Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng cũng như thử sức mình trước các dạng câu hỏi của Vật lí 11 CTST trước bài thi Học kì 1 sắp đến, HOC247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 11 CTST năm 2023-2024. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Dao động
a. Mô tả dao động
- Dao động của hệ xảy ra dưới tác dụng chỉ của nội lực được gọi là dao động tự do (dao động riêng).
– Li độ của vật dao động là toạ độ của vật mà gốc toạ độ được chọn trùng với vị trí cân bằng.
– Biên độ là độ lớn cực đại của li độ.
– Dao động điều hoà là dao động tuần hoàn mà li độ của vật dao động là một hàm cosin (hoặc sin) theo thời gian.
– Chu kì dao động là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động. Tần số dao động được xác định bởi số dao động mà vật thực hiện được trong một giây.
\(f = \frac{1}{T}\)
Trong hệ SI, chu kì dao động có đơn vị là giây (s) và tần số dao động có đơn vị là héc (Hz).
– Pha dao động là một đại lượng đặc trưng cho trạng thái của vật trong quá trình dao động. Độ lệch pha giữa hai dao động điều hoà cùng chu kì (cùng tần số) được xác định theo công thức:
\(\Delta \varphi = 2\pi \frac{{\Delta t}}{T}\)
- Tần số góc của dao động là đại lượng đặc trưng cho tốc độ biến thiên của pha dao động. Đối với dao động điều hoà, tần số góc có giá trị không đổi và được xác định theo công thức:
\(\omega = \frac{{{\varphi _2} - {\varphi _1}}}{{{t_2} - {t_1}}} = \frac{{2\pi }}{T}\)
với \({{\varphi _1}}\) và \({{\varphi _2}}\), lần lượt là pha dao động tại thời điểm t1 và t2
Trong hệ SI, tần số góc có đơn vị là radian trên giây (rad/s).
b. Các Phương trình trong dao động điều hòa
- Phương trình li độ của vật dao động:
x = Acos(ωt + φ0)
- Phương trình vận tốc của vật dao động điều hòa:
\(\begin{array}{l}
v = \omega A\cos (\omega t + {\varphi _0} + \frac{\pi }{2})\\
= - \omega A\sin (\omega t + {\varphi _0})
\end{array}\)
- Phương trình gia tốc của vật dao động điều hòa:
\({a = - {\omega ^2}A\cos (\omega t + {\varphi _0}) = - {\omega ^2}x}\)
c. Năng lượng trong dao động điều hòa
- Thế năng trong dao động điều hòa được tính theo công thức:
\({W_t} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}{\cos ^2}(\omega t + {\varphi _0})\)
- Động năng của vật dao động điều hòa được tính theo công thức
\({W_d} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}{\sin ^2}(\omega t + {\varphi _0})\)
- Cơ năng trong dao động điều hòa:
\(W = {W_t} + {W_d} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\)
d. Dao dộng tắt dần và hiện tượng cộng hưởng
- Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
- Dao động của vật dưới tác dụng của ngoại lực điều hoà trong giai đoạn ổn định được gọi là dao động cưỡng bức. Ngoại lực điều hoà tác dụng vào vật khi này được gọi là lực cưỡng bức hưởng xây.
- Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số góc của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số góc riêng của hệ dao động. Khi này, biên độ dao động cưỡng bức của hệ đạt giá trị cực đại Amax.
1.2. Sóng
a. Sóng và sự truyền sóng
– Sóng là dao động lan truyền trong không gian theo thời gian. Khi sóng truyền đi, phần tử môi trường không truyền theo phương truyền sóng mà chỉ dao động tại chỗ.
– Dựa trên mối liên hệ giữa phương truyền sóng và phương dao động, sóng được phân thành hai loại: Sóng dọc là sóng mà phương dao động của mỗi phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng. Sóng ngang là sóng mà phương dao động mỗi phần tử môi trưởng vuông góc với phương truyền sóng.
– Các hiện tượng đặc trưng của sóng: phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ, và giao thoa.
b. Các đặc trưng vật lí của sóng
– Bước sóng λ là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì dao động T.
λ = vT
trong đó v là tốc độ lan truyền sóng. Tốc độ truyền sóng trong không gian là hữu hạn và phụ thuộc vào tính chất của môi trường truyền sóng như mật độ môi trường, tính đàn hồi, nhiệt độ, áp suất,...
- Trên cùng một phương truyền sóng, các điểm dao động cùng pha với nhau cách nhau:
kλ và các điểm dao động ngược pha với nhau cách nhau: \((k + \frac{1}{2})\lambda \) với k là một số nguyên \((k = 0, \pm 1, \pm 2, \pm 3,...)\).
- Cường độ sóng I là năng lượng sóng truyền qua một đơn vị diện tích vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian.
\(I = \frac{E}{{S.{\rm{\Delta }}t}} = \frac{\wp }{S}\)
với S là diện tích mà năng lượng sóng E truyền qua trong một khoảng thời gian Δt hay E công suất sóng \(P = \frac{E}{{\Delta t}}\); . Trong hệ SI, cường độ sóng có đơn vị là W/m2.
- Phương trình truyền sóng theo trục Ox là:
\(u = A\cos (\frac{{2\pi }}{T}t - \frac{{2\pi }}{\lambda }x)\)
c. Sóng điện từ
- Sóng điện từ là điện trường và từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng với tốc độ trong chân không bằng c = 3.108 m/s.
- Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ. Bước sóng của ánh sáng có tần số f trong chân không: \(\lambda = \frac{c}{f}\)
- Thang sóng điện từ cho biết dải bước sóng và dải tần số ứng với các loại bức xạ khác nhau.
d. Giao thoa sóng
- Hiện tượng giao thoa sóng là hiện tượng hai sóng kết hợp gặp nhau, tăng cường nhau hoặc làm suy yếu nhau tại một số vị trí trong môi trường. Điều kiện để có giao thoa là phải có sự kết hợp từ hai nguồn sóng dao động cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
- Trong môi trường truyền sóng, khi hai nguồn dao động cùng pha, những điểm có khoảng cách đến hai nguồn lần lượt là d1 và d2 sẽ dao động với biên độ cực đại khi: d2 - d1 = kλ và dao động với biên độ cực tiểu khi: \({d_2} - {d_1} = (k + \frac{1}{2})\lambda \) với k là một số nguyên (k = 0, ±1, +2, +3,...).
- Hiện tượng giao thoa ánh sáng là hiện tượng xuất hiện các vạch sáng (biên độ cực đại) xen kẽ với các vạch tối (biên độ cực tiểu) khi hai sóng ánh sáng kết hợp gặp nhau.
- Khoảng cách giữa hai vân sáng (hoặc hai vân tối) liên tiếp được gọi là khoảng vân, kí hiệu là i.
\(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
với λ là bước sóng ánh sáng, a là khoảng cách giữa hai khe và D là khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát. Trên màn quan sát, vị trí vân sáng là xs = ki và vị trí vân tối là \({x_t} = (k + \frac{1}{2})i\) với k là một số nguyên (k = 0, ±1, +2, +3,...).
e. Sóng dừng
– Sự giao thoa của hai sóng kết hợp truyền ngược chiều nhau trên cùng một phương, tạo thành các bụng sóng (các điểm dao động với biên độ cực đại) xen kẽ với các nút sóng (các điểm đứng yên). Bụng sóng và nút sóng xen kẽ và cách đều nhau. Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là \(\frac{\lambda }{2}\)
– Vị trí các bụng sóng đối với một đầu cố định của dây, được xác định bằng biểu thức:
\(d = (k + \frac{1}{2})\frac{\lambda }{2}\) (k=0, 1, 2, …)
– Vị trí các nút sóng đối với một đầu cố định của dây, được xác định bằng biểu thức:
\(d = k\frac{\lambda }{2}\) (k=0, 1, 2, …)
2. Bài tập tự luyện
2.1. Đề bài
Câu 1 : Chọn phát biểu sai trong các phương án sau:
A. Dao động điều hòa thì tuần hoàn
B. Dao động là chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng
C. Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm tan (hay cotan) của thời gian
D. Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau xác định
Câu 2 : Một vật dao động điều hòa với biên độ bằng 4 cm. Khi pha của dao động bằng \((\frac{\pi }{3})\) thì li độ của vật bằng
A. 2 cm
B. 4 cm
C. -2 cm
D. -4 cm
Câu 3 : Tìm phát biểu sai khi nói về dao động điều hòa
A. Gia tốc sớm pha π so với li độ
B. Vận tốc và gia tốc luôn ngược pha nhau
C. Vận tốc luôn trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với gia tốc
D. Vận tốc luôn sớm pha \(\frac{\pi }{2}\)so với li độ
Câu 4 : Một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì
A. vận tốc và gia tốc cùng có giá trị dương
B. độ lớn vận tốc và độ lớn gia tốc cùng giảm
C. véctơ vận tốc ngược chiều với véctơ gia tốc
D. độ lớn vận tốc tăng và độ lớn gia tốc không thay đổi
Câu 5 : Cơ năng của vật dao động điều hòa
A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng một nửa chu kì dao động của vật
B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi
C. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng
D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng chu kì dao động của vật
Câu 6 : Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?
A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian
B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian
C. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh
D. Dao động tắt dần là dao động có biên độ không đổi trong trong quá trình dao động
Câu 7 : Phát biểu nào sau đây sai? Khi một vật dao động điều hòa thì
A. động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian
B. thế năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian
C. cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian
D. vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian
Câu 8 : Sóng cơ học là
A. dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
B. sự lan truyền vật chất theo thời gian
C. sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường.
D. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
Câu 9 : Sóng dọc là
A. sóng truyền dọc theo một sợi dây.
B. sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trưởng) trùng với phương truyền
C. sóng truyền theo trục tung của trục tọa độ
D. sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sông.
Câu 10 : Bước sóng của bức xạ da cam trong chân không là 600 nm thì tần số của bức xạ đó là
A. 5.1012 Hz.
B. 5.1013 Hz.
C. 5.1014 Hz.
D. 5.1015 Hz.
Câu 11 : Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn sóng dao động cùng phương, cùng
A. biên độ.
B. tần số
C. pha ban đầu
D. tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Câu 12 : Bản chất của sóng dừng là hiện tượng
A. giao thoa sóng
B. sợi dây bị tách làm đôi.
C. sợi dây đang dao động thì dừng lại.
D. nhiễu xạ sóng.
Câu 13 : Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về sóng cơ học?
A. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
B. Sóng cơ truyền được trong chân không.
C. Biên độ sóng tại một điểm nhất định trong môi trường có sóng truyền qua là biên độ dao động của các phần tử vật chất tại đó.
D. Năng lượng sóng là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua
Câu 14 : Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 8 cm. Tại thời điêm t = 0, vật có li độ x = 4 cm và đang đi theo chiều âm của trục Ox. Pha ban đầu của dao động bằng:
A. \(-\frac{\pi }{3}\)
B. \(\frac{\pi }{3}\)
C. \(\frac{-2\pi }{3}\)
D. \(\frac{2\pi }{3}\)
Câu 15 : Cho hai dao động điều hòa có phương trình: \({{x}_{1}}={{A}_{1}}\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{2} \right)cm\)và \({{x}_{2}}={{A}_{2}}\sin \left( \omega t \right)cm\). Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động thứ nhất cùng pha với dao động thứ hai.
B. Dao động thứ nhất ngược pha với dao động thứ hai.
C. Dao động thứ nhất vuông pha với dao động thứ hai.
D. Dao động thứ nhất trễ pha so với dao động thứ hai.
Câu 16 : Một chất điểm M chuyển động tròn đều trên quỹ đạo tâm O bán kinh R với tốc độ 100 cm/s. Gọi P là hình chiếu của M trên trục Ox nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. Khi P cách O một đoạn 6 (cm) nó có tốc độ là 50 (cm/s). Giá trị R bằng
A. 4√3(cm).
B. 2,5 (cm)
C. 6√3 (cm).
D. 5 (cm)
Câu 17 : Một vật dao động theo phương trình \(x=4cos(\frac{\pi t}{6})cm\)(t đo bằng giây). Tại thời điểm t1 li độ là 2√3cm và đang giảm. Tính li độ sau thời điểm t1 là 3 (s).
A. 1,2 cm.
B. -3 сm.
C. -2 сm.
D. 5 cm.
Câu 18 : Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100g gắn với một lỗ xo nhẹ. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = 10cos10πt (cm). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy π2 = 10. Cơ năng của con lắc bằng :
A. 0,10 J.
B. 0,50 J.
C. 0,05 J.
D. 1,00 J.
Câu 19 : Một hành khách dùng dây cao su treo một chiếc ba lô lên trần toa tàu, ngay phía trên một trục bánh xe của toa tàu. Khối lượng của ba lô 16 (kg), hệ số cứng của dây cao su 900 (N/m), chiều dài mỗi thanh ray là 12,5 (m), ở chỗ nối hai thanh ray có một khe nhỏ. Hỏi tàu chạy với tốc độ bao nhiêu thì ba lô dao động mạnh nhất?
A. 10 m/s
B. 15 m/s
C. 27 m/s
D. 32 m/s
Câu 20 : Một con lắc đơn có khối lượng 2 kg và có độ dài 4 m, dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2. Cơ năng dao động của con lắc là 0,2205 J. Biên độ góc của con lắc bằng
A. 4,3°.
B. 0,7°.
C. 1,3°.
D. 2,1°.
Câu 21 : Một sóng cơ truyền dọc theo một sợi dây đàn hồi rất dài với biên độ 8 mm. Tại một thời điểm, hai phần tử trên dây cùng lệch khỏi vị trí cân bằng 4 mm, chuyển động ngược chiều và cách nhau một khoảng ngắn nhất là 7 cm (tính theo phương truyền sóng). Gọi s là ti số của tốc độ dao động cực đại của một phần tử trên dây với tốc độ truyền sóng, δ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 2 cm B. 0,115. C. 0,087. D. 0,239.
Câu 22 : Một sóng âm có tần số 200 Hz lan truyền trong môi trường nước với vận tốc 1500 m/s. Bước sóng của sóng này trong môi trưởng nước là
A. 75 m. B. 7,5 m. C. 0,75 m. D. 0.075 m.
Câu 23 : Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng điện từ mang năng lượng
B. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ.
C. Sóng điện từ là sóng ngang.
D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
Câu 24 : Trong thi nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 4 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8 mm. Toạ độ của vân sáng bậc 3 là
A. ± 9,6 mm.
B. ±4,8 mm.
C. ± 3,6 mm.
D. ± 2,4 mm.
Câu 25 : Một thanh thép mảnh dài 1,2 m được đặt nằm ngang phía dưới một nam châm điện. Cho dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện thì trên dây thép xuất hiện sóng dừng với 6 bụng sóng với đầu cố định là nút và đầu tự do là bụng. Nếu tốc độ truyền sóng trên thanh là 60 m/s thì tần số của dòng điện xoay chiều là
A. 60 Hz. B. 63,1 Hz. C. 68,75 Hz. D. 70,3 Hz
Câu 26 : Tính chất nổi bật của tia X là
A. tác dụng lên kính ảnh.
B. làm phát quang một số chất.
C. làm ion hóa không khí.
D. khả năng đâm xuyên.
Câu 27 : Vật có đồ thị li độ dao động như hình vẽ.
Biên độ và chu kì của vật là:
A. A = 2 cm, T = 0,8 s.
B. A = 4 cm, T = 0,4 s.
C. A = 2 cm, T = 0,4 s.
D. A = 4 cm, T = 0,8 s.
Câu 28 : Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha, cùng tần số f = 32 Hz. Tại một điểm M trên mặt nước cách các nguồn A, B những khoảng d1 = 28 cm, d2 = 23,5 cm; sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực AB có 1 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A. 32 cm/s.
B. 64 cm/s.
C. 72 сm/s.
D. 91 cm/s.
Câu 29 : Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa, đại lượng nào sau đây của con lắc được bảo toàn?
A. Cơ năng và thế năng
B. Động năng và thể năng.
C. Cơ năng
D. Động năng.
Câu 30 : Để đo tốc độ âm trong gang, nhà vật lí Pháp Bi - ô đã dùng một ống bằng gang dài 951,25 m. Một người đập một nhát búa vào một đầu ống gang, một người ở đầu kia nghe thấy hai tiếng gõ, một truyền qua gang và một truyền qua không khí trong ống gang; hai tiếng ấy cách nhau 2,5s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Tốc độ truyền âm trong gang là
A. 31,708 m/s.
B. 3170,8 m/s.
C. 3,1708 m/s.
D. 0,3708 m/s.
---------------- HẾT ---------------
2.2. Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
A |
B |
C |
C |
D |
C |
A |
B |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
A |
B |
D |
B |
A |
C |
B |
B |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
D |
D |
C |
C |
D |
C |
C |
C |
B |
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 11 CTST năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 11 Cơ khí KNTT năm 2023-2024
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Tin học 11 CD năm học 2023 - 2024
Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Chúc các em học tốt!
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231381 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023962 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023344 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)