OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 11 CTST năm 2023-2024

15/12/2023 90.38 KB 72 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231215/692294778339_20231215_094721.pdf?r=5624
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 11 CTST năm 2023-2024 được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em ôn tập kiến thức Ngữ văn 11 CTST và củng cố kĩ năng làm bài tập. Hi vọng tài liệu này giúp các em ôn tập hoàn thành tốt bài kiểm tra trong kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em học tập tốt!

 

 
 

1. ÔN TẬP LÝ THUYẾT

1.1. VĂN BẢN

Bài 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Thể loại: Tùy bút

- Nội dung: Bức tranh dòng sông Hương thơ mộng trữ tình đầy chất thơ khi chảy từ thượng nguồn về cố đô Huế. Mỗi một khúc sông Hương lại mang một vẻ đẹp khac nhau giúp ta cảm nhận được tình yêu quê hương, niềm tự hào của tác giả về con sông đặc trưng cho xứ Huế.

- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ phong phú, diễn đạt tinh tế về dòng sông Hương dựa trên hiểu biết về nhiều khía cạnh của tác giả.

Bài 2: Cõi lá

- Tác giả: Đỗ Phấn

- Thể loại: Tản văn

- Nội dung: Tác phẩm làm nổi bật nét quyến rũ, vòng đời của các loài cây trong phố cổ cùng cảnh sắc của Hà Nội. Đồng thời cho ta thấy được tình yêu của tác giả dành cho thủ đô thơ mộng khiến trái tim người đọc phải xao xuyến.

- Nghệ thuật: Bút pháp nghệ thuật tài hoa khắc họa hình ảnh đời sống người dân thủ đô Hà Nội cùng màu sắc cây cối Hà Nội.

Bài 3: Chiều xuân

- Tác giả: Anh Thơ

- Thể loại: thơ lục bát

- Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước khi mùa xuân về. Chính tình yêu quê hương đất nước đã bao trùm lên cả vẻ đẹp của bức tranh quê hương trong buổi chiều xuân đó.

- Nghệ thuật: Sử dụng nhiều hình ảnh tiêu biểu cho mùa xuân với từ ngữ gợi tình, gợi âm thanh. Miêu tả cái động để nói về cái tĩnh.

Bài 4: Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới

- Tác giả: Ma- la- la Diu- sa- phdai

- Thể loại: Nghị luận xã hội

- Nội dung: Qua tác phẩm chúng ta có thêm hiểu biết về Ma- la- la Diu- sa- phdai - một nhà đấu tranh vì quyền giáo dục cho phụ nữ nổi tiếng ở Pakistan. Đồng thời tác phẩm còn kêu gọi mọi người hãy dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi lại công bằng cho phụ nữ và trẻ em.

- Nghệ thuật: Sử dụng luận điểm ngắn gọn, được sắp xếp hợp lý. Hệ thống luận cứ toàn diện, sâu sắc, phong phú và xác thực. Sử dụng kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề.

Bài 5: Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI

- Tác giả: Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng.

- Thể loại: Nghị luận xã hội

- Nội dung: Bài viết nghị luận về những hành trang người trẻ cần có để bước vào thế kỉ 21 đó là tri thức, kĩ năng và thái độ.

- Nghệ thuật: Sử dụng hệ thống luận điểm luận cứ rõ ràng, dẫn chứng phong phú, thuyết phục người đọc.

Bài 6: Công nghệ AI của hiện tại và tương lai

- Xuất xứ: trích từ trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ

- Thể loại: Văn bản nghị luận

- Nội dung: Văn bản đề cập đến giá trị và vai trò của Ai trong đời sống hiện tại và tương lai.

- Nghệ thuật: Sử dụng vốn từ sâu rộng, hệ thống luận điểm, luận cứ, lí lẽ thuyết phục cao.

1.2. TIẾNG VIỆT 

Giải thích nghĩa của từ

- Nghĩa của từ là nội dung mà từ đó biểu thị, được nhận diện thông qua nhận thức và sự hiểu biết của mỗi người.

- Giải thích nghĩa của từ:

+ Thông qua phân tích nội dung từ, nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ

+ Dùng một hoặc nhiều từ đồng nghĩa, trái nghĩa để giải thích

+ Giải thích nghĩa từ ghép bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ

+ Giải thích từ cần chú ý đến từ gốc và nghĩa chuyển

1.3. LÀM VĂN 

a. Viết văn bản thuyết minh

- Viết văn bản thuyết minh lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm là kiểu bài tổng hợp thông tin kết hợp các yếu tố lồng ghép để làm rõ đặc điểm của đối tượng để người đọc hiểu rõ về đối tượng thuyết minh.

- Lập dàn ý:

+ Mở bài: Nêu vấn đề cần thuyết minh

+ Thân bài: Thuyết minh về các đặc điểm của đối tượng có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm để làm rõ vấn đề cần thuyết minh.

+ Kết bài: Khẳng định vai trò của đối tượng thuyết minh

b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

- Viết bài văn nghị luận xã hội về một một hiện tượng trong xã hội là dùng những lí lẽ bằng chứng để làm sáng tỏ một vấn đề xã hội

- Lập dàn ý:

+ Mở bài: Đưa ra vấn đề cần nghị luận

+ Thân bài: Đưa ra định nghĩa, cách hiểu về vấn đề cần nghị luận, phân tích biểu hiện, đưa ra các bằng chứng chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề đó, viết phản biện các ý kiến trái chiều liên quan đến vấn đề nghị luận.

+ Kết bài: Tổng hợp lại vấn đề, liên hệ với bản thân và đưa ra giải pháp.

2. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.

Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng, chính vì thế chỉ cần chúng ta chăm chỉ trên con đường học vấn cũng như công việc của mình ắt hẳn chúng ta sẽ thành công. Chính vì thế có lẽ đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp của thanh niên.

Đại học là một cánh cửa mới mở ra cho rất nhiều người, nhưng không phải ai cũng lựa chọn cho mình cách vào đại học mới có thể thành công, bởi như Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng nói: “Học đại học phải trả giá bằng thời gian và sức lực”. Chính vì thế không chỉ riêng đại học mới giúp chúng ta thành công, có rất nhiều cách giúp chúng ta thành công mà không cần phải học đại học.

Đại học giúp cho chúng ta học hỏi và mở rộng được nhiều kiến thức mà người thầy vẫn là người định hướng và giáo dục cho chúng ta, học đại học cũng có rất nhiều ưu thế vì chúng ta có thể học được nhiều kiến thức hay bởi các chuyên ngành mà chúng ta đã lựa chọn. Tuy nhiên vào đại học và học một ngành nghề nào đó cuối cùng cũng chỉ để học nghề và ra để làm một công việc. Chính vì thế có rất nhiều người đã đi theo con đường khác, không phải theo con đường học đại học.

Lập nghiệp đó là việc lựa chọn cho mình một hướng đi, hướng đi đó giúp chúng ta định hướng được các công việc trong tương lai, chính vì thế việc lựa chọn cho mình một công việc và làm theo đó là việc làm rất cần thiết, nó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, một điều mà chúng ta thấy được đó là việc tự học và tự khởi nghiệp là điều mang lại cho chúng ta nhiều điều có ý nghĩa hơn.

Tự chủ trong các công việc của mình, mỗi cá nhân đều phải cố gắng, bởi thanh niên cần phải tích cực, chủ động và học tập thật tốt để xứng đáng với những danh hiệu mà đảng và nhà nước đã trao tặng. Thế hệ thanh niên là một tầng lớp thuộc mầm non của đất nước, chính vì thế việc học tập, tu dưỡng và rèn luyện bản thân đó là việc làm rất cần thiết và mang lại nhiều bài học quý giá cho con người.

Đại học là một con đường để mỗi chúng ta lập nghiệp, tuy nhiên nó không phải là một con đường duy nhất bởi chúng ta cần phải xác định được hướng mà chúng ta sẽ đi, việc mà chúng ta đang định làm, có như vậy chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc đời của mình thật sự có ý nghĩa rất lớn trong việc lựa chọn một hướng đi cho phù hợp. Mỗi chúng ta đều có thể thấy được tất cả những điều đó qua những cách riêng, nó thể hiện những điều riêng tư nhất mà chúng ta đang có, mỗi người đều có những cách lựa chọn riêng, không ai là giống ai cả, chính vì vậy việc xác định vào đại học cũng là một con đường đi tốt. Ở đó chúng ta sẽ được mọi người định hướng, học tập tốt hơn.

Nhưng cũng có thể lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, nó thể hiện một cái nhìn mới mẻ và đầy táo bạo, cách thể hiện hợp tình, hợp lý, chọn lựa kĩ càng và ngày càng thể hiện một hướng đi phù hợp với con người và khả năng của chính mình. Đại học là cách lựa chọn của rất nhiều người, nhiều người cũng đã rất thành công bởi con đường mà mình đang đi, tuy nhiên cũng có rất nhiều người lại bỏ gánh giữa đường, bởi đại học tốn rất nhiều thời gian của mỗi người, nó bắt con người phải đầu tư cả thời gian và công sức của mình vào đó.

Thời gian và tiền bạc đủ để cho con người ta có thể làm được rất nhiều thứ, tuy nhiên việc lựa chọn cho mình một con đường riêng, việc lựa chọn con đường đi sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều điều mà trong cuộc sống chúng ta đang phải gặp tới.

Đúng như có câu nói đã viết: “Không quan trọng mình đứng ở đâu mà quan trọng mình đi đâu”. Đây mới chính là những hướng đi hoàn hảo và có ý nghĩa to lớn đến con người, cái riêng biệt là tạo cho con người những sự bứt phá mới mẻ và hợp lý hơn, trong cách xử lý đó, nó để cho con người một cái nhìn riêng, lạ và tạo nên những điểm nhấn hoàn toàn mới mẻ của mỗi người.

Thanh niên ngày nay không phải chỉ có lựa chọn con đường đại học mới có thể thành công được, trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người lựa chọn cho mình theo hướng tự do, họ đi theo một con đường độc lập, mới mẻ và ngày càng táo bạo hơn. Nhiều hình thức kinh doanh và mở rộng bản thân bằng cách học tập và ngày càng khéo léo và táo bạo tạo nên cái riêng cho mỗi con người.

Mỗi chúng ta hãy lựa chọn cho mình một hướng đi cho phù hợp có như vậy chúng ta mới cảm thấy được cuộc sống này đang tràn ngập nhiều điều có ý nghĩa và những điều có giá trị nhất. Đem lại cho chúng ta cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn.

Câu 2: Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, bên cạnh những tác phẩm thơ văn nổi tiếng của cụ Nguyễn Đình Chiểu như: Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh… thì truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của nền văn học Việt Nam, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa dân gian các tỉnh phía Nam.

Đây là tác phẩm được cụ Đồ Chiểu viết trước khi Pháp xâm lược đất nước ta. Tác phẩm có tổng 2.075 câu thơ với hình thức truyện kể văn vần (hay còn gọi là truyện thơ) cùng nhiều hình tượng nghệ thuật đẹp trong văn chương đã được nhân dân đón nhận, yêu thích. Trong đó, nhân vật nam chính của tác phẩm là người hết mực hiếu thảo, nêu cao lý tưởng, dũng cảm đánh cướp Phong Lai cứu dân, đánh giặc Ô Qua cứu nước. Nhân vật nữ chính Kiều Nguyệt Nga, là cô gái thủy chung son sắt với Lục Vân Tiên theo quan điểm lấy chữ nghĩa làm gốc. Các nhà nghiên cứu nhận định, tác phẩm có sức sống rất lớn trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt Nam, nhất là người dân Nam Bộ.

Tác phẩm Lục Vân Tiên đã thể hiện tư tưởng của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm không chỉ là gửi gắm niềm khát vọng, lý tưởng sống, mục đích sống, ý chí sống to lớn của cụ Nguyễn Đình Chiểu mà còn phản ánh cuộc đời của cụ. Thông qua các tuyến nhân vật, cụ đã phê phán mạnh mẽ những xấu xa của xã hội.

Những câu thơ quen thuộc trong tác phẩm Lục Vân Tiên đã đi vào lòng nhiều thế hệ như: “Trước đèn xem chuyện Tây Minh/ Gẫm cười hai chữ “nhơn tình” éo le/ Hỡi ai, lẳng lặng mà nghe/ Giữ răn việc trước, lành dè thân sau/ Trai thì trung hiếu làm đầu/ Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình…”.

Tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm độc đáo “có một không hai” trong số những truyện thơ ở Việt Nam. Cụ đã tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa dân gian từ cách cảm, cách nghĩ đến lời ăn tiếng nói của người dân lao động nên khi chuyển tải vào tác phẩm Lục Vân Tiên, tác phẩm đã trở nên gần gũi với dân gian và sớm được nhân dân khai thác như nguồn chất liệu cho dân ca.

Tác phẩm Lục Vân Tiên không chỉ được xuất bản ở nhiều giai đoạn, mà còn được đưa vào dưới dạng đờn ca tài tử, với hình thức “ca ra bộ” đầu tiên của hình thức đờn ca tài tử, là một bước đệm để xây dựng nghệ thuật sân khấu cải lương. Đặc biệt, từ tác phẩm Lục Vân Tiên đã cho ra đời loại hình diễn xướng Nói thơ Vân Tiên.

Hình thức diễn xướng Nói thơ Vân Tiên trên vùng đất Bến Tre đã lan tỏa và có mặt trong một không gian rộng lớn cho thấy rằng, tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên có một giá trị rất sâu sắc trong đời sống cộng đồng. “Nói thơ Vân Tiên” hiện vẫn còn được lưu giữ trong ký ức của nhiều người lớn tuổi và được truyền dạy cho các thế hệ trẻ về sau.

Thế hệ trẻ sẽ tiếp tục gìn giữ, kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của Bến Tre, trong đó, cần phát huy loại hình diễn xướng Nói thơ Vân Tiên phù hợp với điều kiện hiện nay như: trong sinh hoạt đoàn thể, trong giao lưu, trong các cuộc thi diễn…

Để tuyên truyền về các tác phẩm thơ văn của cụ Đồ Chiểu, nhất là truyện thơ Lục Vân Tiên, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh nhiều tỉnh thành trên cả nước đã nhiều năm tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử và Hội thi hóa trang Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga. Trong đó, có trình diễn lại truyện thơ Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có những định hướng về nội dung này. Bên cạnh những hoạt động nghiên cứu, dự kiến sẽ có lớp tập huấn cho các đối tượng như: học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, lao động, hướng dẫn viên và những người hoạt động trong hoạt động du lịch…

Truyện thơ Lục Vân Tiên đã trở thành tác phẩm quen thuộc trong các tầng lớp nhân dân cả xưa và nay, có thể ít người nhớ hết trọn vẹn truyện thơ nhưng các tuyến nhân vật như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga… đã đi sâu vào tâm thức của nhiều thế hệ, và nhiều người vẫn nhớ vài đoạn thơ trong số ấy: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng...”.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 11 CTST năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF