OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn thi học kì I môn Lịch sử 7 năm học 2017-2018

10/12/2017 795.95 KB 6188 lượt xem 27 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20171210/6014104832_20171210_150537.pdf?r=2280
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Lịch sử 7 năm học 2017-2018 của chương trình lớp 7 tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học thông qua các câu hỏi tự luận, nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SỬ HKI LỚP 7

Sử thế giới:

Câu 1. Xã hội phong kiến châu Âu đã được hình thành như thế nào? Tính chất  của nhà nước châu Âu và phương Đông khác  nhau như thế nào?

  • Thế kỉ V, các bộ tộc Giec man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại  phương Tây
  • Các tướng lĩnh quân sự và quí tộc chiếm ruộng đất của chủ nô, trở nên quyền thế và giàu có, gọi là lãnh chúa
  • Nô lệ và nông dân thành nông nô
  • Hình thành xã hội phong kiến châu Âu
  • Tính chất nhà nước châu Âu là nhà nước phong kiến phân quyền còn phương Đông là nhà nước phong kiến tập quyền

Câu 2. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đã hình thành và phát triển như thế nào? Hiện nay các nước Đông Nam Á đều đứng chung trong 1 tổ chức gì?

  • Thế kỉ X -> VIII là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á như: Mô giô pa hít, Campuchia, Đại Việt,  Pagan…
  • Thế kỉ XIII, người Thái lập nên vương quốc Su khô thay và Lạn Xạng
  • Thế kỉ XVIII các quốc gia Đông Nam Á bắt đầu suy yếu
  • Thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á (Trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của phương Tây
  • Hiện nay các nước Đông Nam Á đều đứng chung trong  tổ chức ASEAN

Sử Việt Nam:

Câu 3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước như thế nào? Các em đã học tập được gì về thời niên thiếu của Đinh Bộ Lĩnh?

  • Đinh Bộ Lĩnh là con ông Đinh Công Trứ, ở Hoa Lư (Ninh Bình)
  • Nhờ nhân dân ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, lần lược tiến đánh các sứ quân khác, đánh đâu thắng đấy , được nhân dân tôn là Vạn Thắng Vương
  • Năm 967 đất nước thống nhất ,yên bình
  • Em đã học được từ Đinh Bộ Lĩnh lòng yêu nước , trí thông minh, anh dũng, tuổi nhỏ nhưng có ý chí lớn, muốn làm nhiều việc giúp ích cho đất nước

Câu 4.  Em hãy tường thuật và nêu ý nghĩa cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt vào thế kỉ XI? Tại sao Lý Thường Kiệt lại “ iảng hòa với Tống “?

  • Quân Tống tấn công phòng tuyến, ta phản công mãnh liệt, mưu trí, đẩy lùi chúng
  • Quách Quỳ chuyển sang phòng ngự. Quân Tống chán nản, mệt mỏi, hao mòn dần
  • Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ đánh vào trại giặc, chúng thua to.
  • Lý Thường Kiệt chủ động “giảng hòa”
  • Đây là trận đánh tuyệt vời, Lý Thường Kiệt là niềm tự hào dân tộc, độc lập được giữ vững
  • Lý Thường Kiệt chủ động “ giảng hòa” với Tống vì ông không muốn chiến  tranh tiếp diễn, chỉ tăng nổi thống khổ cho nhân dân, 2 nước sẽ gánh chịu hy sinh về người và của thật vô ích. Ông muốn thể hiện thiện chí hòa bình và lòng nhân đạo, từ đó nhà Tống từ bỏ hẳn ý định xâm lược nước ta

Câu 5. Tổ chức bộ máy nhà nước thời nhà Lý:

  • 1054 đổi tên nước là Đại Việt, xây dựng chính quyền quân chủ.
  • Chính quyền trung ương:  Đứng đầu là vua dưới có quan đại thần và  hai ban văn võ.
  • Chính quyền địa phương: Cả nước chia thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện, dưới huyệnlà  hương, xã.
  • Đó là chính quyền quân chủ nhưng khoảng cách giữa vua và dân chưa xa lắm. Nhà Lý luôn coi dân là gốc rễ sâu bền.

Câu 7 . Giáo dục và văn hóa thời Lý

  • Giáo dục
    • Năm 1070, nhà LÝ xây dựng Văn miếu để thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua
    • Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại, nhưng chế độ thi cử chưa qui cũ nề nếp, khi nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi
    • Năm 1076, lập Quốc Tử Giám cho con em quí tộc đến học
  • Văn hóa:
    • Các vua nhà Lý đều sùng bái đạo Phật, chùa tháp được xây dựng nhiều
    • Các loại hình văn hóa dân gian như đá cầu, đua thuyền được ưa chuộng
    • Kiến trúc : có quy mô tương đối lớn, tính cách độc đáo (chùa Một cột, tháp Báo thiên..)
    • Điêu khắc : trình độ điêu tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên tượng Phật, bệ đá hình hoa sen, hình trang trí Rồng là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến của thời Lý.
    • Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc – văn hóa Thăng Long.

Câu 8. Nhận xét những điểm giống và khác nhau về luật pháp thời Trần và thời Lý

  • Khác nhau
    • Nhà Lý ban hành bộ Hình thư
    • Nhà Trần ban hành bộ luật mang tên Quốc triều hình luật, cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn ( có thêm cơ quan Thẩm hình viện chuyên xét xử kiện cáo)
  • Giống nhau
    • Có các qui định bảo vệ vua và cung điện, bảo vệ tài sản của nhà nước, xem trọng sản xuất nông nghiệp, xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản

  Câu 9. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần khác tổ  chức bộ máy nhà nước thời Lý như thế nào?

  • Thực hiện thêm chế độ Thái Thượng Hoàng, đặt thêm một số cơ quan như: Quốc sử viện, Thái y viện,
  • Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ….
  • Cả nước chia lại thành 12 lộ
  • Các quý tộc họ Tràn được phong vương hầu, ban thái ấp
  • Như vậy, tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị hành chính thời Trần được hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Lý, chế độ tập quyền thời Trần được củng cố quyền lực nhiều  hơn .

Câu 10. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên

a. Nguyên nhân thắng lợi

  • Nhà Trần có sự chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến
  • Có sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình và nhân dân ( thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống)
  • Nội bộ triều đình đoàn kết, thực hiện chiến thuật đúng đắn, có các danh tướng như vua Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư… Đặc biệt là quốc công tiết chế Trân Quốc Tuấn
  • Biết lợi dụng lợi thế của đất nước buộc giặc từ mạnh sang yếu từ chủ động sang bị động để tiêu diệt chúng.

b. Ý nghĩa lịch sử

  • Đập tan tham vọng xâm lược của nhà Nguyên
  • Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự hào, tự cường cho dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân
  • Góp phần xây dựng truyền thống chiến đấu củng cố sự đoàn kết toàn dân
  • Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông đối với Nhật Bản và các nước phương Nam.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung Đề cương ôn thi học kì I môn Lịch sử 7 năm học 2017-2018. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF