OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Kinh tế pháp luật 11 CTST năm 2023-2024

15/12/2023 92.97 KB 50 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231215/115911037485_20231215_160418.pdf?r=5989
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 11 có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi Học kì 1 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu Đề cương ôn tập HK1 môn Kinh tế pháp luật 11 CTST năm 2023-2024 bao gồm các kiến thức tóm tắt và bài tập tự luyện. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo đề thi dưới đây. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!

 

 
 

1. Lý thuyết

1.1. Cạnh tranh, cung cầu trong kinh tế thị trường

- Khái niệm cạnh tranh.

- Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

- Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.

- Cạnh tranh không lành mạnh.

- Khái niệm cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

- Khái niệm cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung

- Mối quan hệ cung – cầu và vai trò của quan hệ cung cầu trong nền kinh tế.

1.2. Thị trường lao động

- Khái niệm lao động và thị trường lao động

- Xu hướng tuyển lao động của thị trường.

- Khái niệm việc làm

- Khái niệm thị trường lao động việc làm

- Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.

1.3. Lạm phát, thất nghiệp

- Khái niệm thất nghiệp.

- Các loại hình thất nghiệp và nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.

- Hậu quả của thất nghiệp.

- Vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chết thất nghiệp.

- Khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát.

- Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.

- Vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

1.4. Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

- Ý tưởng kinh doanh.

- Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh

- Cơ hội kinh doanh

- Tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh

- Các năng lực cần thiết của người kinh doanh

2. Bài tập luyện tập

2.1. Trắc nghiệm

Câu 1: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh?

A. Bán phá giá sản phẩm để tiêu diệt đối thủ.

B. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa.

C. Đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc.

D. Đãi ngộ tốt với lao động có tay nghề cao.

Câu 2: Số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định được gọi là

A. cung.

B. cầu.

C. giá trị.

D. giá cả.

Câu 3: Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu có mối quan hệ như thế nào?

A. Tác động lẫn nhau.

B. Chỉ có cầu tác động đến cung.

C. Tồn tại độc lập với nhau.

D. Chỉ có cung tác động đến cầu.

Câu 4: Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh tranh với nhau để

A. giành giật những điều kiện thuận lợi trong xản xuất.

B. mua được hàng hóa đắt hơn với chất lượng tốt hơn.

C. được lợi ích nhiều nhất từ hoạt động trao đổi trên thị trường.

D. giành giật những điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ hàng hóa.

Câu 5: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:

Trường hợp. Trong bối cảnh khan hiếm nguồn nguyên liệu, giá cả các yếu tố sản xuất tăng cao, một số doanh nghiệp phải tăng chi phí để mua đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất. Một số doanh nghiệp khác chấp nhận tình trạng sản xuất gián đoạn do không chuẩn bị đủ nguyên liệu đầu vào.

A. Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất.

B. Chính sách hỗ trợ của nhà nước.

C. Kỳ vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh.

D. Số lượng người tham gia cung ứng.

Câu 6: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% < CPI < 1.000%) được gọi là tình trạng

A. lạm phát vừa phải.

B. lạm phát phi mã.

C. siêu lạm phát.

D. lạm phát nghiêm trọng.

Câu 7: Loại hình thất nghiệp nào sau đây không được xếp vào nhóm thất nghiệp dựa trên nguồn gốc?

A. Thất nghiệp tạm thời.

B. Thất nghiệp tự nguyện.

C. Thất nghiệp cơ cấu.

D. Thất nghiệp chu kì.

Câu 8: Để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy, nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây?

A. Thu hút vốn đầu tư, giảm thuế.

B. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.

C. Giảm mức cung tiền.

D. Tăng thuế.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?

A. Người lao động thiếu kĩ năng làm việc.

B. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.

C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.

D. Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.

Câu 10: Hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm được gọi là

A. lao động.

B. làm việc.

C. việc làm.

D. khởi nghiệp.

Câu 11: Nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động được gọi là

A. thị trường việc làm.

B. thị trường lao động.

C. trung tâm giới thiệu việc làm.

D. trung tâm môi giới việc làm.

Câu 12: Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng nào?

A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.

B. Thiếu hụt lực lượng lao động.

C. Cả hai phương án A, B đều đúng.

D. Cả hai phương án A, B đều sai.

Câu 13: Đoạn thông tin dưới đây cho biết điều gì về xu hướng tuyển dụng lao động tại Việt Nam hiện nay?

Thông tin. Năm 2018, lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 37,7%, giảm 24,5% so với năm 2000. Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 13% tới 26,7% và khu vực dịch vụ tăng từ 24,8% tới 35,6% so với cùng thời kì. Số liệu còn cho thấy đã có sự chuyển dịch của lao động khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ; đưa tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng lên 26,7%, khu vực dịch vụ lên 35,6%, ở mức cao nhất kể từ năm 2000 đến nay.

A. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.

B. Lao động chưa qua đào tạo tăng lên và chiếm ưu thế so với lao động được đào tạo.

C. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm hơn khu vực sản xuất.

D. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm; lao động trong nông nghiệp tăng.

Câu 14: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……. là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh”.

A. Ý tưởng kinh doanh.

B. Lợi thế nội tại.

C. Cơ hội kinh doanh.

D. Cơ hội bên ngoài.

Câu 15: Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt?

A. Hấp dẫn.

B. Ổn định.

C. Đúng thời điểm.

D. Lỗi thời.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?

A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.

B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.

D. Đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.

Câu 17: Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, anh Q tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần.

Theo em, việc làm trên thể hiện năng lực gì của anh Q?

A. Năng lực nắm bắt cơ hội.

B. Năng lực giao tiếp, hợp tác.

C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

D. Năng lực thiết lập quan hệ.

Câu 18: Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

B. Năng lực chuyên môn.

C. Năng lực định hướng chiến lược.

D. Năng lực nắm bắt cơ hội.

Câu 19: Tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh được gọi là

A. ý tưởng kinh doanh.

B. cơ hội kinh doanh.

C. mục tiêu kinh doanh.

D. đạo đức kinh doanh.

Câu 20: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?

A. Phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ.

B. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

C. Thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết với khách hàng.

D. Trốn tránh việc thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.

Câu 21: Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?

A. Cửa hàng V thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.

B. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.

C. Doanh nghiệp M đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.

D. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp C chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.

Câu 22: Đạo đức kinh doanh được biểu hiện như thế nào qua hoạt động của công ty X trong trường hợp dưới đây?

Trường hợp. Hoạt động sản xuất xi măng luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm không khí, tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường tự nhiên. Vì vậy, công ty sản xuất xi măng X luôn xác định phát triển kinh doanh phải gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người lao động và cư dân địa phương. Công ty đã áp dụng nhiều sáng kiến, đầu tư hàng chục tỉ đồng để lắp đặt hệ thống lọc bụi, đảm bảo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

A. Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.

B. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

C. Không quảng cáo cường điệu, sai sự thật về sản phẩm.

D. Không đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ cạnh tranh.

Câu 23: Đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng đối với các chủ thể sản xuất kinh doang, ngoại trừ việc

A. điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tích cực.

B. làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.

C. đẩy mạnh hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.

D. thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia.

Câu 24: Những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng được gọi là

A. cơ hội đầu tư.

B. văn hóa tiêu dùng.

C. ý tưởng kinh doanh.

D. đạo đức kinh doanh.

Câu 25: Một trong những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là

A. tính thời đại.

B. tính sáng tạo.

C. tính lãng phí.

D. tính khôn lỏi.

Câu 26: Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hóa?

A. Dù gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng chị T vẫn vay tiền để mua sắm hàng hiệu.

B. Nhằm tiết kiệm tiền, chị K đã mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sử dụng.

C. Khi đi du lịch, anh B mua các đặc sản của địa phương đó về làm quà cho mọi người.

D. Anh M mua ô tô để khoe với bạn bè dù nhu cầu sử dụng của bản thân không nhiều.

Câu 27: Văn hóa tiêu dùng có quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội, ngoại trừ việc

A. tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế.

B. góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.

C. xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.

D. góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.

Câu 28: Thói quen tiêu dùng của chị P trong trường hợp dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

Trường hợp. Là người tiêu dùng thận trọng, chị P luôn cân nhắc trước khi mua hàng hoá. Với sự đa dạng về chủng loại, giá cả và mẫu mã sản phẩm trên thị trường, chị P đã biết lựa chọn hàng hoá một cách hợp lí. Để tránh lãng phí, trước khi quyết định mua hàng, chị thường tìm hiểu thông tin về hàng hoá, sản phẩm mình cần (giá cả, tính năng, chất lượng và phản hồi từ người tiêu dùng khác),...

A. Tính kế thừa.

B. Tính giá trị.

C. Tính thời đại.

D. Tính hợp lí.

2.2. Tự luận

Câu 1: Em hãy cho biết những việc làm sau đây có đóng góp hay ảnh hưởng thế nào đến kết quả kinh doanh.

Trường hợp a. Có ý tưởng kinh doanh cà phê, anh K xây dựng ý tưởng bằng cách xác định đối tượng khách hàng của mình là các bạn sinh viên; lựa chọn thuê địa điểm ở gần trường đại học; trang trí quán theo phong cách phù hợp với sở thích của các bạn trẻ; xác định phương thức kinh doanh mới mẻ hơn, mang lại sự tiện lợi cho khách hàng; kết hợp bán trực tiếp với bán qua mạng xã hội;...

Trường hợp b. Gia đình bác T mới chuyển lên thành phố sinh sống. Quan sát thấy hai quán cơm bình dân ở gần nhà có nhiều thực khách, bác quyết định mở quán cơm để kinh doanh mà không cần quan tâm đến đối thủ cạnh tranh vì cho rằng đây là cơ hội tốt giúp có thêm thu nhập và phù hợp với sở trường nấu nướng của bản thân.

Câu 2: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những trường hợp sau:

Trường hợp a) Anh H mới tốt nghiệp đại học nhưng khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin cũng như kĩ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Anh đã ba lần tham gia tuyển dụng nhưng vẫn chưa tìm được việc làm.

Trường hợp b) Với mơ ước trở thành công dân toàn cầu để có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu, bạn A chỉ tập trung vào học ngoại ngữ.

ĐÁP ÁN CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1-A

2-A

3-A

4-C

5-A

6-B

7-B

8-A

9-D

10-C

11-B

12-A

13-A

14-A

15-D

16-D

17-A

18-C

19-D

20-C

21-B

22-A

23-B

24-B

25-A

26-C

27-C

28-D

   

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Trường hợp a. Anh K đã xây dựng ý tưởng kinh doanh khá rõ ràng: xác định mặt hàng kinh doanh là cà phê, đối tượng khách hàng là sinh viên, từ đó xác định phương thức kinh doanh: chọn địa điểm gần trường đại học, trang trí quán theo phong cách phù hợp với sở thích của sinh viễn, kết hợp bán trực tiếp với bán trực tuyến,... Việc làm này giúp cho anh K xác định được các vấn đề cơ bản của hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo việc kinh doanh sẽ thành công.

Trường hợp b. Bác T xác định ý tưởng kinh doanh quán cơm xuất phát từ cơ hội bên ngoài mang đến: nhà bác chuyển đến khu phố có nhiều thực khách ăn cơm bình dân. Nhưng bác coi đó là cơ hội tốt và bắt tay vào thực hiện kinh doanh giống như các đối thủ cạnh tranh là chưa đúng mà cần phải đánh giá đây có phải là cơ hội tốt đối với mình không, phải xem xét những điều thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức so với đối thủ của mình để đưa ra quyết định kinh doanh. Việc vội vã đưa ra quyết định kinh doanh này có thể khiến việc kinh doanh của bác gặp khó khăn, không cạnh tranh được với các quán cơm đang hoạt động.

Câu 2:

Trường hợp a) Anh H nên rèn luyện các kĩ năng như: kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin,..

Trường hợp b) Với mơ ước trở thành công dân toàn cầu để có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu, bạn A chỉ tập trung vào học ngoại ngữ thì chưa đủ. Vì để trở thành công dân toàn cầu cần nhiều kĩ năng và các kiến thức khác nên A cần trau dồi toàn diện các kiến thức, kĩ năng.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Kinh tế pháp luật 11 CTST năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF