OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi chọn HSG môn Vật Lý 9 Trường THCS Nguyễn Hữu Cầu năm 2021 có đáp án

07/01/2021 1.37 MB 331 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210107/8393239227_20210107_100126.pdf?r=2917
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề thi chọn HSG môn Vật Lý 9 Trường THCS Nguyễn Hữu Cầu năm 2021 có đáp án là tài liệu được HOC247 biên tập chi tiết và rõ ràng nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập môn Vật Lý 9. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

 

 
 

TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU CẦU

ĐỀ THI SÁT HẠCH VÀO ĐỘI TUYỂN

Năm học: 2020 - 2021

MÔN: VẬT LÝ 9

Thời gian: 150p

 

Câu 1: (2,5 điểm)

Hai động tử cùng xuất phát từ A là một trong hai giao điểm A và B của hai đường tròn  O1  và O2 bán kính lần lượt là 60m và 60√3m , độ lớn  cung AB của đường tròn O2 là 60O; trong đó một động tử chuyển động theo đường tròn O1, một động tử chuyển động theo đường tròn O2. Biết  chúng có cùng vận tốc không đổi v = 6m/s, xác định khoảng thời gian ngắn nhất để hai động tử  gặp lại nhau tại A? Chứng tỏ chúng không thể gặp lại nhau tại B? Lấy √3 =1,7.

Câu 2: (1,5 điểm)

Người ta bỏ lọt vào một cốc cách nhiệt, cao, có vạch chia thể tích  một cục nước đá ở nhiệt độ - 80C rồi rót thật nhanh nước ở nhiệt độ 350C vào cốc sao cho nước ngang vạch  500 cm3:

          a)Khi nước đá nóng chảy hoàn toàn thì mực nước trong cốc  sẽ  cao hơn hay thấp hơn hay ngang bằng  vạch 500 cm3 ? Vì sao ?

          b)Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong cốc là 150C. Tính khối lượng nước đá đã bỏ vào cốc lúc đầu ? Cho Cn = 4200 J/kg.K ; C = 2100 J/kg.K và  λ = 336 200 J/kg.Bỏ qua sự mất nhiệt với các dụng cụ và môi trường ngoài và sự thay đổi thể tích của các vật theo nhiệt độ.

Câu 3: (2 điểm)

Một thấu kính hội tụ quang tâm O, tiêu cự OF = 20cm. Một cây nến AB (A ở trên trục chính) vuông góc với trục chính của thấu kính đặt trước và cách  thấu kính một đoạn AO, qua thấu kính cho ảnh A/B/  cao gấp 2 lần AB.

a) Hãy nêu cách dựng ảnh A/B/ của AB qua thấu kính. Vẽ hình minh họa.

b) Từ hình vẽ có được trong phần a), hãy xác định  khoảng cách AO.

Câu 4: (1,5 điểm)

 Hai thanh kim loại đồng chất, tiết diện đều và bằng nhau, cùng chiều dài l = 20cm nhưng có trọng lượng riêng khác nhau : d1 = 1,25.d2 . Hai bản được hàn dính với nhau ở một đầu và được treo bằng sợi dây mảnh như hình vẽ. Để thanh nằm ngang, người ta thực hiện 2 cách sau:

a) Cắt theo chiều dài một phần của thanh thứ nhất và đem đặt lên chính giữa của phần còn lại. Tính chiều dài phần bị cắt ?

b) Cắt theo chiều dài  bỏ một phần của thanh thứ nhất.Tính chiều dài phần bị cắt đi ?  

Câu 5: (2,5 điểm)

Ghép hai bóng đèn Đ1 và Đ2 giống nhau và một bóng đèn Đ3, khác Đ1 và Đ2, thành đoạn mạch rồi mắc vào hai điểm A và B. Người ta nhận thấy  để cả 3 bóng đèn sáng bình thường thì sẽ có được hai cách ghép các bóng đèn:

  + Cách ghép 1 :  Đ3 mắc nối tiếp với cụm  Đ1 mắc song song Đ2 .

  + Cách ghép 2 :  Đ3 mắc song song với dãy  Đ1 mắc nối tiếp Đ2 .

  1. Cho U = 30V, tính hiệu điên thế định mức của mỗi đèn ? Giải thích tại sao chỉ có 2 cách ghép các bóng đèn để cả 3 bóng đèn sáng bình thường?
  2. Với cách ghép 1, công suất của nguồn điện là P = 60W. Hãy tính công suất định mức của mỗi bóng đèn và trị số của điện trở  r ?
  3. Nên chọn cách mắc nào trong hai cách trên ? Vì sao ?

------------------

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Có 5 trường hợp xảy ra:                                                                                  

+Trường hợp 1: Hai động tử cùng xuât phát từ A, gặp nhau tại A

+Trường hợp 2: cùng xuât phát từ A, động tử 1  chuyển động

ngược chiều  kim đồng hồ, động tử 2  chuyển động                                                 

cùng chiều  kim đồng hồ gặp nhau tại B

+Trường hợp 3: cùng xuât phát từ A, hai động tử   chuyển động                   

ngược chiều  kim đồng hồ gặp nhau tại B

+Trường hợp 4: cùng xuât phát từ A, hai động tử 2  chuyển động

cùng chiều  kim đồng hồ gặp nhau tại B

Gặp lại nhau, các động tử đã đi được quãng đường như nhau

+Trường hợp 5: cùng xuât phát từ A, động tử 1  chuyển động

cùng chiều  kim đồng hồ, động tử 2  chuyển động                        

ngược chiều  kim đồng hồ gặp nhau tại B

(Chia điểm cho mỗi trường hợp)

Trường hợp 1:

Khi gặp nhau, số lượt vòng các động tử  đã đi được lần lượt là n, m. Quãng đường đi tương ứng là:       S1 = n.2R1 ; S2 = m.2R2 ;  S1 = S2 và nR1 = mR2 ; n = m  = m.1,7

Vì số lượt vòng quay phải nguyên nên m=10 ; n= 17

     Thời gian gặp nhau: t = S1/v. Thay số   t = 1067,6 s

Trường hợp 2:

Nếu gặp nhau tại A, số lượt vòng các động tử   đi được lần lượt là n, m.

Vì gặp nhau tại B; Quãng đường đã đi tương ứng là:   

           S1 = n.2R1- 2R1/3 ; S2 = m.2R2-2R2 /6 ;

           S1 = S2 và   n.R1- R1/3  = m.R2-R2 /6 ;  Thay số: 20n= (34m+1)

Trường hợp 3:

Nếu gặp nhau tại A, số lượt vòng các động tử   đi được lần lượt là n, m.

Vì gặp nhau tại B; Quãng đường đã đi tương ứng là:   

           S1 = n.2R1- 2R1/3 ; S2 = m.2R2+2R2 /6 ;

           S1 = S2 và   n.R1- R1/3  = m.R2+R2 /6 ;  Thay số:  60n= 102m+37

Trường hợp 4:

Nếu gặp nhau tại A, số lượt vòng các động tử   đi được lần lượt là n, m.

Vì gặp nhau tại B; Quãng đường đã đi tương ứng là:   

           S1 = n.2R1+ 2R1/3 ; S2 = m.2R2-2R2 /6 ;

           S1 = S2 và   n.R1+R1/3  = m.R2-R2 /6 ; 60n= 102m-37

Trường hợp 5:

Nếu gặp nhau tại A, số lượt vòng các động tử   đi được lần lượt là n, m.

Vì gặp nhau tại B; Quãng đường đã đi tương ứng là:   

           S1 = n.2R1+ 2R1/3 ; S2 = m.2R2+2R2 /6 ;

           S1 = S2 à   n.R1+ R1/3  = m.R2+R2 /6 ;  Thay số: 60n= 102m-3

Trường hợp 2,3,4,5:  Phương trình không có nghiệm nguyên (vế trái là số chẵn, vế phải là số lẻ. Vô nghiệm

Hai động tử không thể gặp lại nhau tại B

Câu 2:

a)+ Do trọng lượng riêng của nước đá nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước nên nước đá nổi, một phần nước đá nhô lên khỏi miệng cốc, lúc này tổng thể tích nước và nước đá > 500cm3

+ Trọng lượng nước đá đúng bằng trọng lượng phần nước bị nước đá chiểm chỗ ( từ vạch 500cm3trở xuống ) . Khi nước đá tan hết thì thể tích nước đá lúc đầu đúng bằng thể tích phần nước bị nước đá chiếm chỗ, do đó mực nước trong cốc vẫn giữ nguyên như lúc đầu ngang bằng vạch 500cm3.

b)+ Tổng khối lượng nước và nước đá bằng khối lượng của 500cm3 nước và bằng 0,5kg.

+ Gọi m (kg) là khối lượng của cục nước đá lúc đầu

              khối lượng nước rót vào cốc là 0,5 – m

+ Phương trình cân bằng nhiệt  khi đã thay số:

               ( 0,5 – m ). 4200. ( 35 – 15 ) = m.λ + 2100.m.(0-(-8)) + 4200.m.15

+ Giải phương trình này ta được  m = 0,084kg = 84g.

...

------(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Đề thi chọn HSG môn Vật Lý 9 Trường THCS Nguyễn Hữu Cầu năm học 2020 - 2021 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF