OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019, Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa

09/09/2019 520.09 KB 19977 lượt xem 42 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190909/530464118556_20190909_103224.pdf?r=7932
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thể tham khảo thêm những đề thi từ những trướng trên cả nước, Học247 xin giới thiệu Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019, Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa. Với đề thi này, các em có thể làm quen với hình thức đề thi cũng như cách thức, nội dung bài làm thôi qua việc làm bài thi thử. Chúc các em có thêm những kiến thức hay và bổ ích!

 

 
 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                  ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7

      HUYỆN HOẰNG HÓA                                                            NĂM HỌC 2018-2019

                                                                                                           Môn thi: Ngữ văn

                                                                                 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

                                                                                                        

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“… Quê hương là vòng tay ấm

Con nằm ngủ giữa mưa đêm

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.”

(Trích bài thơ “Quê hương” - Đỗ Trung Quân)

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2: (1.0 điểm) Xác định nội dung của đoạn thơ?

Câu 3: (2.5 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?

Câu 4: (2.0 điểm) Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm)

Từ nội dung đoạn thơ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người.

Câu 2 (10.0 điểm)

Hoài Thanh nhận xét: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2: Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết, sâu sắc của nhà thơ với quê hương yêu dấu.

Câu 3:

  • Các biện pháp tu từ:
    • Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần.
    • So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, là đêm trăng tỏ, như là chỉ một mẹ thôi.
  • Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết.

Câu 4:

  • Trình bày thành một đoạn văn (từ 5-7 câu)
  • Học sinh xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân.
    • Vai trò của quê hương.
    • Giáo dục tình yêu quê hương.

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ

  • Yêu cầu chung:
    • Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.
    • Xác định đúng vấn đề nghị luận.
  • Yêu cầu cụ thể:
    • Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Học sinh có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:
      • Tình yêu quê hương:
        • Là tình cảm tự nhiên mang giá nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người. Quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn của mỗi người.
        • Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu, ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội. (dẫn chứng).
        • Tình cảm đối với quê hương sẽ gợi nhắc đến tình yêu đất nước. Hướng về quê hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc.
        • Có thái độ phê phán trước những hành vi: không coi trọng quê hương, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó lạc hậu, phản bội lại quê hương; không cosys thức xây dựng quê hương.
        • Có nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương; có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương; Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.
  • Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
  • Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Câu 2.

  • Yêu cầu chung:
    • Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài giải thích nhận định và triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
    • Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những tình cảm sẵn có, những tình cảm không có qua bài thơ “Bánh trôi nước”.
  • Yêu cầu cụ thể: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
    • Giới thiệu vấn đề nghị luận và tác phẩm liên quan đến vấn đề nghị luận: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có qua bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
    • Giải thích ý kiến:
      • Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Trước khi đọc tác phẩm văn chương, những tình cảm đó chưa xuất hiện trong ta. Sau khi đọc tác phẩm, văn chương khơi gợi, giúp ta tiếp thu những tình cảm cao đẹp, mới mẻ, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để ta làm giàu thêm tâm hồn.
      • Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có:  Văn chương bồi đắp thêm tình cảm, giúp ta nhận thức sâu sắc thêm về vấn đề để ta biết suy nghĩ, ý thức về mình, về những tình cảm đã có, để cho tình cảm ấy sâu sắc hơn, cao đẹp hơn.
    • Chứng minh qua bài thơ “Bánh trôi nước”:
      • Bài thơ Bánh trôi nước bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có:
        • Bài thơ lấy đề tài dân dã, gần gũi, bình dị (Bánh trôi nước). Qua hình ảnh chiếc bánh trôi, bài thơ gửi gắm chủ đề về người phụ nữ trong xã hội phong kiến – một chủ đề quen thuộc của văn học trung đại Việt Nam (vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến).
        • Bánh trôi nước là một bài thơ vịnh vật tài tình, tả chính xác chiếc bánh trôi đồng thời còn khơi gợi những liên tưởng sâu xa:
          • Bài thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào của tác giả về vẻ đẹp ngoại hình, đặc biệt là ngợi ca, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ (dẫn chứng)
          • Bài thơ làm người đọc xúc động, thương cảm sâu sắc về thân phận chìm nổi, đắng cay, bất hạnh, phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công (dẫn chứng).
      • Bài thơ Bánh trôi nước gợi mở cho ta những tình cảm ta không có:
        • Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu thêm về xã hội phong kiến xưa - một xã hội trọng nam khinh nữ.
        • Từ đó, khơi gợi trong lòng người đọc niềm căm phẫn, thái độ tố cáo xã hội đầy rẫy những bất công tàn bạo đã chà đạp lên số phận của người phụ nữ.
      • Nghệ thuật thể hiện:
        • Hình ảnh, ngôn ngữ dân dã, gần gũi không cầu kì kiểu cách, ước lệ, mà tự nhiên, mang đạm dấu ấn dân gian.
        • Giọng điệu: vừa kiêu hãnh, tự hào vừa ngậm ngùi, xót xa, có thách thức.
        • Thể thơ và kết cấu: Thể thơ Đường luật được sử dụng nhuần nhị và sáng tạo. Kết cấu chặt chẽ và độc đáo, sự đối lập giữa thân phận và phẩm chất, bài thơ đã tạo ấn tượng về một vẻ đẹp ngời sáng của người phụ nữ, về một bản lĩnh Xuân Hương kiên cường, mạnh mẽ dám nhìn thẳng vào số phận, vượt lên số phận và thách thức với hoàn cảnh sống.
  • Đánh giá, mở rộng:
    • Nhận định trên cho thấy giá trị của văn chương: nuôi dưỡng, bồi đắp tình cảm con người, tạo ra phép màu trong cuộc sống, mở rộng cánh cửa lòng nhân ái, giúp ta hiểu thêm tình đời, tình người.
    • Bài thơ vừa ca ngợi vẻ đẹp cao quý, son sắt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, vừa thể hiện niềm thương cảm đối với thân phận khổ đau của họ. Bánh trôi nước là một bài thơ hay bởi nói giản dị, để lại xúc đọng và ám ảnh trong lòng người đọc, có sức sống lâu bền trong trái tim những người yêu thơ.
  • Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
  • Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
  • Lưu ý chung:
    • Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
    • Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
    • Khuyến khích những bài viết có sáng tạo nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
    • Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
    • Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

Ngoài ra, các em có thể làm bài thi Online tại đây:

Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019, Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF