OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 10 năm học 2019-2020 Trường THPT Yên Hòa

30/11/2019 909.48 KB 652 lượt xem 6 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191130/384580547615_20191130_201736.pdf?r=9355
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 10 năm học 2019-2020 Trường THPT Yên Hòa. Tài liệu bao gồm 2 phần lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm có đáp án rõ ràng. Hy vọng đề kiểm tra này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn và đạt kết quả cao ở bài kiểm tra sắp tới. 

 

 
 

TRƯỜNG THPT YÊN HÒA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2019-2020

 

I. NỘI DUNG ÔN TẬP

Chương I: Xã hội nguyên thuỷ

Câu 1. Lập bảng so sánh cuộc sống của Người tối cổ và Người tinh khôn theo các nội dung sau: niên đại, công cụ lao động, đời sống lao động, tổ chức xã hội.

Chương II: Xã hội cổ đại

Câu 2. Cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông? Theo em cơ sở nào là quan trọng nhất?

Câu 3. Cư dân cổ đại phương Đông đã có những đóng góp gì về mặt văn hoá cho nhân loại? Theo em, thành tựu nào quan trọng nhất ? Vì sao?

Câu 4. Em hiểu thế nào là nông lịch? Vì sao nói nông lịch có tác dụng tích cực đối với cư dân phương Đông? Cho ví dụ?

Câu 5. Lập bảng so sánh tổng quát giữa phương Đông cổ đại và phương Tây cổ đại theo mẫu sau: Lĩnh vực Phương Đông Phương Tây Điều kiện tự nhiên Kinh tế chủ đạo Tầng lớp xã hội chủ yếu Thời gian ra đời nhà nước Thể chế nhà nước

Câu 6.Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rôma đã phát triển như thế nào ? Tại sao các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học ?

Chương III: Trung Quốc thời phong kiến

Câu 7. Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?

Câu 8. Chế độ quân điền là gì ? Nội dung của chế độ quân điền, được ban hành ở triều đại nào của Trung Quốc ? Tác dụng của nó ra sao ?

Câu 9. Những thành tựu nổi bật của văn hóa Trung Quốc phong kiến? Nhận xét?

Chương IV: Ấn Độ thời phong kiến

Câu 10. Hãy cho biết Sự thành lập, chính sách cai trị của Vương triều Hồi giáo Đê Li và Vương triều Mô Gôn đối với Ấn Độ?

Câu 11. So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai Vương triều Hồi giáo Đê Li và Vương triều Mô Gôn. Chương V: Đông Nam Á thời phong kiến

Câu 12. Điều kiện hình thành các quốc gia Đông Nam Á? Các quốc gia Đông Nam Á đã trải qua những giai đoạn thăng trầm nào?

Chương VI: Tây Âu thời trung đại

Câu 13. Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc điểm kinh tế nổi bật trong lãnh địa là gì? Đời sống của các giai cấp trong lãnh địa như thế nào ?

Câu 14. Nguyên nhân ra đời và vai trò của thành thị trung đại?

Câu 15. Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?

Câu 16. Vì sao có sự xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng? Trình bày những thành tựu và ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng?

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Tham khảo)

Câu 1. Người tối cổ khác loài vượn cổ ở điểm nào?

A. Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình.

B. Đã biết chế tác công cụ lao động.

C. Biết chế tạo lao và cung tên.

D. Biết săn bắn, hái lượm.

Câu 2. Công cụ lao động của Người tối cổ ứng với thời kì nào?

A. Sơ kì đá cũ

B. Sơ kì đá mới

C. Sơ kì đá giữa

D. Hậu kì đá mới

Câu 3. Người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước nhờ

A. phát minh ra lửa.

B.chế tạo đồ đá.

C lao động

D.sự thay đổi của thiên nhiên.

Câu 4. Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?

A. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.

B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.

C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.

D. Con người đã biết sử dụng kim loại.

Câu 5. Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là

A. lưới đánh cá.

B. làm đồ gốm.

C. cung tên.

D. đá mài sắc, gọn

Câu 6. Kĩ thuật chế tác công cụ nào được sử dụng trong thời đá mới?

A. Ghè đẽo thô sơ.

B. Ghè sắc cạnh.

C. Ghè sắc, mài nhẵn, khoan lỗ, tra cán.

D. Mài nhẵn hai mặt.

Câu 7. Tiến bộ lao động trong thời đá mới là

A. trồng trọt, chăn nuôi.

B. đánh cá.

C. làm đồ gốm.

D. chăn nuôi theo đàn.

Câu 8. Phương thức sinh sống của Người tối cổ là

A. săn bắn, hái lượm.

B. săn bắt, hái lượm.

C. trồng trọt, chăn nuôi.

D. đánh bắt cá, làm gốm

Câu 9. Thị tộc là

A. tập hợp những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu.

B. tập hợp những người sống chung trong hang động, mái đá.

C. tập hợp những người đàn bà cùng làm nghề hái lượm.

D. tập hợp những người đàn bà giữ vai trò quan trọng trong xã hội.

Câu 10. Bộ lạc là

A. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.

B. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động.

C. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.

D. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.

Câu 11. Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là

A. khai khẩn được đất hoang.

B. đưa năng suất lao động tăng lên.

C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội.

D. tạo ra sản phẩm thừa làm biến đổi xã hội.

Câu 12. Ý nghĩa lớn nhất của việc phát minh ra công cụ kim khí là gì?

A. Năng suất lao động vượt xa thời kì đồ đá.

B. Con người có thể khai phá những miền đất mới.

C. Luyện kim trở thành ngành quan trọng bậc nhất.

D. Tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

Câu 13. Trong xã hội nguyên thủy, sản phẩm dư thừa của xã hội xuất hiện được giải quyết như thế nào? A. Chia đều cho mọi người trong xã hội.

B. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.

C. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.

D. Những người có chức vị trong xã hội chiếm làm của riêng.

Câu 14. Sự xuất hiện tư hữu làm biến đổi xã hội như thế nào?

A. Phân chia giàu nghèo.

B. Xuất hiện tính cạnh tranh trong kinh tế.

C. Người giàu có phung phí tài sản.

D. Chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc.

Câu 15: Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là

A. phân công lao động luân phiên. B. hợp tác lao động.

C. hưởng thụ bằng nhau.

D. lao động độc lập theo hộ gia đình.

Câu 16: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân của sự hưởng thụ công bằng trong xã hội nguyên thủy?

A. Do của cải làm ra chỉ đủ ăn, chưa dư thừa.

B. Do công cụ lao động quá thô sơ.

C. Do sử dụng chung tư liệu sản xuất

D. Do quan hệ huyết tộc.

Câu 17: Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là

A. gia đình phụ hệ.

B. bộ lạc.

C. bầy người nguyên thủy.

D. thị tộc.

Câu 18: Yếu tố tạo nên cuộc cách mạng trong sản xuất thời nguyên thủy là

A. chế tạo cung tên.

B. công cụ bằng kim khí.

C. làm đồ gốm.

D. trồng trọt, chăn nuôi.

Câu 19: Hệ quả xã hội đầu tiên của công cụ kim khí là

A. xã hội có giai cấp ra đời.

B. gia đình phụ hệ ra đời.

C. tư hữu xuất hiện.

D. thị tộc tan rã.

Câu 20: Trong buổi đầu của thời đại kim khí, kim loại con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là A. đồng thau-đồng đỏ-sắt.

B. đồng đỏ-đồng thau-sắt

C. đồng đỏ-kẽm-sắt.

D. kẽm-đồng đỏ-sắt.

Câu 21: Tính chất nổi bật của quan hệ trong thị tộc là

A. phụ thuộc vào thiên nhiên

B. sống theo bầy đàn.

C. tính cộng đồng cao.

D. hưởng thụ bằng nhau.

Câu 22: Phần không thể thiếu được đối với mỗi thành thị cổ đại phương Tây là

A. phố xá, nhà thờ.

B. sân vận động, nhà hát.

C. vùng đất trồng trọt xung quanh.

D. bến cảng.

Câu 23: Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí quan trọng nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Thương nghiệp

D. Giao thông vận tải

Câu 24: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã?

A. Trồng lúa nước.

B. Trị thủy

C. Chăn nuôi.

D. Làm nghề thủ công

Câu 25: Khu vực nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên?

A. Lưu vực sông Nin

B. Lưu vực sông Hằng

C. Lưu vực sông Ti-gơ-rơ

D. Lưu vực sông Mê Kông

Câu 26: Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội cổ đại phương Đông là

A. nông dân công xã.

B. nô lệ.

C. quý tộc.

D. tăng lữ.

Câu 27: Kinh tế chủ đạo của các quốc gia phương Tây cổ đại là

A. thủ công nghiệp và buôn bán bằng đường biển.

B. buôn bán nô lệ.

C. nông nghiệp trồng cây lâu năm.

D. nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 28: Địa bàn sinh sống của những cư dân Địa Trung Hải đông nhất ở

A. miền núi.

B. trung du.

C. nông thôn.

D. thành thị.

Câu 29: Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải nằm trong tay thành phần nào?

A. Qúy tộc phong kiến.

B. Vua chuyên chế.

C. Chủ nô, chủ xưởng, chủ nhà buôn.

D. Bô lão của thị tộc .

Câu 30: Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở

A. vùng ven biển Địa Trung Hải.

B. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.

C. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.

D. lưu vưc các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi và vùng ven biển Địa Trung Hải.

 

{-- xem đầy đủ nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 10 năm học 2019-2020 Trường THPT Yên Hòa ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 10 năm học 2019-2020 Trường THPT Yên Hòa. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài kiểm tra sắp tới.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF