OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Hoàng Hoa Thám

02/11/2020 1.09 MB 979 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201102/392427213430_20201102_102511.pdf?r=4774
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Hoàng Hoa Thám được biên tập và tổng hợp đầy đủ, đề thi có đáp án, gợi ý giải giúp các em rèn luyện, ôn tập chuẩn bị trước kì thi lên đội tuyển sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

 

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I.  Phần Trắc nghiệm (7 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Moocgan là gì?

A. Vịt.

B. Gà.

C. Ruồi giấm.

D. Lợn.

Câu 2 Lai phân tích là phép lai như thế nào?           

A. Giữa cá thể mang tính trạng trội với nhau.

B. Giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn.

C. Giữa cá thể mang tính trạng lặn với nhau 

D. Cả A, B, C đúng

Câu 3: NST thường có đặc điểm gì?

A. Quy định giới tính của sinh vật.

B. Có thể tương đồng hoặc không tương đồng.

C.Quy định các tính trạng liên quan đến giới tính.

D. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.

Câu 4: Đơn phân của ADN là gì?

A. A, U, G, T.

B. A, T, G, U.

C. A, T, G, X.

D. A, X, G, U.

Câu 5: Hệ quả của NTBS là gì?

A. A+T+G = A+X+G

B. A+G+X = A+T+X

C. A+X = T+A.   

D. A+X = G+A.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây là của protein có cấu trúc bậc 3?

A. Do protein có cấu trúc bậc 2 cuộn xoắn theo kiểu đặc trưng.

B. Do protein có cấu trúc bậc 1 cuộn xoắn theo kiểu bện dây thừng.

C. Do 2 hay nhiều chuỗi polypeptit liên kết với nhau.

D. Do các axit amin liên kết lại với nhau.

Câu 7: Chức năng của protein là gì?

A. Lưu giữ thông tin di truyền.

B. Xúc tác cho các phản ứng sinh học.

C. Truyền đạt thông tin di truyền.

D. Vận chuyển axit amin.

Câu 8: Dạng đột biến cấu trúc NST nào làm chiều dài của NST giảm đi?

A. Đảo đoạn.

B. Lặp đoạn.

C. Mất đoạn.

D. Cả B , C đúng.

Câu 9: Prôtêin được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học chính nào?

A. C, H, O, N.

B. Ca, H, O, N, P.

C. C, H, O, Na, P.

D. Ca, H, O, Na, P.

Câu 10: Bản chất của các enzym tham gia vào quá trình xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể là gì?

A. ADN.

B. Marn.

C. tARN.

D. prôtêin.

Câu 11: Sơ đồ nào dưới đây thể hiện đúng mối quan hệ giữa gen và tính trạng?

A. ADN → mARN → Tính trạng → Prôtêin.

B. ADN → mARN → Prôtêin → Tính trạng.

C. mADN → ADN → Prôtêin → Tính trạng.

D. ADN → Tính trạng → Prôtêin → mARN.

Câu 12: NTBS luôn có đặc điểm nào?

A. A=U, G=X.

B. A=T, G=X.

C. A=G, T=X.

D. A=X, T=G.

Câu 13: Một gen có 3000 Nu. Có A= 20% số Nu của gen. Số Nu mỗi loại của gen là bao nhiêu?

A. A=T= 600 Nu, G=X= 900Nu.

B. A=G= 600 Nu, G=T= 900Nu.

C.  G=X= 600 Nu, A=T= 900Nu.

D. G=T= 600 Nu, A=X= 900Nu.

Câu 14: Một axit amin được quy định bởi bao nhiêu rNu?

A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

B. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1: Ở đậu, gen A quy định hạt trơn, a quy định hạt nhăn, gen B quy định có tua cuốn, b quy định không có tua cuốn.

Các gen quy định các tính trạng trên nằm trên cùng 1 cặp NST.

Cho cây đậu hạt trơn, không có tua cuốn thụ phấn với cây hạt nhăn, có tua cuốn thu được F1. Khi F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?

Câu 2: Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng. Phân tử ADN này có 400000G.

1. Xác định số lượng nuclêôtit của các loại trong phân tử ADN?

2. Xác định chiều dài của phân tử ADN?

ĐÁP ÁN

A. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

C

B

D

C

D

A

B

8

9

10

11

12

13

14

C

C

D

B

B

A

C

 

B. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1:

- Quy ước:

A Quy định hạt trơn.

a Quy định hạt nhăn.

B Quy định có tua cuốn.

b Quy định không có tua cuốn.

- Các gen quy định các tính trạng trên nằm trên cùng 1 cặp NST.

Kiểu gen cây hạt trơn, không có tua cuốn: \(\frac{{Ab}}{{Ab}}\)

Kiểu gen cây hạt nhăn, không có tua cuốn: \(\frac{{aB}}{{aB}}\)

- Sơ đồ lai từ P → F2

+ P: Cây hạt trơn, không có tua cuốn x Cây hạt nhăn, có tua cuốn

P:  \(\frac{{Ab}}{{Ab}}\)    x    \(\frac{{aB}}{{aB}}\)

Gp: Ab      aB

F1:    \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)

F1 Tự thụ

F1 x F1:  \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)      x        \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)

GF1:  Ab, aB             Ab, aB

F2: 1\(\frac{{aB}}{{aB}}\), 2\(\frac{{Ab}}{{aB}}\), 1\(\frac{{Ab}}{{Ab}}\)

Kiểu hình F2: 1 Hạt trơn, không có tua cuốn, 2 hạt trơn, có tua cuốn, 1 hạt nhăn, có tua cuốn.

Câu 2:

a. Vì 1 vòng xoắn của ADN có 10 cặp= 20 Nu → tổng số Nu = 100.000 x 20 = 2.000.000 Nu

Theo nguyên tắc bổ sung G = X = 400000 Nu, A = T = 600000 Nu

b.

Áp dụng công thức tính chiều dài gen là: L = \(\frac{N}{2}x3,4\)

Trong đó N là tổng số nucleotit của gen, L là chiều dài gen 

⇒ Chiều dài của phân tử ADN: 3400000A0

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Hoàng Hoa Thám. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF