OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch sử và Địa lí 6 năm 2021-2022 Chân trời sáng tạo

06/04/2022 1.38 MB 1197 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220406/776149392234_20220406_230844.pdf?r=1186
ADMICRO/
Banner-Video

Tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch sử và Địa lí 6 năm 2021-2022 Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập kiến thức và củng cố kiến thức bộ môn này trong chương trình HK2. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh.

Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

 

 
 

1. Nội dung ôn tập

1.1. Phần Lịch sử

- Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

- Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc

- Chính sách cai trị của PK phương Bắc và sự chuyển biến của VN thời kì Bắc thuộc

- Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

- Các cuộc đấu tranh giành độc lập trước thế kỉ X

- Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

- Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

- Vương quốc Phù Nam

1.2. Phần Địa lí

- Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà

- Sông và hồ

- Biển và đại dương

- Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình

- Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

- Phân bố dân cư

- Con người và thiên nhiên

2. Câu hỏi ôn tập

2.1. Phần Lịch sử

TRẮC NGHIỆM NỘI DUNG: NƯỚC VĂN LANG

Câu 1.Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay?

A. Văn Lang.

B. Âu Lạc.

C. Chăm-pa.

D. Phù Nam.

Câu 2.Dưới thời Văn Lang, đứng đầu mỗi Bộ là

A. Quan lang.

B. Lạc tướng.

C. Lạc hầu.

D. Bồ chính.

Câu 3.Trong xã hội Văn Lang, những ngày thường nam giới

A. đóng khố, mình trần, đi chân đất.

B. đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá.

C. đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất.

D. đóng khố, mình trần, đi giày lá.

Câu 4.Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồm

A. cơm nếp, rau quả, thịt, cá.

B. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.

C. rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.

D. khoai, đậu, tôm, cá, ngô.

Câu 5.Hoạt động sản xuất chính của cư dân Văn Lang là gì?

A. Săn bắt thú rừng.

B. Trồng lúa nước.

C. Đúc đồng.

D. Làm đồ gốm.

Câu 6.Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?

A. Lúa gạo là lương thực chính.

B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.

C. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái tự nhiên.

D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.

Câu 7.Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ hình thành ở lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay là

A. Chăm-pa.

B. Âu Lạc.

C. Văn Lang.

D. Phù Nam.

Câu 8.Sau khi lên ngôi, vua Hùng chia cả nước làm

A. 15 bộ.

B. 15 tỉnh.

C. 15 đạo.

D. 15 chiềng, chạ.

Câu 9.Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?

A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.

B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.

C. Chia thành cấm binh và hương binh.

D. Chưa có quân đội.

Câu 10.Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang?

A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.

B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.

C. Nhu cầu chống ngoại xâm.

D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.

Câu 11.Đâu không phải phong tục của người Văn Lang?

A. Gói bánh chưng.

B. Nhuộm răng đen.

C. Xăm mình.

D. Đi chân đất.

Câu 12.Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng

A. thuyền.

B. ngựa.

C. lừa.

D. voi.

Câu 13.Cư dân Văn Lang sống quần tụ trong các

A. chiềng, chạ.

B. làng, bản.

C. xã, huyện.

D. thôn, xóm.

Câu 14.Tại sao cư dân Văn Lang phải sống quần tụ trong các chiềng, chạ?

A. Họ có chung huyết thống.

B. Cần phải xua đổi thú dữ.

C. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm.

D. Yêu cầu của nền kinh tế công thương nghiệp.

Câu 15.Sự tích Trầu, cau và Bánh chưng, bánh giày phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?

A. Ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ hội.

B. Nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội.

C. Lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.

D. Trồng lúa nước và lấy đó làm lương thực chính.

Câu 16.Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?

A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 17.Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang?

A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương.

B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.

C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai.

D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học.

Câu 18.Theo em, sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?

A. Đoàn kết.

B. Trọng nghĩa khí.

C. Chống ngoại xâm.

D. Trọng văn.

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

A

Câu 10

D

Câu 2

B

Câu 11

D

Câu 3

A

Câu 12

A

Câu 4

B

Câu 13

A

Câu 5

B

Câu 14

C

Câu 6

D

Câu 15

A

Câu 7

C

Câu 16

A

Câu 8

A

Câu 17

C

Câu 9

D

Câu 18

A

TRẮC NGHIỆM NỘI DUNG: NƯỚC ÂU LẠC

Câu 1.Ai đã lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần xâm lược?

A. Hùng Vương.

B. Thục Phán.

C. Hai Bà Trưng.

D. Bà Triệu.

Câu 2.Cư dân Âu Lạc rất giỏi nghề

A. luyện kim, đúc đồng.

B. làm gốm, dệt tơ lụa.

C. buôn bán.

D. đánh bắt cá, tôm.

Câu 3.Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã dời đô về

A. Phong Châu (Phú Thọ).

B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

C. Phú Xuân (Huế).

D. Hoa Lư (Ninh Bình).

Câu 4.Tổ chức bộ máy Nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên cơ sở tổ chức

A. Nhà nước thời Văn Lang.

B. Nhà nước thời Tần.

C. thị tộc bộ lạc của người Tây Âu.

D. thị tộc bộ lạc của người Lạc Việt.

Câu 5.Đứng đầu nước Âu Lạc là

A. Hùng Vương.

B. An Dương Vương.

C. Cao Lỗ.

D. Triệu Đà.

Câu 6.Thục Phán lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt đánh quân xâm lược nào?

A. Tần.

B. Hán.

C. Tùy.

D. Đường.

Câu 7.Sau khi lên ngôi, Thục Phán xưng là

A. An Dương Vương.

B. Hùng Vương.

C. Lý Nam Đế.

D. Trưng Vương.

Câu 8.Đâu không phải lí do An Dương Vương dời đô xuống Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)?

A. Vùng đất đông dân.

B. Nằm ở trung tâm đất nước.

C. Thuận lợi cho việc đi lại.

D. Giàu tài nguyên thiên nhiên.

Câu 9.Quân đội thời Âu Lạc như thế nào?

A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.

B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.

C. Lực lượng khá đông, vũ khí có nhiều cải tiến.

D. Chưa có quân đội.

Câu 10.Theo tương truyền, nỏ Liên Châu do ai chế tạo?

A. An Dương Vương.

B. Cao Lỗ.

C. Hùng Vương.

D. Liên Châu.

Câu 11.Nội dung nào không phải biện pháp của An Dương Vương để củng cố an ninh quốc phòng quốc gia?

A. Xây dựng thành Cổ Loa kiên cố.

B. Xây dựng lực lượng quân đội mạnh.

C. Cải tiến vũ khí cho quân đội.

D. Không đồng ý với đề nghị xin hòa của Triệu Đà.

Câu 12.Đâu không phải nhân tố đưa đến sự tiến bộ trong nông nghiệp và thủ công nghiệp thời kì Âu Lạc?

A. Tinh thần lao động sáng tạo, cần cù của nhân dân.

B. Đất nước được độc lập để phát triển ổn định.

C. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị với nhân dân chưa sâu sắc.

D. Kế thừa thành tựu cải tiến công cụ từ thời Văn Lang.

Câu 13.Vì sao nhà nước mới được thành lập sau cuộc kháng chiến chống Tần lại gọi là Âu Lạc?

A. Hợp nhất vùng đất của 2 bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt.

B. Tên của thủ lĩnh Âu Việt.

C. Tên của thủ lĩnh Lạc Việt.

D. Tên của một bộ lạc mạnh nhất tham gia cuộc kháng chiến.

Câu 14.Kinh đô của nước Âu Lạc - Phong Khê, nay là

A. Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.

B. Hát Môn - Phúc Thọ - Hà Nội.

C. Tiên Phong - Phổ Yên - Thái Nguyên.

D. Mai Phụ - Lộc Hà - Hà Tĩnh.

Câu 15.Năm 208 TCN, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay diễn ra sự kiện gì?

A. Nhà nước Âu Lạc ra đời.

B. Nhà nước Văn Lang ra đời.

C. Quân Tần tấn công nước Văn Lang.

D. An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa.

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

B

Câu 9

C

Câu 2

A

Câu 10

B

Câu 3

B

Câu 11

D

Câu 4

A

Câu 12

C

Câu 5

B

Câu 13

A

Câu 6

A

Câu 14

A

Câu 7

A

Câu 15

A

Câu 8

D

   

TRẮC NGHIỆM NỘI DUNG: CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN...

Câu 1.Đâu không phải chính sách bóc lột về kinh tế các triều đại phong kiến phương Bắc áp dụng ở nước ta trong thời Bắc thuộc?

A. Sử dụng chế độ tô thuế.

B. Bắt cống nạp sản vật.

C. Nắm độc quyền về muối và sắt.

D. Bắt nhổ lúa trồng đay.

Câu 2.Mâu thuẫn bao trùm xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa

A. nhân dân ta với chính quyền phương Bắc.

B. nô tì với địa chủ, hào trưởng.

C. nông dân lệ thuộc với hào trưởng.

D. nô tì với quan lại đô hộ phương Bắc.

Câu 3.Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là gì?

A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.

B. Chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển.

C. Sự hình thành và phát triển của nhà nước Âu Lạc.

D. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt.

Câu 4.Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào?

A. Chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.

B. Chia Âu Lạc thành nhiều châu.

C. Chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

D. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại người Hán cai trị đến cấp xã.

Câu 5.Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc?

A. Hà khắc, tàn bạo, thâm độc.

B. Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực.

C. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nước ta.

D. Nhằm thôn tính lãnh thổ và đồng hóa nhân dân ta.

Câu 6.Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.

B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta.

C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.

D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta.

Câu 7.Ý nào sau đây không phản ảnh đúng chuyển biến của nền kinh tế nước ta thời kì Bắc thuộc?

A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.

B. Biết áp dụng các kĩ thuật canh tác mới.

C. Xuất hiện các ngành nghề thủ công mới.

D. Quan hệ buôn bán với các nước phương Tây phát triển.

Câu 8.Những chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của chính quyền đô hộ phương Bắc nhằm mục đích gì?

A. Đồng hóa dân ta về văn hóa.

B. Đồng hóa dân ta về mặt giống nòi.

C. Đồng hóa dân ta, thôn tính, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

D. Mở rộng lãnh thổ, ảnh hưởng của phong kiến Trung Quốc.

Câu 9.Ý nào không phản ánh đúng chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc?

A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.

B. Sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò.

C. Biết áp dụng các phương pháp, kĩ thuật mới.

D. Năng suất tăng hơn trước.

Câu 10.Dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta là

A. đúc đồng.

B. rèn sắt.

C. làm giấy, làm thủy tinh.

D. làm đồ gốm.

Câu 11.Điểm nổi bật của tình hình văn hóa ở nước ta thời Bắc thuộc là gì?

A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta.

B. Nhân dân ta tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc.

C. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và Việt hóa cho nó phù hợp với thực tiễn.

D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc.

Câu 12.Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột nhân dân ta?

A. Sử dụng chế độ tô thuế, bóc lột, cống nạp nặng nề; nắm độc quyền về muối và sắt.

B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi.

C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lý hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra.

D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ.

Câu 13.Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?

A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng.

B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc.

C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán.

D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.

Câu 14.Ý nào không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa - xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta?

A. Nho giáo được coi là quốc giáo.

B. Truyền bá Nho giáo vào nước ta.

C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán.

D. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt.

Câu 15.Nội dung nào sau đây không phải nguyên nhân giúp bản sắc văn hóa Việt vẫn được bảo tồn qua hàng nghìn năm Bắc thuộc?

A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình.

B. Những phong tục, tập quán đã được hình thành từ lâu đời.

C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta.

D. Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt.

Câu 16.Thời Bắc thuộc, đứng đầu các làng, xã là ai?

A. Vua người Hán.

B. Thứ sử người Hán.

C. Thái thú người Hán.

D. Hào trưởng người Việt.

Câu 17.Thời Bắc thuộc, đứng đầu các châu là ai?

A. Vua người Hán.

B. Thứ sử người Hán.

C. Thái thú người Hán.

D. Hào trưởng người Việt.

Câu 18.Thời Bắc thuộc, đứng đầu các quận là ai?

A. Vua người Hán.

B. Thứ sử người Hán.

C. Thái thú người Hán.

D. Hào trưởng người Việt.

Câu 19.Sắp xếp các tổ chức chính quyền của nhà Hán ở châu Giao theo thứ tự từ trung ương đến địa phương.

A. Châu, quận, huyện, làng, xã.

B. Quận, châu, huyện, làng, xã.

C. Quận, huyện, châu, làng, xã.

D. Làng, xã, huyện, quận, châu.

Câu 20.Lực lượng có vai trò quan trọng giúp chính quyền phương Bắc đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt là

A. quân đội đồn trú.

B. tay sai người Việt.

C. quân đội nước láng giềng.

D. quân đội trong nước.

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

D

Câu 11

C

Câu 2

A

Câu 12

A

Câu 3

A

Câu 13

A

Câu 4

A

Câu 14

A

Câu 5

C

Câu 15

D

Câu 6

C

Câu 16

D

Câu 7

D

Câu 17

B

Câu 8

C

Câu 18

C

Câu 9

A

Câu 19

A

Câu 10

C

Câu 20

A

TRẮC NGHIỆM NỘI DUNG: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X

Câu 1.Khúc Thừa Dụ quê ở

A. Xuân Châu.

B. Ái Châu.

C. Diễn Châu.

D. Hồng Châu.

Câu 2.Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm

A. Thái thú.

B. Thái úy.

C. Tiết độ sứ An Nam.

D. Thứ sử An Nam.

Câu 3.Ai lên thay Khúc Thừa Dụ sau khi ông qua đời?

A. Khúc Thừa Mỹ.

B. Dương Đình Nghệ.

C. Khúc Hạo.

D. Mai Thúc Loan.

Câu 4.Sau khi lên thay cha, Khúc Hạo đã

A. tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.

B. thi hành luật pháp nghiêm khắc.

C. làm theo những chính sách trước kia của Khúc Thừa Dụ.

D. chia ruộng đất cho dân nghèo.

Câu 5.Mùa thu năm 930, nhà Nam Hán

A. đưa quân sang đánh nước ta.

B. cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta.

C. cử người Hán sang làm Tiết độ sứ.

D. cử sứ sang yêu cầu Khúc Hạo sang triều cống.

Câu 6.Dương Đình Nghệ quê ở đâu?

A. Làng Giàng.

B. Làng Đường Lâm.

C. Làng Đô.

D. Làng Vạn Phúc.

Câu 7.Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã làm gì?

A. Tiến quân sang Trung Quốc để đánh chúng đến cùng.

B. Tự xưng là Tiết độ sứ, cho sứ sang thần phục nhà Nam Hán.

C. Tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

D. Tự xưng là hoàng đế, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Câu 8.Năm 938, tướng nào của phương Bắc đã đem quân sang xâm lược nước ta?

A. Tần Thủy Hoàng.

B. Lưu Hoằng Tháo.

C. Lưu Bang.

D. Lý Uyên.

Câu 9.Điểm độc đáo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là gì?

A. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.

B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù.

C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng.

D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa rồi mở đường cho chúng rút về nước.

Câu 10.Kết quả của trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là

A. kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

B. thất bại.

C. không phân thắng bại.

D. thắng lợi một phần.

Câu 11.Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở làng Đường Lâm (Hà Nội), điều này có ý nghĩa gì?

A. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên.

B. Đây là nơi ông mất.

C. Đây là nơi ông xưng vương.

D. Nhân dân tưởng nhớ đến công lao của ông.

Câu 12.Quân Nam Hán kéo quân vào sông Bạch Đằng lúc

A. thủy triều đang lên.

B. thủy triều đang xuống.

C. quân ta chưa đóng xong cọc ngầm.

D. quân ta mới đóng xong một nửa trận địa cọc ngầm.

Câu 13.Tướng Hoằng Tháo trong trận Bạch Đằng đã

A. bị tử trận trong đám tàn quân.

B. ngụy trang trốn về nước.

C. bị quân ta bắt sống.

D. chui vào ống đồng trở về nước.

Câu 14.Sự kiện nào đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc?

A. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905).

B. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931).

C. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Ngô Quyền (năm 930 - 931).

D. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).

Câu 15.Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối nào?

A. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc.

B. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân.

C. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.

D. Chính sự cốt chuộng khoan dân giản dị.

Câu 16.Nội dung nào phản ảnh đúng điều kiện khách quan thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công?

A. Sự ủng hộ của nhân dân.

B. Sự suy yếu của nhà Đường.

C. Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó.

D. Nền kinh tế trong nước đã phát triển hơn trước.

Câu 17.Việc vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta?

A. Mua chuộc Khúc Thừa Dụ phục vụ cho nhà Đường.

B. Xoa dịu mâu thuẫn giũa nhân dân An Nam với nhà Đường.

C. Đem lại quyền tự chủ cho người Việt, tạo điều kiện để giành độc lập hoàn toàn.

D. Bảo đảm sự yên ổn cho vùng biên cương nhà Đường.

Câu 18.Đâu không phải là chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ?

A. Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch.

B. Chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.

C. Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán.

D. Xưng vương, xây dựng một bộ máy nhà nước mới.

Câu 19.Nhân vật nào được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

A. Ngô Quyền.

B. Khúc Thừa Dụ.

C. Khúc Hạo.

D. Dương Đình Nghệ.

Câu 20.Ai là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta?

A. Triệu Đà.

B. Lưu Hoằng Tháo.

C. Thoát Hoan.

D. Lưu Cung.

Câu 21.Ngô Quyền đã chọn thời điểm nào để tập trung toàn bộ lực lượng tổng phản công quân Nam Hán?

A. Khi nước triều lên.

B. Khi quân địch chuẩn bị tiến vào bãi cọc ngầm.

C. Khi nước triều rút.

D. Khi quân Nam Hán vừa tiến vào cửa sông Bạch Đằng.

Câu 22.Những chiếc cọc gỗ ngầm của Ngô Quyền có điểm độc đáo là

A. được lấy từ gỗ cây lim.

B. rất to và nhọn.

C. đầu cọc gỗ được đẽo nhọn và bịt sắt.

D. được lấy từ gỗ cây bạch đàn.

Câu 23.Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì?

A. Đánh tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.

B. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

C. Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau này.

D. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.

Câu 24.Đâu không phải lý do Ngô Quyền quyết định lựa chọn cửa sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra cuộc quyết chiến chiến lược năm 938?

A. Sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều.

B. Hai bên bờ sông là rừng rậm thuận lợi cho đặt phục binh.

C. Sông Bạch Đằng là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến trong lịch sử.

D. Đây là con đường thủy thuận lợi nhất nên quân Nam Hán sẽ đi qua.

Câu 25.Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 không để lại bài học kinh nghiệm gì cho các cuộc đấu tranh của nhân dân ta giai đoạn sau này?

A. Tiêu diệt nội phản.

B. Khai thác điểm yếu - mạnh của ta và địch.

C. Dựa vào địa hình để đề ra đường lối đấu tranh.

D. Thực hiện kế vườn không nhà trống.

Câu 26.Sau khi nổi dậy chiếm thành Đại La (Hà Nội), Khúc Thừa Dụ không xưng Vương mà xưng Tiết độ sứ vì

A. ông muốn lợi dụng danh nghĩa quan lại nhà Đường để xây dựng nền tự chủ.

B. nhân dân không ủng hộ Khúc Thừa Dụ xưng vương.

C. Khúc Thừa Dụ không đủ thực lực để xưng vương.

D.Khúc Thừa Dụ không muốn tạo ra khoảng cách với nhân dân.

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

D

Câu 14

D

Câu 2

C

Câu 15

D

Câu 3

C

Câu 16

A

Câu 4

A

Câu 17

C

Câu 5

A

Câu 18

D

Câu 6

A

Câu 19

C

Câu 7

C

Câu 20

B

Câu 8

B

Câu 21

C

Câu 9

C

Câu 22

C

Câu 10

A

Câu 23

D

Câu 11

D

Câu 24

C

Câu 12

A

Câu 25

D

Câu 13

A

Câu 26

A

TRẮC NGHIỆM NỘI DUNG: VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA

Câu 1.Cuối thế kỉ II,

A. nhân dân Nhật Nam nổi dậy giành chính quyền thắng lợi.

B. nhà Hán có loạn, nhân dân Giao Chỉ nổi dậy giành chính quyền.

C. Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy.

D. quân Hán đánh xuống phía Nam chiếm vùng đất của người Chăm cổ.

Câu 2.Vào khoảng cuối thế kỉ VII, vua Lâm Ấp đổi tên nước thành

A. Tượng Lâm.

B. Nhật Nam.

C. Chăm-pa.

D. Chân Lạp.

Câu 3.Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là

A. thủ công nghiệp.

B. thương nghiệp.

C. nông nghiệp trồng lúa nước.

D. công thương nghiệp hàng hóa.

Câu 4.Chữ viết của người Chăm có nguồn gốc từ đâu?

A. Chữ tượng hình.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ Hán.

D. Chữ Latinh.

Câu 5.Yếu tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền vào cuối thế kỉ II?

A. Trung Quốc có nhiều lực lượng nổi loạn.

B. Tượng Lâm nằm xa chính quyền đô hộ, địa hình hiểm trở.

C. Nhân dân Giao Chỉ, Nhật Nam thường xuyên nổi dậy.

D. Chính quyền người Việt cai quản toàn bộ vùng Tượng Lâm.

Câu 6.Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới?

A. Trung Quốc.

B. Ai Cập.

C. Ấn Độ.

D. Ả Rập.

Câu 7.Quần thể kiến trúc nào của cư dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?

A. Thành Cổ Loa.

B. Hoàng thành Thăng Long.

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Kinh thành Huế.

Câu 8.Nội dung nào không phải điểm giống nhau về đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và cư dân Chăm-pa?

A. Nông nghiệp trồng lúa nước là nguồn sống chủ yếu.

B. Đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.

C. Đều ở nhà sàn và ăn trầu.

D. Sống dưới chế độ quân chủ, đứng đầu là vua.

Câu 9.Người đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp?

A. Mai Thúc Loan.

B. Phùng Hưng.

C. Khu Liên.

D. Triệu Quang Phục.

Câu 10.Kinh đô của nước Chăm-pa đóng ở

A. Sa Huỳnh - Quảng Nam.

B. Trà Kiệu - Quảng Nam.

C. Hội An - Quảng Nam.

D. Thượng Lâm - Quảng Nam.

Câu 11.Xã hội Chăm-pa có sự phân chia giàu, nghèo với mấy tầng lớp chính?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 12.Nhân dân Tượng Lâm đứng dậy đấu tranh giành độc lập trong lúc nhà Hán

A. tỏ ra bất lực với các huyện ở xa.

B. còn lo đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong nước.

C. suy yếu, khủng hoảng trầm trọng.

D. lo chống lại sự quấy phá của các nước xung quanh.

Câu 13.Dưới thời Hán, huyện Tượng Lâm thuộc quận nào?

A. Giao Chỉ.

B. Cửu Chân.

C. Nhật Nam.

D. Giao Châu.

Câu 14.Tộc người sinh sống chủ yếu trên lãnh thổ Vương quốc Chăm-pa từ trước thế kỉ X là người

A. Chăm.

B. Khơ-me.

C. Kinh.

D. Mông.

Câu 15.Nhờ đâu, trong nhiều thế kỉ, Vương quốc Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với các thương nhân nước ngoài?

A. Chính sách của nhà nước.

B. Vị trí địa lí thuận lợi.

C. Mối quan hệ mật thiết.

D. Kinh tế phát triển.

Câu 16.Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Chăm-pa là

A. quý tộc.

B. nông dân.

C. dân tự do.

D. nô lệ.

Câu 17.Để sáng tạo chữ Chăm cổ, cư dân Chăm-pa đã dựa trên chữ cổ của người

A. Ấn Độ.

B. Ả-rập.

C. Trung Quốc.

D. Miến Điện.

Câu 18.Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng

A. đa thần.

B. thần Núi.

C. thần Mặt trời.

D. thần Biển.

Câu 19.Vương quốc Chăm-pa hình thành trên cơ sở của nền Văn hóa

A. Óc Eo.

B. Sa Huỳnh.

C. Đông Sơn.

D. Hòa Bình.

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

C

Câu 11

C

Câu 2

C

Câu 12

A

Câu 3

C

Câu 13

C

Câu 4

B

Câu 14

A

Câu 5

B

Câu 15

B

Câu 6

C

Câu 16

D

Câu 7

C

Câu 17

A

Câu 8

B

Câu 18

A

Câu 9

C

Câu 19

B

Câu 10

B

   

TRẮC NGHIỆM NỘI DUNG: VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

Câu 1.Quốc gia cổ được hình thành trên cơ sở Văn hóa Óc Eo là

A. Chân Lạp.

B. Phù Nam.

C. Văn Lang.

D. Chăm-pa.

Câu 2.Vương quốc Phù Nam được thành lập nhờ sự ảnh hưởng của văn hóa

A. Ấn Độ.

B. Ả Rập.

C. Trung Quốc.

D. Miến Điện.

Câu 3.Hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam là

A. đánh cá, săn bắn và khai thác hải sản.

B. thủ công nghiệp, buôn bán, khai thác rừng.

C. khai thác hải sản, ngoại thương đường biển.

D. sản xuất nông nghiệp.

Câu 4.Các lực lượng chính trong xã hội Phù Nam là

A. tăng lữ, quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.

B. quý tộc, địa chủ, nông dân, tăng lữ, nô lệ.

C. quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô lệ, thương nhân.

D. thủ lĩnh quân sự, quý tộc, tăng lữ, nông dân, địa chủ.

Câu 5.Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia cổ khác trên đất nước Việt Nam là gì?

A. Kinh tế phồn thịnh, trở thành một vương quốc giàu mạnh.

B. Ngoại thương đường biển rất phát triển.

C. Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình.

D. Sản xuất nông nghiệp rất phát triển.

Câu 6.Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam là

A. chăn nuôi rất phát triển.

B. đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.

C. nghề khai thác thủy - hải sản khá phát triển.

D. làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.

Câu 7.Tình hình Phù Nam từ thế kỉ III đến thế kỉ V như thế nào?

A. Còn non yếu.

B. Bị Chân Lạp thôn tính.

C. Phát triển mạnh mẽ.

D. Dần suy yếu.

Câu 8.Nhân tố quan trọng hàng đầu đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam là

A. nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.

B. kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.

C. điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.

D. sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.

Câu 9.Khi mới được thành lập, vương quốc Phù Nam có phạm vi lãnh thổ chủ yếu thuộc khu vực nào?

A. Nam Bộ.

B. Bắc Bộ.

C. Nam Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 10.Đến khoảng đầu thế kỉ VII, Phù Nam bị quốc gia nào thôn tính?

A. Chân Lạp.

B. Chăm-pa.

C. Văn Lang.

D. Âu Lạc.

Câu 11.Vương quốc Phù Nam hình thành trên cơ sở của nền Văn hóa

A. Óc Eo.

B. Sa Huỳnh.

C. Đông Sơn.

D. Hòa Bình.

Câu 12.Lực lượng nào không tồn tại trong xã hội Phù Nam?

A. Tăng lữ.

B. Nông dân.

C. Thương nhân.

D. Nô lệ.

Câu 13.Cư dân Phù Nam theo tín ngưỡng

A. đa thần.

B. Hin-đu giáo.

C. Phật giáo.

D. thần Biển.

Câu 14.Nhờ đâu Phù Nam được coi là trạm trung chuyển của các tôn giáo vào Đông Nam Á?

A. Cảng biển và giao thông đường thủy phát triển.

B. Chính sách phát triển của nhà nước.

C. Kinh tế ngoại thương phát triển mạnh mẽ.

D. Cư dân trở thành lực lượng truyền đạo.

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

B

Câu 8

C

Câu 2

A

Câu 9

A

Câu 3

D

Câu 10

A

Câu 4

A

Câu 11

A

Câu 5

B

Câu 12

D

Câu 6

D

Câu 13

A

Câu 7

C

Câu 14

A

2.2. Phần Địa lí

Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà -

Câu 1. Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở

A. biển và đại dương.

B. các dòng sông lớn.

C. ao, hồ, vũng vịnh.

D. băng hà, khí quyển.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 2. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành

A. nước.

B. sấm.

C. mưa.

D. mây.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 3. Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm

A. 1/2.

B. 3/4.

C. 2/3.

D. 4/5.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 4. Mưa ở những khu vực nằm sâu trong lục địa chủ yếu có nguồn gốc từ

A. hồ ao, rừng cây… bốc lên.

B. các vùng ven biển bay tới.

C. đại dương do gió thổi đến.

D. nguồn nước ngầm bốc lên.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 5. Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là từ

A. các dòng sông lớn.

B. các loài sinh vật.

C. biển và đại dương.

D. ao, hồ, vũng vịnh.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 6. Nguồn nước bị ô nhiễm không bao gồm

A. nước biển.

B. nước sông hồ.

C. nước lọc.

D. nước ngầm.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 7. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có 

A. nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.

B. nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.

C. nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.

D. nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 8. Năng lượng Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng chính cho vòng tuần hoàn nào sau đây?

A. Vòng tuần hoàn của sinh vật.

B. Vòng tuần hoàn của nước. 

C. Vòng tuần hoàn của thổ nhưỡng. 

D. Vòng tuần hoàn địa chất.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 9. Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm có

A. nước sông, nước ngầm, băng hà.

B. nước biển, nước sông, khí quyển.

C. nước sông, nước hồ và nước ao.

D. nước biển, nước sông và nước ngầm.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 10. Con người đã khai thác, sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt và đời sống dưới dạng nào sau đây?

A. Làm ao.

B. Xây hồ.

C. Đào giếng.

D. Làm đập.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 11. Ngày nào sau đây được lấy là ngày nước thế giới?

A. Ngày 22/6.

B. Ngày 22/3.

C. Ngày 22/9.

D. Ngày 22/12.

Trả lời:

Đáp án B.

Năm 1993, thế giới lấy ngày 22/3 là Ngày nước thế giới với các hoạt động theo các chủ đề nhằm nhắc nhở mọi người hãy sử dụng nước tiết kiệm và không làm ô nhiễm nước.

Câu 12. Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?

A. Hơi nước.

B. Nước ngầm.

C. Nước hồ.

D. Nước mưa.

Trả lời:

Đáp án B.

Sông và hồ

Câu 1. Hồ và sông ngòi không có giá trị nào sau đây?

A. Thủy sản.

B. Giao thông.

C. Du lịch.

D. Khoáng sản.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 2. Hợp lưu là gì?

A. Diện tích đất đai có sông chảy qua và tạo ra hồ chứa nước.

B. Nơi dòng chảy của hai hay nhiều hơn các con sông gặp nhau.

C. Nơi có lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở sông.

D. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước từ các cửa sông, biển.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 3. Ở miền ôn đới nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do

A. nước mưa.

B. nước ngầm.

C. băng tuyết.

D. nước ao, hồ.

Trả lời:

Đáp án C.

Câu 4. Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?

A. Hồ Thác Bà.

B. Hồ Ba Bể.

C. Hồ Trị An.

D. Hồ Tây.

Trả lời:

Đáp án D.

Câu 5. Chi lưu là gì?

A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.

C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.

D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông.

Trả lời:

Đáp án A.

Câu 6. Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc quốc gia nào sau đây?

A. Hoa Kì.

B. Trung Quốc.

C. Ấn Độ.

D. Liên bang Nga.

Trả lời:

Đáp án D.

Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc Liên bang Nga. Đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 22-23% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới. Với 23 615,39 km3 nước ngọt, nó nhiều hơn cả năm hồ nước của Ngũ Đại Hồ cộng lại. Độ sâu tối đa của hồ là 1 642 m, nên Baikal chính là hồ sâu nhất thế giới.

Câu 7. Cửa sông là nơi dòng sông chính

A. xuất phát chảy ra biển.

B. tiếp nhận các sông nhánh.

C. đổ ra biển hoặc các hồ.

D. phân nước cho sông phụ.

Trả lời

Đáp án C.

Câu 8. Sông nào sau đây có chiều dài lớn nhất thế giới?

A. Sông I-ê-nit-xây.

B. Sông Missisipi.

C. Sông Nin.

D. Sông A-ma-dôn.

Trả lời:

Đáp án C.

Ba con sông có chiều dài lớn nhất Thế Giới là: Sông Nin dài 6695km, sông A-ma-dôn dài 6437km và sông I-ê-nit-xây dài 4102km.         

Câu 9. Lưu vực của một con sông là

A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.

B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.

C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.

D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 10. Ở vùng ôn đới lạnh, sông thường có lũ lụt vào mùa nào sau đây?

A. Mùa hạ.

B. Mùa xuân.

C. Mùa thu.

D. Mùa đông.

Trả lời:

Đáp án B.

Câu 11. Sông A-ma-dôn nằm ở châu lục nào sau đây?

A. Châu Âu.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Á.

D. Châu Phi.

Trả lời:

Đáp án B.

Sông Nin dài 6695km, là con sông dài nhất thế giới nằm ở khu vực châu Phi. Tiếp đó là sông A-ma-dôn dài 6437km thuộc khu vực Nam Mĩ và cũng là sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới.

Câu 12. Hồ nào sau đây ở nước ta là hồ nhân tạo?

A. Hồ Gươm.

B. Hồ Tơ Nưng.

C. Hồ Tây.

D. Hồ Trị An.

Trả lời:

Đáp án D.

Hồ Trị An là hồ nhân tạo ở nước ta. Nằm trên sông Đồng Nai, thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Hồ là nơi trữ nước để cung cấp cho Nhà máy thủy điện Trị An.

...

---(Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch sử và Địa lí 6 năm 2021-2022 Chân trời sáng tạo. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF