổi.

B. Đủ 18 tuổi.

C. 21 tuổi.

D. Đủ 21 tuổi.

Lời giải: 

Công dân Việt Nam đủ 18 trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Trường hợp nào sau đây được thực hiện quyền bầu cử?

A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù.

B. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.

C. Người đang bị tạm giam.

D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Lời giải: 

Những người không được thực hiện quyền bầu cử:

            + Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

            + Người đang phải chấp hành hình phạt tù.

            + Người đang bị tạm giam

            + Người mất năng lực hành vi dân sự.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông.

B. Bình đẳng.

C. Trực tiếp.

D. Bỏ phiếu kín.

Lời giải: 

Quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông.

B. Bình đẳng.

C. Trực tiếp.

D. Bỏ phiếu kín.

Lời giải: 

Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiện nguyên tắc phổ thông trong bầu cử.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên muốn tham gia ứng cử cần phải

A. Được mọi người yêu mến và tin tưởng.

B. Có năng lực và tín nhiệm với cử tri.

C. Có bằng cấp và chuyên môn giỏi.

D. Có khả năng diễn thuyết tốt.

Lời giải: 

Công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể tự ứng cử.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9:  Quyền bầu cử và ứng cử của công dân là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện

A. Quyền làm chủ của mình.

B. Mong ước và nguyện vọng chính đáng của mình.

C. Ý chí và nguyện vọng của mình

D. Sức mạnh của giai cấp mình.

Lời giải: 

Quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta, sự bình đẳng của công dân trong đời sống trong lĩnh vực nào của đất nước?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta, sự bình đẳng của công dân trong đời sống chính trị của đất nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền dân chủ của công dân.

D. Quyền làm chủ của công dân.

Lời giải: 

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các chính sách, pháp luật là thực hiện quyền dân chủ ở phạm vi nào?

A. Phạm vi cơ sở.

B. Phạm vi cả nước.

C. Phạm vi địa phương.

D. Phạm vi trung ương.

Lời giải: 

Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước bằng cách thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các chính sách, pháp luật, thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Các công việc của xã (phường, thị trấn) được chia làm mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải: 

Các công việc của xã (phường, thị trấn) được chia làm 4 loại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở cấp cơ sở là trực tiếp thực hiện theo cơ chế nào?

A. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát.

B. Dân biết, dân quyết, dân kiểm tra, giám sát.

C. Dân quyết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Lời giải: 

Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở cấp cơ sở là trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” – dân được thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà nước, bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể,...

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền tố cáo.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

D. Quyền tham gia quản lí xã hội.

Lời giải: 

Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Quyền công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quyền tố cáo.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

D. Quyền tham gia quản lí xã hội.

Lời giải: 

Quyền tố cáo là quyền công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Ai là người thực hiện quyền khiếu nại?

A. Mọi công dân phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.

B. Công dân, tổ chức bị quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình.

C. Mọi công dân phát hiện quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình và người khác.

D. Mọi công dân, tổ chức phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Lời giải: 

Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Ai là người thực hiện quyền tố cáo?

A. Mọi công dân phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.

B. Công dân, tổ chức bị quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình.

C. Mọi công dân phát hiện quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình và người khác.

D. Mọi công dân, tổ chức phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Lời giải: 

Quyền tố cáo là quyền công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm mấy bước?

A. 2 bước.

B. 3 bước.

C. 4 bước.

D. 5 bước.

Lời giải: 

Bao gồm 4 bước:

- Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại.

- Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại.

- Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.

                Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả thì có thể tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính câp trên trực tiếp của cơ quan đã bị khiếu nại lần đầu, hoặc kiện ra toàn án hành chính thuộc Tòa án nhân dân.

- Bước 4 : Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.

Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời hạn do luật định, có quyền khởi kiện ra Tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Trong đời sống của công dân, quyền khiếu nại, tố cáo là quyền

A. Dân chủ quan trọng.

B. Công dân quan trọng.

C. Dân chủ cơ bản.

D. Cơ bản quan trọng.

Lời giải: 

Quyền tố cáo, khiếu nại là quyền dân chủ cơ bản trong đời sống của công dân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Quyền khiếu nại, tố cáo là ………………… để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân

A. Yếu tố quan trọng

B. Cơ sở quan trọng

C. Căn cứ pháp lí

D. Cơ sở pháp lí

Lời giải:          

Quyền khiếu nại, tố cáo là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Công dân thực hiện bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng pháp luật?

A. Tự viết phiếu bầu và nhờ người khác bỏ phiếu hộ.

B. Nhờ người khác viết phiếu bầu và tự mình bỏ phiếu.

C. Ủy quyền cho người khác viết phiếu bầu và bỏ phiếu giúp.

D. Tự mình viết phiếu bầu và bỏ phiếu.

Lời giải: 

Mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau, đều được tự do và độc lập thể hiện trực tiếp lựa chọn bằng việc tự viết phiếu, tự bỏ phiếu vào hòm phiếu kín.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Biểu hiện nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc bầu cử phổ thông?

A. Ủy quyền cho người khác đi bầu cử.

B. Người tàn tật không bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu giúp.

C. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.

D. Giữ bí mật nội dung phiếu bầu của mình.

Lời giải: 

Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiện nguyên tắc phổ thông trong bầu cử.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Biểu hiện nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc bầu cử trực tiếp?

A. Cử tri tự mình viết phiếu và bỏ phiếu.

B. Mỗi cử tri có một phiếu bầu với giá trị ngang nhau.

C. Giữ bí mật nội dung phiếu bầu của mình.

D. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền đi bầu cử.

Lời giải: 

Mỗi cử tri đều được tự do và độc lập thể hiện trực tiếp lựa chọn bằng việc tự viết phiếu, tự bỏ phiếu vào hòm phiếu kín là thể hiện nguyên tắc bầu cử trực tiếp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Đúng ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp thì ông A phải điều trị sau phẫu thuật tại bệnh viện nên nhân viên X thuộc tổ bầu cử lưu động đã tự ý bỏ phiếu thay ông. Nhân viên X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Công khai.

B. Ủy quyền.

C. Thụ động.

D. Trực tiếp.

Lời giải: 

Cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu. Hành động của nhân viên X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Vợ chồng anh B khi gặp khó khăn đã được anh T cho vay một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh B bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh B vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường hợp này, vợ anh T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bình đẳng.

B. Trực tiếp.

C. Phổ thông.

D. Bỏ phiếu kín.

Lời giải: 

Vợ anh T lấy tình riêng để gây áp lực cho vợ chồng anh B nhằm lấy được phiếu bầu cho chồng mình dù anh T chưa xứng đáng nên đã vi phạm nguyên tắc bầu cử bình đẳng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Do bận việc, anh T nhờ chị H bỏ phiếu bầu cử giúp và được chị H đồng ý. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết chữ, nhân viên X của tổ bầu cử nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M tự bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?

A. Anh T, chị H, cụ M và nhân viên X.

B. Anh T và chị H.

C. Chị H và cụ M.

D. Chị H, cụ M và nhân viên X.

Lời giải: 

Anh T nhờ chị H bỏ phiếu, chị H bỏ phiếu giúp anh T là vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp. Cụ M không biết chữ phải nhờ người khác viết theo ý mình và tự bỏ vào thùng là đúng quy định điều 58, 59 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội. Nhân viên X hỗ trợ cử tri đi bầu cử đúng quy định.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28: Ở phạm vi cơ sở, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào?

A. Góp ý kiến xây dựng các văn bản luật.

B. Bàn bạc, quyết định những công việc cụ thể tại phường mình cư trú.

C. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề quan trọng của đất nước.

D. Phản ánh với đại biểu về những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật.

Lời giải: 

Ở phạm vi cơ sở, công dân trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” – dân được thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà nước, bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể,...

Đáp án cần chọn là: B

Câu 29: Công việc nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân ở phạm vi cả nước?

A. Biểu quyết công khai tại các hội nghị toàn thể nhân dân xã.

B. Giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền xã.

C. Bàn bạc và quyết định những công việc cụ thể, thiết thực ở nơi mình sinh sống.

D. Thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.

Lời giải: 

Ở phạm vi cả nước, công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các chính sách, pháp luật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30: Quyền dân chủ nào sau đây thuộc hình thức dân chủ gián tiếp?

A. Tố cáo.

B. Khiếu nại.

C. Bầu cử và ứng cử.

D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Lời giải:          

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương trong phạm vi cả nước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 31: Trong cuộc họp tổng kết của xã A, kế toán B từ chối công khai việc thu chi ngân sách nên bị người dân phản đối. Ông V yêu cầu được chất vấn kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Chủ tịch xã và ông V.

B. Chủ tịch xã và người dân xã A.

C. Kế toán B, ông V và người dân xã A.

D. Người dân xã A và ông V.

Lời giải: 

Ông V và người dân xã A đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội vì khi thấy kế toán B từ chối công khai việc thu chi ngân sách đã phản đối hành động sai và yêu cầu chất vấn để làm sáng tỏ sự việc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 32: Nhân dân thôn X họp bàn và quyết định mức góp tiền của từng hộ để xây dựng điểm sinh hoạt cộng đồng. Việc này cũng được lãnh đạo xã chấp thuận và ủng hộ kinh phí. Việc họp bàn và quyết định của bà con thôn X thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi

A. Cơ sở.

B. Xã hội.

C. Văn hóa.

D. Cả nước.

Lời giải: 

Công dân thực hiện tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở: Trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” – dân được thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà nước, bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể,...

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33: Trong cuộc họp toàn dân xã X bàn về xây dựng nhà văn hóa, anh A và anh Z liên tục có nhiều ý kiến trái chiều. Trong lúc gay gắt, anh A cho rằng anh Z chỉ là nông dân hông nên phát biểu nhiều. Thấy vậy, chủ tịch xã cắt ngang ý kiến của hai anh và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp này, những ai vi phạm pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Anh A.

B. Chủ tịch xã.

C. Chủ tịch xã và anh A.

D. Anh A và anh Z.

Lời giải: 

Ý kiến của anh A là sai – mọi công dân đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, có quyền được tham gia bàn bạc, đưa ý kiến về những vấn đề chung ở địa phương và cả nước. Chủ tịch xã đã cắt ngang ý kiến anh A và tự đưa ra quyết định cuối cùng mà không qua biểu quyết là vi phạm luật về….

Đáp án cần chọn là: C

Câu 34: Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, chị A làm đơn xin nghỉ thêm một tháng và được giám đốc Y chấp nhận. Vì thiếu người làm, giám đốc Y đã tuyển thêm nhân viên mới thay thế vị trí của chị A. Khi đi làm trở lại, chị A bị giám đốc điều chuyển sang làm công việc khác không đúng với hợp đồng lao động đã kí. Chị A phải sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

A. Tố cáo.

B. Khiếu nại.

C. Kháng nghị.

D. Phản biện.

Lời giải: 

Quyết định điều chuyển công việc của giám đốc đã vi phạm hợp đồng lao động, ảnh hưởng đến quyền lợi của chị A. Chị A cần khiếu nại, yêu cầu giám đốc xem xét lại quyết định để bảo vệ quyền lợi của mình

Đáp án cần chọn là: B

Câu 35: Thấy vợ mình là chị B bị ông X là giám đốc sở Y ra quyết định điều chuyển công tác đến một đơn vị ở xa dù đang nuôi con nhỏ, anh N là chồng chị B đã thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do ông X sử dụng đi đám cưới để đe dọa ông này. Do hoảng sợ, ông X đã điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh Z cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa năm triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông X từ chối đưa tiền nên anh Z đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông X không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?

A. Ông X, anh Z và anh K.

B. Anh Z, anh K.

C. Ông X và anh Z.

D. Ông Z, anh Z, anh K và anh N.

Lời giải: 

Ông X đưa quyết định điều chuyển chị B dù chị đang nuôi con nhỏ à đối tượng của khiếu nại. Ông sử dụng xe công vụ đi đám cưới à đối tượng của tố cáo.

Anh Z yêu cầu ông X đưa hối lộ à đối tượng của tố cáo; anh lập biên bản phạt thêm những lỗi ông X không vi phạm à đối tượng của khiếu nại.

Anh N thuê người, anh K trực tiếp chặn xe của ông X để đe dọa à đối tượng của tố cáo.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36: Sau khi được A – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm X nhận vào làm bảo vệ, anh B đã mấy lần bắt gặp A nhận tiền của Y để tiếp tay cho Y cùng đồng bọn vào khai thác gỗ tại rừng phòng hộ. Anh B đã kể chuyện này cho vợ nghe và còn đưa cả bằng chứng cho vợ xem. Vợ anh B đã gọi điện và tống tiền anh A. Trong trường hợp trên, những ai cần bị tố cáo?

A. Vợ chồng B, A và Y.

B. Vợ B, A và Y.

C. Hạt trưởng A.

D. Hạt trưởng A và Y.

Lời giải: 

A nhận hối lộ, tiếp tay cho Y và đồng bọn khai thác gỗ trái phép à cần bị tố cáo.

Y và đồng bọn khai thác rừng phòng hộ trái phép à cần bị tố cáo.

Vợ anh B tống tiền anh A à cần bị tố cáo.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 37: Khi gặp trường hợp nào sau đây, công dân có quyền khiếu nại?

A. Thấy người trộm cắp xe đạp ở cổng trường trung học.

B. Phát hiện đối tượng nghi ngờ buôn bán ma túy.

C. Sau khi nghỉ sinh đúng quy định đi làm lại bị giám đốc cho thôi việc không rõ lí do.

D. Thấy một nhóm thanh niên chuẩn bị đua xe trái phép.

Lời giải: 

Giám đốc cho nhân viên nghỉ việc không rõ lí do sau khi người đó nghỉ sinh là quyết định hành chính xâm phạm vào quyền và lợi ích của công dân à công dân có quyền khiếu nại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 38: Công dân khi phát hiện hành vi phạm tội, hành vi nào sau đây là đúng?

A. Tố cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền.

B. Coi như không biết.

C. Che giấu tội phạm.

D. Giúp đỡ tội phạm bỏ trốn.

Lời giải: 

Khi phát hiện hành vi phạm tội, công dân cần tố cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền để buộc người phạm tội phải dừng lại, ngăn chặn những hậu quả xấu tiếp tục xảy ra.

Đáp án cần chọn là: A

BÀI 8

Câu 1: Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền phát triển.

B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền học tập.

D. Quyền học không hạn chế.

Lời giải: 

Quyền học tập của công dân là mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học. Nội dung này thể hiện quyền

A. Tự do của công dân.

B. Học tập của công dân.

C. Lao động của công dân.

D. Phát triển của công dân.

Lời giải: 

Công dân có quyền học tập, mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về

A. Quyền học tập.

B. Thời gian học tập.

C. Cơ hội học tập.

D. Chế độ học tập.

Lời giải: 

Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với

A. Năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

B. Năng khiếu, mục đích, sở thích và điều kiện của mình.

C. Mục đích, yêu cầu của bản thân và điều kiện của gia đình.

D. Mục đích, sở thích, điều kiện và đam mê của mình.

Lời giải: 

Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền học tập của công dân?

A. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

B. Công dân có thể học bất cứ ngành nào, nghề nào phù hợp.

C. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.

D. Mọi công dân đều được bồi dưỡng phát triển tài năng.

Lời giải: 

Mọi công dân đều được bồi dưỡng, phát triển tài năng là nội dung của quyền phát triển.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền học tập.

B. Quyền phát triển.

C. Quyền sáng tạo.

D. Quyền nghiên cứu khoa học.

Lời giải: 

Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.          

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền sáng tạo?

A. Quyền tác giả.

B. Quyền sở hữu công nghiệp.

C. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

D. Quyền học tập suốt đời.

Lời giải: 

 Quyền sáng tạo gồm:

   + Quyền tác giả.

   + Quyền sở hữu công nghiệp.

   + Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Trên cơ sở quyền sáng tạo, công dân tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và

A. Khoa học công nghệ.

B. Khoa học kĩ thuật.

C. Khoa học nhân văn.

D. Khoa học nghệ thuật.

Lời giải: 

Trên cơ sở quyền sáng tạo, công dân tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kĩ thuật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền được phát triển của công dân?

A. Được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức.

B. Có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa.

C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

D. Được tạo điều kiện để tự do lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện của bản thân để học tập thường xuyên, suốt đời.

Lời giải: 

Công dân được tạo điều kiện để tự do lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện của bản thân để học tập thường xuyên, suốt đời thể hiện quyền học tập của công dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Công dân được tạo điều kiện để được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa công cộng là thể hiện nội dung của quyền

A. Học tập.

B. Sáng tạo.

C. Được phát triển. 

D. Tự do.

Lời giải: 

Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc là thể hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền sáng tạo.

B. Quyền dân chủ.

C. Quyền học tập.

D. Quyền được phát triển

Lời giải: 

Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của quyền học tập, quyền sáng tạo, quyền được phát triển của công dân?

A. Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta.

B. Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện.

C. Giúp ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế đất nước.

D. Tạo điều kiện để những người học giỏi, tài năng phấn đấu học tập, nghiên cứu để trở thành nhân tài cho quê hương, đất nước.

Lời giải: 

Giúp ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế không phải là ý nghĩa đặc trưng của quyền học tập, quyền sáng tạo, quyền được phát triển của công dân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Nội dung nào không thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong thực hiện công bằng trong giáo dục?

A. Ban hành chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học.

B. Giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

C. Giúp đỡ con em thương binh, liệt sĩ, trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa.

D. Khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển.

Lời giải: 

Khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển là trách nhiệm của nhà nước trong thực hiện quyền phát triển của công dân, đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền sáng tạo?

A. Cố gắng học tập cho bố mẹ hài lòng.

B. Luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập.

C. Không cần sáng tạo vì chỉ có thiên tài mới có thể sáng tạo.

D. Chỉ cần học và làm theo những gì được dạy, không cần sáng tạo.

Lời giải: 

Để thực hiện quyền sáng tạo, HS cần luôn tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập. Chỉ có sáng tạo mới làm lên những thiên tài.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Học sinh A giành Huy chương vàng Olympic quốc tế nên được một số trường đại học xét tuyển thẳng. Học sinh A đã được hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào dưới đây?

A. Thay đổi thông tin.

B. Ứng dụng kĩ thuật tiên tiến.

C. Bồi dưỡng để phát triển tài năng.

D. Phát minh, sáng chế.

Lời giải: 

A là học sinh giỏi, có tài năng nên đã được tuyển thẳng đại học để được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Sau khi tập thơ của anh B được nhà xuất bản Y phát hành, chị X cho rằng anh B có hành vi vi phạm bản quyền nên đã làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định chính thức, anh B vẫn được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Sáng chế.

B. Sở hữu công nghiệp.

C. Chuyển giao công nghệ.

D. Tác giả.

Lời giải: 

Khi chưa có quyết định chính thức của cơ quan chức năng, anh B vẫn đang là chủ sở hữu của tập thơ và vẫn được hưởng quyền tác giả.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Trường N đặc cách cho em A vào lớp một vì em mới năm tuổi đã biết đọc, viết và tính nhẩm thành thạo nên bị phụ huynh học sinh Z cùng lớp tố cáo. Phụ huynh học sinh Z đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân?

A. Sáng tạo.

B. Được phát triển.

C. Thẩm định.

D. Quản lí xã hội.

Lời giải: 

Phụ huynh học sinh Z đã hiểu sai quyền được phát triển. Do em A có triển sớm về trí tuệ nên có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định chung.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Trường Y tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi là thực hiện phướng hướng nào dưới đây của chính sách giáo dục và đào tạo?

A. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

D. Mở rộng quy mô giáo dục.

Lời giải: 

Tặng học bổng cho HS nghèo học giỏi là tạo điều kiện để các em có cơ hội được tiếp tục đến trường, phát triển khả năng của bản thân. Đây là việc làm thể hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Thấy tiểu thuyết của nhà văn A hay, đạo diễn X đã quyết định xây dựng thành phim mà không nói cho nhà văn A biết để tạo bất ngờ. Đạo diễn X đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Giải trí.

B. Phát triển.

C. Sáng tạo.

D. Học tập.

Lời giải: 

Tiểu thuyết là sản phẩm sáng tạo của nhà văn A và anh có quyền tác giả. Đạo diễn X dựng thành phim mà không xin phép là đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Em B rất yêu thích vẽ và muốn đăng kí thi vào trường Đại học Mỹ thuật nhưng bố mẹ B cho rằng học vẽ không có tương lai nên bắt B phải thi vào trường Đại học Thương mại. Bố mẹ B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Học tập.

B. Phát triển.

C. Sáng tạo.

D. Giải trí.

Lời giải: 

Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình. Việc bố mẹ B bắt bạn thi vào trường không đúng nguyện vọng của B là vi phạm quyền học tập của công dân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Dù đã gần 50 tuổi nhưng bác Lan vẫn quyết tâm học cao học ngành Quản trị kinh doanh tại trường đại học Kinh tế quốc dân. Bác Lan đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Học không hạn chế.

B. Tự do lựa chọn ngành nghề học tập.

C. Tự do lựa chọn hình thức học tập.

D. Bình đẳng về cơ hội học tập.

Lời giải: 

Công dân có quyền học không hạn chế: từ tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học. Bác Lan dù lớn tuổi vẫn tiếp tục học chính là thực hiện quyền học không hạn chế của công dân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, chị A xin việc và đi làm được hai năm, sau đó vừa làm vừa học liên thông lên đại học. Chị A đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Học ở bậc cao hơn.

B. Học không hạn chế.

C. Học bất cứ ngành nghề nào.

D. Bình đẳng về cơ hội học tập.

Lời giải: 

Công dân có quyền học không hạn chế: từ tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học. Chị A đã đi làm nhưng vẫn muốn tiếp tục học chính là thực hiện quyền học không hạn chế của công dân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Trường hợp nào dưới đây được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học?

A. Con em thương binh, bệnh binh, liệt sĩ.

B. Đạt giải học sinh giỏi quốc gia.

C. Người dân tộc thiểu số.

D. Thi tốt nghiệp THPT đạt loại giỏi.

Lời giải: 

HS đạt giải HS giỏi quốc gia là những bạn có tài năng, được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Việc làm nào dưới đây giúp thực hiện quyền sáng tạo của công dân?

A. Miễn giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

B. Cấp học bổng cho học sinh học giỏi.

C. Giúp đỡ học sinh ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

D. Chăm lo điều kiện làm việc cho người nghiên cứu.

Lời giải: 

Những người làm công việc nghiên cứu để sáng tạo ra những cái mới hoặc cải tiến cái cũ thành cái mới được chăm lo các điều kiện nhằm giúp thực hiện quyền sáng tạo của công dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Sau khi học xong lớp 9, đo muốn theo đuổi ngành múa nên bạn H đã xin bố mẹ cho học hệ phổ thông của trường cao đẳng Múa Việt Nam và được bố mẹ đồng ý, dù gia đình bạn có truyền thống làm nghề Sư phạm. H đã thực hiện quyền học tập nào dưới đây?

A. Học suốt đời.

B. Học không hạn chế.

C. Tự do lựa chọn ngành, nghề học tập.

D. Bình đẳng về cơ hội học tập.

Lời giải: 

Bạn H chọn ngành nghề theo mong muốn, đam mê của bản thân và được gia đình đồng ý. Bạn đã thực hiện quyền tự do lựa chọn ngành, nghề học tập.

Đáp án cần chọn là: C

BÀI 9

Câu 1: Quyền tự do kinh doanh của công dân được quy định tại điều bao nhiêu của Hiến pháp 2013?

A. Điều 30.

B. Điều 31.

C. Điều 32.

D. Điều 33.

Lời giải: 

Quyền tự do kinh doanh của công dân quy định tại điều 33 Hiến pháp 2013 và trong các luật về kinh doanh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận

A. Cho phép kinh doanh.

B. Đăng kí kinh doanh.

C. Hoạt động kinh doanh.

D. Nộp thuế doanh nghiệp.

Lời giải: 

Quyền tự do kinh doanh có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Trong các nghĩa vụ của công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ nào được coi là quan trọng nhất?

A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh;

B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật;

C. Bảo vệ môi trường;

D. Bảo vệ quền lợi người tiêu dùng;

Lời giải: 

Trong các nghĩa vụ của công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế là rất quan trọng, cần phải được thực hiện nhiêm chỉnh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Công dân không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây khi thực hiện kinh doanh?

A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.

B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

C. Tạo ra nhiều việc làm mới cho những người trong độ tuổi lao động.

D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Lời giải: 

Việc tạo ra nhiều việc làm mới cho những người trong độ tuổi lao động được nhà nước khuyến khích nhưng mức độ thực hiện do khả năng của từng người, từng doanh nghiệp nên không phải là nội dung bắt buộc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển các lĩnh vực xã hội?

A. Giải quyết vấn đề việc làm.

B. Xóa đói giảm nghèo.

C. Phòng, chống tệ nạn xã hội.

D. Tăng trưởng kinh tế đất nước.

Lời giải: 

Tăng trưởng kinh tế đất nước không thuộc nội dung của lĩnh vực xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, đảm bảo phát triển giống nòi là nội dung của phát triển nước ở lĩnh vực

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, đảm bảo phát triển giống nòi là thực hiện chăm lo sức khỏe cho toàn dân, thuộc lình vực xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?

A. Nhà nước.

B. Công dân.

C. Các tổ chức trong và ngoài nước.

D. Nhà nước và mỗi công dân.

Lời giải: 

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và của mỗi công dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Để bảo vệ môi trường, những hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm?

A. Phục hồi môi trường.

B. Chôn lấp chất thải độc hại, chất phóng xạ.

C. Quản lí chất thải.

D. Bảo tồn tài nguyên môi trường.

Lời giải: 

Chất thải độc hại, chất phóng xạ phải được xử lí riêng theo đúng quy trình chứ không được sử dụng phương pháp chôn lấp thông thường, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công việc có tầm quan trọng đặc biệt là

A. Bảo vệ tài nguyên rừng.

B. Bảo vệ tài nguyên đất.

C. Bảo vệ tài nguyên nước.

D. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Lời giải: 

Bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt, vì rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có thể bị xử lí hành chính, xử lí kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo

A. Tính chất, hoàn cảnh vi phạm.

B. Hoàn cảnh, điều kiện vi phạm.

C. Điều kiện, mức độ vi phạm.

D. Mức độ, tính chất vi phạm

Lời giải: 

Hành vi vi phạm tùy vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí hành chính, kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc?

A. Tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc;

B. Bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;

C. Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng;

D. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải xử lí nghiêm minh, kịp thời.

Lời giải: 

Đảm bảo quốc phòng và an ninh là: Tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc; bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị trong nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là

A. Quân đội nhân dân.

B. Công an nhân dân.

C. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

D. Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.

Lời giải: 

Củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Nhà nước sử dụng công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

A. Thuế.

B. Lãi suất của ngân hàng.

C. Tỉ giá ngoại tệ.

D. Tín dụng.

Lời giải: 

Nhà nước sử dụng thuế là công cụ chủ yếu để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những ngành nghề này sẽ được giảm hoặc miễn thuế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Luật nào dưới đây không có những quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường?

A. Luật Giáo dục.

B. Luật Xây dựng.

C. Luật Du lịch.

D. Luật Chuyển giao công nghệ.

Lời giải: 

Các quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường được thể hiện ở nhiều văn bản luật khác nhau nhưng không thể hiện trong Luật Giáo dục.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Để ghi nhận và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, pháp luật ghi nhận và đảm bảo quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tiếp cận thông tin.

B. Quyền tự do kinh doanh.

C. Quyền lựa chọn việc làm.

D. Quyền bình đẳng trong lao động.

Lời giải: 

Để ghi nhận và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, pháp luật ghi nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh trong trường hợp nào thì được miễn, giảm thuế?

A. Tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân.

B. Nông sản sạch.

C. Được Nhà nước khuyến khích.

D. Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.

Lời giải: 

Những ngành, nghề, linh vực, địa bàn kinh doanh được Nhà nước khuyến khích thì được miễn, giảm thuế, có thể được miễn trong những năm đầu và giảm ở những năm sau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Luật nào dưới đây không có những quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường?

A. Luật Giáo dục.

B. Luật Xây dựng.

C. Luật Du lịch.

D. Luật Chuyển giao công nghệ.

Lời giải: 

Các quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường được thể hiện ở nhiều văn bản luật khác nhau nhưng không thể hiện trong Luật Giáo dục.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Để ghi nhận và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, pháp luật ghi nhận và đảm bảo quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tiếp cận thông tin.

B. Quyền tự do kinh doanh.

C. Quyền lựa chọn việc làm.

D. Quyền bình đẳng trong lao động.

Lời giải: 

Để ghi nhận và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, pháp luật ghi nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh trong trường hợp nào thì được miễn, giảm thuế?

A. Tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân.

B. Nông sản sạch.

C. Được Nhà nước khuyến khích.

D. Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.

Lời giải: 

Những ngành, nghề, linh vực, địa bàn kinh doanh được Nhà nước khuyến khích thì được miễn, giảm thuế, có thể được miễn trong những năm đầu và giảm ở những năm sau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh.

B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

C.Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

D. Công khai thu nhập trên phương tiện thông tin đại chúng.

Lời giải: 

Người kinh doanh không phải công khai thu nhập trên phương tiện thông tin đại chúng mà chỉ cần khai báo và đóng thuế đầy đủ với cơ quan thuế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Bạn A đang học năm thứ 2 đại học Kinh tế quốc dân thì được gia đình đầu tư đăng kí xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Theo em, nguyên nhân là do A chưa

A. Đóng thuế đầy đủ.

B. Đủ tuổi để kinh doanh.

C. Quen kinh doanh thuốc tân dược.

D. Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược

Lời giải: 

Muốn mở cửa hàng kinh doanh thuốc tân dược ngoài việc có đủ các điều kiện thành lập hộ kinh doanh cần có thêm văn bằng chuyên môn ngành dược và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Do bị bạn bè rủ rê, bạn B đã vài lần thử hút thuốc có chứa chất ma túy. Hành vi của B đã vi phạm pháp luật về lĩnh vực nào dưới đây

A. Trật tự an toàn xã hội.

B. Xóa đói giảm nghèo.

C. Phòng chống tệ nạn xã hội.

D. Phòng, chống tệ nạn hút thuốc lá.

Lời giải: 

Sử dụng ma túy là vi phạm pháp luật về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Nhà máy C đã xử lí nước thải theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường. Trong trường hợp này, nhà máy C đã

A. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.

B. Đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

C. Thực tiện tốt trách nhiệm của mình đối với môi trường.

D. Tạo môi trường làm việc an toàn cho công nhân công ti.

Lời giải: 

Việc xử lí nước thải theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường là đã thực hiện tốt pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Ông X đi biển bắt được một con rùa, thuộc danh mục động vật quý hiếm bị Nhà nước cấm kinh doanh nhưng ông vẫn quyết định rao bán với giá cao. Hành vi này của ông X vi phạm pháp luật về

A. Phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Chăm sóc sức khỏe toàn dân.

C. Phát triển bền vững môi trường.

D. Bảo vệ môi trường.

Lời giải: 

Hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Trường THPT X đã phát động phong trào góp cờ hưởng ứng chương trình “Góp cờ Tổ quốc cho Trường Sa” nhằm góp phần giáo dục cho học sinh nghĩa vụ

A. Học tập.

B. Xây dựng đất nước.

C. Bảo vệ tổ quốc.

D. Lao động.

Lời giải: 

Phong trào góp cờ hưởng ứng chương trình “Góp cờ Tổ quốc cho Trường Sa” là góp phần giáo dục cho học sinh nghĩa vụ xây dựng đất nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Ông C đốt rác tại vườn nhà ở cạnh rừng nhưng gió lớn khiến ngọn lửa lan nhanh và gây lên vụ cháy rừng trên diện rộng, gây thiệt hại vô cùng lớn. Hành vi của ông C đã vi phạm pháp luật về

A. Quốc phòng an ninh.

B. Phòng, chống tệ nạn xã hội.

C. Bảo vệ rừng.

D. An toàn môi trường.

Lời giải: 

Hành vi của ông C tuy là vô ý nhưng đã gây hậu quả nghiêm trọng, hủy hoại một diện tích rừng lớn, vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27: Vì cha mẹ không muốn cho A đi bộ đội nên mẹ A đã đưa cho ông P một khoản tiền để lo lót cho ông T là cán bộ quân sự địa phương, mong ông này loại A ra khỏi danh sách trúng tuyển. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước ta?

A. Bố A, mẹ A và ông T.

B. Bố A, mẹ A và A.

C. Mẹ A, ông P và ông T.

D. Bố A, mẹ A và ông P.

Lời giải: 

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân. Mẹ A, ông P đã dùng tiền để A không phải đi nghĩa vụ quân sự à vi phạm. Ông T nhận tiền để loại A khỏi danh sách trúng tuyển à vi phạm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Sau khi tốt nghiệp đại học, B quyết định khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm mây tre đan vì đó là nghề truyền thống của gia đình. Mẹ B không đồng ý vì muốn anh làm việc ở thành phố. Bố B cho rằng: Làm ở đâu, nghề nào cũng được, quan trọng là mình quyết tâm và sáng tạo, bố sẽ hỗ trợ và giúp đỡ con. Anh trai B hứa sẽ tìm giúp thị trường tiêu thụ. B rủ bạn Q, P cùng làm chung nhưng Q nói: Tớ đang đợi bố xin việc ở chỗ lương cao, nghề nhàn. P cho rằng: Mình tốt nghiệp bằng giỏi nên đang đợi các công ti lớn gọi đi làm. Những ai dưới đây hiểu đúng chính sách giải quyết việc làm của nhà nước?

A. Bố B, anh trai B và B.

B. Bố B, anh trai B và Q.

C. P, Q và hai chị em B.

D. Mẹ B, P và Q

Lời giải: 

B đã nhìn ra cơ hội và quyết tâm phát triển nghề truyền thống của gia đình. Bố B ủng hộ, động viên con theo đuổi ngành kinh doanh yêu thích và anh trai B sẵn sàng giúp đỡ em trai – những người hiểu đúng chinh sách giải quyết việc làm của nhà nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Sắp đến ngày thực hiện Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, X bàn với mẹ đưa cho cô Y một khoản tiền để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe nhằm trốn nghĩa vụ quân sự. Sau khi nhận tiền, cô Y đồng ý giúp đỡ. Trong quá trình khám và làm hồ sơ bệnh án, cô Y bị anh Z phát hiện và yêu cầu cô nộp cho anh hai mươi triệu đồng, nếu không anh sẽ tố cáo với Ban chỉ huy quân sự huyện K. Cô Y lo sợ nên đồng ý đưa tiền cho anh Z tại nhà mình nhưng bị cơ quan chức năng bắt được vì bố X đã thông báo cụ thể sự việc. Những ai dưới đây không thực hiện đúng trách nhiệm của công dân với chính sách quốc phòng, an ninh?

A. Cô Y, anh Z và bố X.

B. Cô Y và hai bố con X.

C. Hai mẹ con X, cô Y và anh Z.

D. Anh Z và hai bố con X.

Lời giải: 

Hai mẹ con X đưa tiền để tìm cách trốn nghĩa vụ quân sự là vi phạm. Cô Y nhận tiền để làm sai lệch kết quả là sai phạm. Anh Z phát hiện nhưng không báo là vi phạm. Bố X biết sự việc nên báo cáo là thực hiện đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự là nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực

A. Phòng, chống tệ nạn.

B. Quốc phòng, an ninh.

C. An sinh xã hội.

D. Ngăn ngừa tội phạm.

Lời giải: 

Mọi cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia. Vì vậy, nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự là nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Đáp án cần chọn là: B

Trên đây là nội dung Hệ thống lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập bài 7, 8, 9 GDCD 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE
OFF