OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Khoa Học Tự Nhiên 6 năm 2021-2022 Kết nối tri thức

07/04/2022 880.6 KB 896 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220407/953366217324_20220407_110029.pdf?r=2278
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Cùng HỌC247 tham khảo nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Khoa Học Tự Nhiên 6 năm 2021-2022 Kết nối tri thức do ban biên tập HỌC247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em học sinh lớp 6 hình dung được các kiến thức trọng tâm để có thể ôn tập thật tốt cho kỳ thi học kì sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

1. Lý thuyết

1.1. Chủ đề 1: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng

- Biết ứng dụng của một số vật liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm

- Hiểu được calcium là chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương; sự cần thiết phải phân loại rác thải sinh hoạt hằng ngày

- Vận dụng kiến thức về nhiên liệu đưa ra được nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn

- Vận dụng kiến thức về lương thực, thực phẩm nêu được cách xử lý rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày,làm phân bón cho cây trồng.

1.2. Chủ đề 2: Hỗn hợp, tách chất ra khỏi hỗn hợp

- Phân biệt được sự chuyển thể của chất

- Hiểu được dạng tồn tại của 1 số hỗ hợp

- Biết cách phân loại rác thải trong gia đình

- Giải thích được các diều kiện ảnh hưởng đến sự đốt nhiên liệu của 1 chất

1.3. Chủ đề 3: Đa dạng thế giới sống

- Phân biệt được: Nấm

- Thực vật, Động vật, Vi khuẩn, Virus, Nguyên sinh vật

- Hiểu được vai trò của thực vật

- Hệ thống phân loại sinh vật

- Liên hệ giải thích vấn đề thực tế

1.4. Chủ đề 4: Trọng lực và đời sống

- Nhận biết về đặc điểm của trọng lực.

- Nnhận biết khi nào có lực ma sát trong các hiện tượng thực tế.

- Hiểu độ giãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật.

- Tính được độ biến dạng của lò xo trong thực tế.

1.5. Chủ đề 5: Năng lượng

- Nhận biết được các dạng năng lượng trong thực tế.

- Hiểu được năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

- Phân loai được các dạng năng lượng thành hai nhóm.

1.6. Chủ đề 6: Trái đất và bầu trời

- Định nghĩa được trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất.

- Hãy hể tên các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

- Vận dụng kiến thức về các hành tinh trong hệ mặt trời để xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

2. Luyện tập

Câu 1: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng:

A. Lực hút trái đất có phương ngang,chiều trái sang phải

B. Lực hút trái đất có phương ngang,chiều phải sang trái

C. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng,chiều dưới lên trên

D. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng,chiều trên xuống

Câu 2: Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với:

A. Khối lượng của vật treo

B. Lực hút của trái đất

C. Độ dãn của lò xo

D.Trọng lượng của lò xo

Câu 3: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10,5cm. Khi treo một quả cân 100g thì độ dài của lò xo là 11cm. Nếu treo quả cân 500g thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn bao nhiêu?

A. 0,5cm

B. 1cm

C. 2cm

D. 2,5cm

Câu 4: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

A. Khi viết phấn trên bảng.

B. Viên bi lăn trên mặt đất.

C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.

D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường

Câu 5: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?

A. Đun nóng vật

B. Làm lạnh vật.

C. Chiếu sáng vật.

D. Cho vật chuyển động.

Câu 6: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:

A. Cơ năng thành điện năng.

B. Điện năng thành cơ năng.

C. Điện năng thành hóa năng.

D. Nhiệt năng thành điện năng.

Câu 7: Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

A. Bàn là điện.

B. Máy khoan.

C. Quạt điện.

D. Máy bơm nước.

Câu 8: Thế năng đàn hồi của vật là:

A. Năng lượng do vật chuyển động.

B. Năng lượng do vật có độ cao.

C. Năng lượng do vật bị biến dạng.

D. Năng lượng do vật có nhiệt độ.

Câu 9: Trong các vật liệu sau, vật liệu dẫn điện tốt là:

A. Thuỷ tinh.

B. Gốm.

C. Kim loại.

D. Cao su.

Câu 10: Nguyên liệu được sử dụng trong lò nung vôi là:

A. Đá vôi.

B. Cát.

C. Gạch.

D. Đất sét.

Câu 11: Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:

A. carbohydrate.

B. chất béo.

C. protein.

D. Calcium

Câu 12: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

A. Ngưng tụ.

B. Hoá hơi.

C. Sôi.

D. Bay hơi.

Câu 13: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về cấu tạo của nấm?

A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản.

B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.

C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng.

D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng.

Câu 14: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách

A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.

B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2

C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2

D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2

Câu 15: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là:

A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.

B. cây nhãn, cây hoa li, cây bèo tấm, cây vạn tuế.

C. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.

D. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây rau muống.

Câu 16: Các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học là:

A. Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa quả xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trương

B. Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phép

C. Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm

D. Tất cả các ý trên.

Câu 17: Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn.

B. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại.

C. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc.

D. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.

Câu 18: Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?

A. Bột đá vôi và muối ăn.                                      B. Bột than và sắt.

C. Đường và muối.                                                D. Giấm và rượu.

Câu 19: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là

A. Chất tinh khiết.                                        B. Dung dịch.

C. Nhũ tương.                                              D. Huyền phù.

Câu 20: Khi hòa tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước, phần còn lại làm cho nước vôi trong bị đục. Hỗn hợp này được gọi là

A. Huyền phù.                                              B. Dung dịch.

C. Nhũ tương.                                              D. Chất tan.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

D

A

D

A

D

B

A

B

C

A

D

C

B

B

C

D

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

D

A

C

A

A

C

C

A

B

C

A

B

C

D

B

A

---{Để xem tiếp nội dung đề từ câu 21-32 phần luyện tập, mời các em đăng nhập vào HOC247.net để xem online hoặc tải về}---
 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Khoa Học Tự Nhiên 6 năm 2021-2022 Kết nối tri thức. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF