OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Tăng Bạt Hổ

05/12/2020 1.25 MB 260 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201205/510022462309_20201205_144915.pdf?r=6987
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 9 năm học 2020-2021 của trường THCS Tăng Bạt Hổ. Tài liệu này đã được hệ thống hóa một cách chi tiết nhằm giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THCS TĂNG BẠT HỔ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1

MÔN NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC 2020-2021

 

I. Giới hạn kiến thức chung

1. Tiếng Việt 

Học sinh nắm vững lí thuyết vận dụng vào làm bài tập nhận biết, thông hiểu các kiến thức: 

- Các phương châm hội thoại. 

- Xưng hô trong hội thoại. 

- Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.

- Các cách phát triển từ vựng Tiếng Việt.

- Thuật ngữ. 

- Trau dồi vốn từ. 

- Các bài Tổng kết từ vựng: từ đơn, từ ghép, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, từ tượng hình, tượng thanh, từ Hán Việt, biệt ngữ xã hội, thành ngữ, trường từ vựng.... 

- Các phép tu từ từ vựng: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh, chơi chữ, liệt kê, ẩn dụ, hoán dụ... 

2. Phần Đọc - hiểu 

- Học sinh nắm vững kiến thức về tên tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, phương thức biểu đạt ... các văn bản đã học.

- Nắm vững nội dung, nghệ thuật các văn bản : Văn học trung đại, Văn học hiện đại. 

--- Để xem tiếp nội dung phần Giới hạn kiến thức chung của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về máy tính ---

II. Kiến thức tiếng việt

1. Các phương châm hội thoại

- Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

- Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.

- Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

- Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.

- Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

+ Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

2. Xưng hô trong hội thoại

- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp.

- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:

+ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

+ Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp.

+ Lược bỏ các từ chỉ tình thái.

+ Thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn.

+ Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.

- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:

+ Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,…).

+ Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

4. Sự phát triển của từ vựng

- Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển.

- Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

- Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

- Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát triển bằng hai cách khác:

+ Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.

+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

--- Để xem tiếp nội dung phần Kiến thức Tiếng Việt của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về máy tính ---

III. Kiến thức văn học

1. Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà

a. Tác phẩm:

- Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của tác giả Lê Anh Trà. 

- Chủ đề: Bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc. Trong thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên có ý nghĩa.

b. Nội dung:

- Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh.

- Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.

c. Nghệ thuật:

- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.

- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.

- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.

- Ý nghĩa văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 

2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Mác-két

a. Tác giả: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ông được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học 1982.

b. Tác phẩm: 

- Văn bản được trích trong bài tham luận Thanh gươm Đa-mô-clét của nhà văn đọc tại cuộc họp sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi-lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô vào tháng 8 năm 1986.

- Tóm tắt văn bản: Nhà văn Mác-két đã nêu lên nguy cơ của chiến tranh hạt nhân, chỉ rõ sự tốn kém một cách vô lí để chạy đua vũ trang, trong khi trẻ em bị thất học, bị bệnh tật và thiếu đói. Nhà văn kêu gọi mọi người hãy đấu tranh vì một thế giới hoà bình không có vũ khí hạt nhân.

c. Nội dung: 

- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn nhân loại và sự phi lý của cuộc chạy đua vũ trang.

- Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh.

--- Để xem tiếp nội dung phần Kiến thức văn học của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về máy tính ---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 9 năm học 2020-2021 của Trường THCS Tăng Bạt Hổ. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF