OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK2 môn KHTN 6 CTST năm 2021-2022

28/02/2022 508.43 KB 793 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220228/7767423966_20220228_231456.pdf?r=9397
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn KHTN  6 CTST năm 2021-2022 bao gồm kiến thức cần nhớ và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

1. Kiến thức cần nhớ

- Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liêu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng. Tính chất và ứng dụng của chúng

- Chủ đề 5: Chất tinh khiết, hỗn hợp, phương pháp tách các chất

+ Chất tinh khiết- hỗn hợp

+ Nguyên liệu

+ Nhiên liệu

- Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống.

+ Thực vật

+ Nấm

2. Luyện tập

Câu 1: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Cây lúa.           B. Cây ngô.                 C. Cây lúa mì.                  D. Cây nho.

Câu 2: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Gạo.          B. Rau xanh.               C. Thịt.            D. Gạo và rau xanh.

Câu 3: Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều  nhất cho cơ thể?

A. Carbohydrate (chất đường, bột).    B. Protein (chất đạm)

C. Lipit (chất béo).                             D. Vitamin.

Câu  4Nhận xét nào sau đây là không đúng về thực phẩm?

A. Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ động vật, thực vật.

B. Cá là thực phẩm tự nhiên.

C. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

D. Thực phẩm không bị biến đổi tính chất khi để lâu ngoài không khí.

Câu 5: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?

A. Không tan trong nước.                 

B. Có vị ngọt, mặn, chua.

C. Không màu, không mùi, không vị. 

D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.

Câu 6: Hỗn hợp được tạo ra từ

A. nhiều nguyên tử.                              B. một chất. 

C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.          D. nhiều chất để riêng biệt.

Câu 7: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.

A. vật lý và hoá học nhất định.     B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.

C. thay đổi.                                    D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi.

Câu 8: Không khí là

A. chất tinh khiết.                              B. tập hợp các vật thể.

C. hỗn hợp.                                       D. tập hợp các vật chất.

Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?

 A.Nhân thực                  C. Đơn bào hoặc đa bào

B. Dị dưỡng                    D. Có sắc tố quang hợp

Câu 10: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

A. Nấm độc          B. Nấm mốc        C. Nấm đơn bào              D. Nấm ăn được

Câu 11: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?

A. Nấm hương          C. Nấm cốc         B. Nấm men                   D. Nấm mốc

Câu 12: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?

A. Nấm men                   C. Nấm cốc       B. Nấm mốc                   D. Nấm sò

Câu 13: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?

A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách              C. Truyền dọc từ mẹ sang con

B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh              D. Ô nhiễm môi trường

Câu 14: Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?

A. Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh               B. Nơi ẩm ướt, không cần ánh ánh

C. Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp              D. Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

Câu 15: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?

A. Rêu tường           C. Tảo lục        B. Dương xỉ              D. Rong đuôi chó

Câu 16: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?

A. Nơi khô ráo               C. Nới thoáng đãng

B. Nơi ẩm ướt                 D. Nơi nhiều ánh sáng

Câu 17: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?

A. Cây trúc đào     C. Cây tam thất       B. Cây gọng vó           D. Cây giảo cổ lam

Câu 18: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?

A. Bào tử              B. Nón                  C. Hoa                  D. Rễ

Câu 19: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?

A. Du canh du cư                               C. Trồng cây gây rừng

B. Phá rừng làm nương rẫy                 D. Xây dựng các nhà máy thủy điện

Câu 20: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?

A. Trên đỉnh ngọn          C. Mặt trên của lá

B. Trong kẽ lá                 D. Mặt dưới của lá

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

A

D

D

C

A

C

D

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

B

C

D

C

B

A

B

C

D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn KHTN  6 CTST năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF