OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS Phước Long

24/06/2020 716.51 KB 296 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200624/35277673528_20200624_164514.pdf?r=1276
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Cùng Hoc247 ôn tập với Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS Phước Long với các câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp các em vừa kiểm tra kiến thức trong chương trình Hóa học lớp 9 vừa rèn luyện kỹ năng làm bài. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!

 

 
 

TRƯỜNG THCS PHƯỚC LONG

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 9

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

Câu 1: Công thức cấu tạo của rượu etylic là

A. CH2 – CH3 – OH.        B. CH3 – O – CH3.                 C. CH2 – CH2 – OH2.         D. CH3 – CH2 – OH.

Câu 2: Dấu hiệu để nhận biết protein là

A. làm dung dịch iot đổi màu xanh.              

B. có phản ứng đông tụ trắng khi đun nóng.

C. thủy phân trong dung dịch axit.                

D. đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng.

Câu 3: Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch saccarozơ và glucozơ ?

A. Dung dịch H2SO4 loãng.                            B. Dung dịch NaOH.          

C. Dung dịch AgNO3 /NH3.                            D. Na kim loại.              

Câu 4: Cho một mẫu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic. Hiện tượng quan sát được là

A. có bọt khí màu nâu thoát ra.                                              

B. mẫu natri tan dần không có bọt khí thoát ra.

C. mẫu natri nằm dưới bề mặt chất lỏng và không tan.         

D. có bọt khí không màu thoát ra và natri tan dần.

Câu 5: Có ba lọ không nhãn đựng : rượu etylic, axit axetic, dầu ăn. Có thể phân biệt bằng cách nào sau đây ?

A. Dùng quỳ tím và nước.                              B. Khí cacbon đioxit và nước.   

C. Kim loại natri và nước.                              D. Phenolphtalein và nước.

Câu 6: Dãy chất đều tan trong nước ở nhiệt độ thường  là

A. saccarozơ  và tinh bột.                               B. glucozơ  và xenlulozơ.

C. glucozơ  và saccarozơ.                               D. saccarozơ và  xenlulozơ.

Câu 7: Hoá trị của cacbon, oxi,  hiđro trong hợp chất hữu cơ lần lượt là

A. IV, II, II.                B. IV, III, I.                            C. II, IV, I.                              D. IV, II, I.

Câu 8: Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 8 gam khí metan là

A. 11,2 lít.                   B. 4,48 lít.                               C. 33,6 lít.                               D. 22,4 lít.

Câu 9: Trên nhãn của một chai rượu ghi 180 có nghĩa

A. nhiệt độ sôi của rượu etylic là 180C.

B. nhiệt độ đông đặc của rượu etylic là 180C.

C. trong 100 ml rượu có 18 ml rượu etylic nguyên chất và 82 ml nước.

D. trong 100 ml rượu có 18 ml nước và 82 ml rượu etylic nguyên chất.

Câu 10: Nhiệt độ sôi của rượu etylic là

A. 78,30C.                   B. 87,30C.                   C. 73,80C.                   D. 83,70C.

Câu 11: Dãy nào sau đây gồm các chất đều là hidrocacbon ( có C và H) ?

A. C2H4, CH4, C2H5Cl.                                   B. CH4, C2H2, C3H7Cl.

C. C2H6, C4H10, C2H4.                                    D. C2H6O, C3H8, C2H2.

Câu 12: Để làm sạch khí CH4 có lẫn khí CO2, có thể dẫn hỗn hợp khí qua lượng dư:

A. dung dịch Ca(OH)2.                                   B. dung dịch H2SO4.

C. bột CuO (nung nóng).                                D. dung dịch Br2.

Câu 13: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính kim loại giảm dần?

A. K, Na, Mg, Al.       B. Na, Mg, Al, K.       C. Al, K, Na, Mg.          D. Mg, K, Al, Na.

Câu 14: Trong phân tử axetilen C2H4, giữa hai nguyên tử cacbon có

A. một liên kết ba.                              B. một liên kết đơn.               

C. hai liên kết đôi.                               D. một liên kết đôi.

Câu 15: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng cộng?

A. Metan CH4.            B. Benzen C6H6.         C. Etilen C2H4.                       D. Axetilen C2H2.

Câu 16: Metan CH4 và etilen C2H4 đều tham gia phản ứng

A. cháy.                       B. thế clo.                    C. cộng brom.                         D. trùng hợp.

Câu 17: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ

A. trên 5%.                  B. dưới 2%.                 C. từ 2% - 5%.                        D. từ 3% - 6%.

Câu 18: Phản ứng hóa học đặc trưng của các hidrocacbon có liên kết kém bền (liên kết đôi và liên kết ba) là:

A. thế.                         B. cháy.                       C. cộng.                                  D. thủy phân.

Câu 19: Trong các chất sau, chất nào có thể làm mất màu dung dịch brom ( có liên kết đôi và liên kết ba) ? 

A. CH4.                                                           B. CH3 – CH = CH2.

C. CH3 – CH3.                                                                D. CH3 – CH2 – CH3.

Câu 20: Công thức cấu tạo của axit axetic (C2H4O2) là

A. O = CH – O – CH3.               

B. CH3-C(OH)=O

C. HO-C(=CH2)-OH

D. CH2 – O – O – CH2.

Câu 21: Thể tích tối đa (lít) của dung dịch Br2 0,05 M phản ứng với 0,01 mol axetilen C2H2 ( có liên kết ba) là:

A. 0,5.                         B. 0,4.                                     C. 0,3.                         D. 0,2.

Câu 22: Thành phần phần trăm của nguyên tố C có trong metan (CH4) bằng bao nhiêu?

A. 75%                        B. 25%                                    C. 12%                        D. 92,3%

Câu 23: Dung dịch của chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu đỏ?

A. Rượu etylic            B. C6H6                                   C. Axit axetic              D. Dầu mỏ

Câu 24: Cho các chất sau:

(1) CH4     

(2) CH3 – OH      

(3) CH3 – CH2 – COOH     

(4) CH2 = CH2        

(5) C6H6

Chất nào có phản ứng thế với kim loại Na?

A. (1), (4)                    B. (1), (5)                                C. (2), (4)                    D. (2), (3)

Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra ( đktc) là:

A. 0,56 lít.                   B. 1,12 lít.                             C. 2,24 lít.                   D. 3,36 lít.

Câu 26 :  Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất sau:

a) C4H10         

b) C2H8                      

c) C4H9Cl       

d) C2H60

Câu 27: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt ba chất khí sau đây . Viết phương trình minh họa :

a) chất khí: C2H4, CH4, CO2, Cl2.

b) chất lỏng: rượu etylic C2H5OH, axit axetic CH3COOH, glucozo C6H12O6, benzen C6H6.

c) chất rắn: tinh bột, xenlulozo, glucozo, protein.

Câu 28: Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau. Ghi rõ điều kiện (nếu có)

a) C2H5OH  →  CH3COOH → (CH3COO)2Cu

b) CH4 → C2H2 → C2H4 → C2H5OH  → CH3COOH → CH3COOC2H5 → CH3COONa

Câu 29: Lên men giấm 2 lít rượu etylic 120.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b) Tính khối lượng axit axetic thu được. Biết hiệu suất quá trình lên men là 80% và Drựou etylic = 0,8g/ml.

c) Nếu pha dung dịch sau lên men ở trên thành giấm ăn chứa 4% axit axetic thì khối lượng giấm ăn thu được là bao nhiêu?

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 4,6g rượu etylic nguyên chất ở nhiệt độ cao.

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b) Tính thể tích khí COthu được (ở đktc) và khối lượng H2O tạo thành.

c) Dẫn sản phẩm thu được đi qua dung dịch nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được ?

Câu 31: Đốt 4,6 gam một hợp chất hữu cơ  A sau phản ứng thu được 8,8 gam CO2 và 6,72 lít hơi H2O (Đktc)

a) A chứa những nguyên tố hóa học nào.

b) Tìm công thức của A biết có tỉ khối so Hidro là 23.

c) Từ A có thể điền chế đc bao nhiêu gam axit axetic 10%, biết hiệu xuất quá trình lên men giấm đạt 80%.

...

Trên đây là nội dung trích dẫn Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS Phước Long, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!    

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF