OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề thi HSG môn Sinh học 9 năm 2020 Phòng GD & ĐT Huyện Yên Lạc có đáp án

03/11/2020 1.06 MB 2606 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201103/479239195241_20201103_171019.pdf?r=8174
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em Đề thi HSG môn Sinh học 9 năm 2020 Phòng GD & ĐT Huyện Yên Lạc có đáp án được biên tập và tổng hợp đầy đủ, đề thi có đáp án, gợi ý giải giúp các em rèn luyện, ôn tập chuẩn bị trước kì thi lên đội tuyển sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN YÊN LẠC

 

ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 150 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Ứng dụng quy luật phân li trong sản xuất như thế nào để nâng cao năng suất cây trồng hoặc vật nuôi?

b. Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ có kiểu gen AA với cây hoa trắng có kiểu gen aa được F1 có 1106 cây hoa đỏ và 1 cây hoa trắng. Hãy giải thích cơ chế xuất hiện cây hoa trắng ở F1 trong phép lai trên. Giải thích cơ chế xuất hiện cây hoa trắng? Cho biết không xảy đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu 2: (3,5 điểm)

a. Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả?

b. Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở đâu trong đường tiêu hóa của người? Vì sao?

c. Khi gặp người bị đuối nước chúng ta cần thực hiện những bước cơ bản nào?

Câu 3: (2,0 điểm)

a. Khi quan sát sơ đồ tuần hoàn máu ở người, em hãy nêu cách xác định và chức năng của: Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch?

b.Vì sao trong một số trường hợp cấp cứu, bác sỹ không tiến hành xét nghiệm thử máu của bệnh nhân mà cho truyền máu ngay? Khi đó bác sĩ sẽ chọn nhóm máu nào trong ngân hàng máu có sẵn để truyền?

Câu 4: (2,5 điểm)

 Phản xạ là gì? Có những loại phản xạ nào? Cung phản xạ và vòng phản xạ có những điểm khác nhau cơ bản nào?

Câu 5: (2,5 điểm)

Ở 1 loài ong mật, 2n=32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tuỳ điều kiện về dinh dưỡng, còn trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực.

Một ong chúa đẻ được một số trứng gồm trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh, nhưng chỉ có 80% số trứng được thụ tinh là nở thành ong thợ, 60% số trứng không được thụ tinh là nở thành ong đực, các trường hợp còn lại đều không nở và bị tiêu biến. Các trứng nở thành ong thợ và ong đực nói trên chứa tổng số 155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng 2% số ong thợ con.

a. Tìm số ong thợ con và số ong đực con.

b. Tổng số trứng được ong chúa đẻ ra trong lần nói trên là bao nhiêu?

c. Nếu số tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng chiếm 1% so với tổng số tinh trùng hình thành thì tổng số NST trong các tinh trùng và tế bào trứng bị tiêu biến là bao nhiêu?

Câu 6: (3,0 điểm)

Một phân tử ADN chứa 4 gen có chiều dài lần lượt hơn nhau 2550A0. Số lượng nuclêôtit loại G của cả 4 gen đó bằng nhau. Tổng số liên kết hiđrô của cả 4 gen đó là 24.600.

Giả thiết chiều dài của 4 gen tăng dần: gen1, gen2, gen3, gen4 và tổng số nuclêôtit của cả 4 gen đó là: 21000.

a. Tính chiều dài của gen 4.

b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen 1.

c. 4 gen trên tự nhân với số lần làn lượt là 1,2,3,4 lần thì số nucleotit loại G môi trường cung cấp cho cả 4 gen trên là bao nhiêu?

Câu 7: (1,5 điểm)

Ở người có 3 bệnh T, M, H đều là bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường, không liên quan với nhau (các gen quy định ba bệnh này nằm trên ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau). Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra được một đứa con mắc cả ba bệnh trên. Nếu cặp vợ chồng trên muốn sinh con thứ hai thì tính theo lí thuyết, xác suất đứa con thứ hai mắc hai trong ba bệnh là bao nhiêu? Biết rằng không xảy ra đột biến trong các lần sinh con của cặp vợ chồng trên.

Câu 8: (2,0 điểm)

Ba tế bào sinh dục cùng có kiểu gen AaBbDd tiến hành giảm phân bình thường.

a. Nếu là giới đực thì số loại tinh trùng tối đa và tối thiểu tạo ra là bao nhiêu? Xác định kiểu gen của các loại tinh trùng được tạo ra trong trường hợp tối thiểu? 

b. Nếu là giới cái thì số loại trứng tối đa và tối thiểu tạo ra là bao nhiêu? Xác định kiểu gen của các loại trứng  được tạo ra trong trường hợp tối đa?

ĐÁP ÁN

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Ứng dụng quy luật phân li trong sản xuất:

- Trên cơ thể sinh vật, thường các tính trạng trội là tốt, còn các tính lặn là các tính xấu có hại. Do đó trong sản xuất, để thu được con lai đồng loạt mang tính trạng có lợi, người ta dùng cặp bố mẹ trong đó ít nhất phải có một cơ thể thuần chủng về tính trạng trội (AA)

Ví dụ:   P: AA (trội) x AA (trội).

           G:   A                 A

           F:            AA

Kiểu hình đồng tính trội

Hoặc     P: AA (trội) x aa (lặn).

           G:   A                 a

           F:            Aa

Kiểu hình đồng tính trội

- Ngược lại để  tránh con lai xuất hiện tính lặn (xấu) người ta không sử dụng cơ thể dị hợp (không thuần chủng) vì như vậy con lại sẽ có sự phân tính và có kiểu hình lặn (xấu) – năng suất giảm

Ví dụ: P:    Aa (không thuần chủng) x Aa (không thuần chủng)

G:    A ,a                        A ,a

AA ,2Aa, 1 aa

Kiểu hình có 1/4 mang tính trạng lặn (xấu)

  1.  

- Trong trường hợp bình thường: P: Hoa đỏ (AA)x Hoa trắng (aa) ®(Aa) 100% Hoa đỏ

Theo đề, con xuất hiện 1 cây hoa trắng ® xảy ra đột biến.

- Trường hợp 1: Đột biến gen: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cây AA đã xảy ra đột biến gen lặn (A  a) tạo giao tử mang alen a. Trong thụ tinh, một giao tử đột biến mang alen a kết hợp với giao tử mang gen a của cây aa ® hợp tử aa, phát triển thành cây hoa trắng.

Sơ đồ:P:AA (hoa đỏ) aa (hoa trắng)

G: A, A đột biến a            a

F1: aa hoa trắng

- Trường hợp 2:Đột biến số lượng NST.

+ Cặp NST mang gen AA không phân li, cặp NST aa phân li bình thường:

  • Cặp NST mang gen AA không phân li tạo thành giao tử AA và (O).
  • Cặp NST mang gen aa phân li bình thường tạo thành giao tử a và a.
  • Giao tử a kết hợp với giao tử (O) tạo thành thể đột biến  (Oa)

Sơ đồ:P :AA (hoa đỏ) aa (hoa trắng)

G: AA ; O                              a ; a

  1. Oa (hoa trắng)

+ Cả 2 cặp NST mang gen aa và cặp NST AA đều không phân li:

  • Cặp NST mang gen AA không phân li tạo thành giao tử AA và (O).
  • Cặp NST mang gen aa không phân li tạo thành giao tử aa và (O).
  • Giao tử aa kết hợp với giao tử (O) tạo thành thể đột biến  (Oaa)

Sơ đồ:P :AA (hoa đỏ) aa (hoa trắng)

         G: AA ; O                              a ; a

  1. Oa (hoa trắng)

Câu 2: (3,5điểm)

a. Ăn uống đúng cách:

- Ăn chậm, nhai kĩ: Giúp thức ăn được nghiền nhỏ, dễ thấm dịch tiêu hóa, diện tích tiếp xúc với dịch tiêu hóa lớn nên tiêu hóa đạt hiệu quả hơn

- Ăn đúng giờ, đúng bữa, tránh ăn vặt: Tạo phản xạ tiết dịch tiêu hóa hiệu quả, số lượng và chất lượng tiêu hóa cao hơn nên tiêu hóa đạt hiệu quả tốt

- Ăn uống hợp khẩu vị, ăn trong bầu không khí vui vẻ, tránh phân tán tư tưởng khi ăn: Để quá trình tiết dịch tiêu hóa diễn ra tốt, nuốt thức ăn dễ dàng.

- Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi, Để cơ thể tập trung vào tiêu hóa, tránh tổn thương hệ tiêu hóa.

b. Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non vì :

- Khi thức ăn xuống tới ruột non mới biến đổi thành sản phẩm cuối cùng (dinh dưỡng) mà cơ thể có thể hấp thụ được, vì tới ruột non mới có đầy đủ các loại dịch tiêu hóa để biến đổi thức ăn.

- Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng:

+ Trong niêm mạc ruột non có hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc để hấp thụ dinh dưỡng.

+ Dài, diện tích mặt trong lớn. Hấp thụ được nhiều và triệt để dinh dưỡng.

c.

- Khi gặp người bị đuối nước chúng ta cần nhanh chóng cấp cứu.

- Đưa ngay nạn nhân ra khỏi vùng ngập nước.

- Kiểm tra tình trạng hô hấp còn hay ngừng.

- Loại bỏ nước ra khỏi phổi bằng cách sốc ngược (phần trên) cơ thể nạn nhân.

- Tiến hành hô hấp nhân tạo bằng 2 phương pháp: ấn lồng ngực và ha hơi thổi ngạt (20-30 lần tới khi nạn nhân hô hấp trở lại.

- Có thể vừa tiến hành cấp cứu vừa kêu gọi người khác cùng tham gia và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Câu 3: (2,0điểm)

a.

* Động mạch (ĐM): Có 2 loại ĐM phổi và ĐM chủ.

- ĐM phổi: Xuất phát từ TT phải -> Phổi; dẫn máu đỏ thẫm từ tim về phổi.

- ĐM chủ: Từ TT trái -> MM ở các cơ quan; dẫn máu đỏ tươi từ tim tới các cơ quan.

* Tĩnh mạch (TM): Có 2 loại TM phổi và TM chủ.

- TM phổi: Từ phổi -> TN trái; dẫn máu đỏ tươi từ phổi (2 nhánh) về tim.

- TM chủ: Từ mao mạch ở các cơ quan -> tim; dẫn máu đỏ thẩm từ các cơ quan (trên dưới) về tim.

* Mao mạch (MM):

- MM ở các cơ quan nối giữa ĐM chủ và TM chủ.

- MM ở phổi: ở 2 lá phổi; trao đổi khí giữa máu và các phế nang.

b.

- Trong trường hợp cấp cứu do thiếu máu, tính mạng của bệnh nhân rất nguy kịch cần truyền máu ngay, nếu tiến hành xét nghiệm sẽ mất thời gian dẫn tới không kịp, bệnh nhân sẽ tử vong.

- Khi đó bác sĩ sẽ chọn luôn nhóm máu O truyền, không cần xét nghiệm vì nhóm máu O cho được tất cả mà không gây kết dính.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

...

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung Đề thi HSG môn Sinh học 9 năm 2020 Phòng GD & ĐT Huyện Yên Lạc có đáp án. Để xem phần còn lại của tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF