HỌC247 xin giới thiệu đến các em học sinh Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều năm 2022-2023 bao gồm các kiến thức trọng tâm và câu hỏi ôn tập có đáp án hướng dẫn chi tiết giúp các em ôn tập rèn luyện kĩ năng, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Chúc các em đạt được kết quả học tập tốt!
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 CÁNH DIỀU
NĂM HỌC 2022-2023
1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1.1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
a. Giới thiệu về khoa học tự nhiên
- Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.
- Những người chuyên nghiên cứu khoa học tự nhiên là các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
- Phương pháp nghiên cứu chúng là tìm hiểu để khám phá những điều mà con người chưa biết về thế giới tự nhiên, hình thành tri thức khoa học.
Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
- Bảo vệ môi trường.
- Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
- Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
- Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
Vật sống và vật không sống
- Vật sống gồm các dạng sống đơn giản (ví dụ virus) và sinh vật. Chúng mang những đặc điểm của sự sống:
+ Thu nhận chất cần thiết.
+ Thải bỏ chất thải.
+ Vận động.
+ Lớn lên.
+ Sinh sản.
+ Cảm ứng.
+ Chết.
- Vật không sống không mang những đặc điểm của sự sống.
b. Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành
- Dụng cụ đo chiều dài: Thước cuộn, thước kẻ thẳng, thước dây.
- Dụng cụ đo khối lượng: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân lò xo, cân y tế.
- Dụng cụ đo thể tích chất lỏng: Cốc đong, ống đong, bình tam giác, ống hút nhỏ giọt, ống pipet.
- Dụng cụ đo thời gian: Đồng hồ bấm giây điện tử, đồ hồ bấm giây, đồng hồ treo tường.
- Dụng cụ đo nhiệt độ: Nhiệt kế điện tử, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu.
Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích
- Ước lượng thể tích của chất lỏng cần lấy hoặc cần đo để chọn được dụng cụ đo phù hợp:
+ Lấy một lượng nhỏ: Ống hút nhỏ giọt, ống pipet,...
+ Lấy và chứa một lượng lớn: cốc đong, ống đong, bình tam giác,…
- Đặt dụng cụ đo thẳng đứng và đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong dụng cụ.
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
c. Quy định an toàn trong phòng thực hành
Trong phòng thực hành có nhiều tình huống nguy hiểm, nhất là khi dùng lửa, hóa chất, dụng cụ thủy tinh dễ vỡ. Do đó cần thực hiện nghiêm chỉnh Quy định an toàn trong phòng thực hành.
1.2. CÁC PHÉP ĐO
a. Đo chiều dài, khối lượng và thời gian
- Chúng ta có thể cảm nhận được các hiện tượng xung quanh bằng các giác quan của mình, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng cảm nhận đúng hiện tượng đang xảy ra.
- Vì thế, đối với những hiện tượng cần sự chính xác, thay vì tin vào giác quan thì ta cần thực hiện thêm các phép đo.
- Kết quả đo gồm số đo và đơn vị đo.
Đơn vị đo chiều dài
- Đơn vị đo chiều dài là mét, kí hiệu là: m.
- Ngoài ra, người ta còn dùng những đơn vị đo chiều dài nhỏ hơn mét và lớn hơn mét.
- Để đo chiều dài người ta dùng thước. Có nhiều loại thước đo chiều dài khác nhau như: thước thẳng, thước dây, thước cuộn, …
- Mỗi thước đo đều có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN):
+ GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Đơn vị đo khối lượng
- Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là: kg.
- Ngoài ra, người ta còn dùng những đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn hoặc lớn hơn kg.
Đơn vị đo thời gian
- Đơn vị đo thời gian là giây, kí hiệu là: s.
- Ngoài ra, người ta còn dùng những đơn vị đo thời gian nhỏ hơn và lớn hơn giây.
b. Đo nhiệt độ
- Độ nóng hay lạnh của một vật được xác định thông qua nhiệt độ của nó.
- Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.
- Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt, nhiệt độ của nước đá đang tan (00C) và nhiệt độ của hơi nước đang sôi (1000C) được chọn làm hai nhiệt độ cố định.
- Khoảng giữa hai nhiệt độ cố định này được chia thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 10C.
- Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt, nhiệt độ thấp hơn 00C được gọi là nhiệt độ âm.
- Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế.
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế, …
- Nhiệt kế (thường dùng) hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
1.3. CÁC THỂ CỦA CHẤT
a. Sự đa dạng của chất
- Xung quanh em có rất nhiều vật thể khác nhau:
+ Vật thể rất lớn: Mặt Trăng, Mặt Trời, các ngôi sao…
+ Vật thể rất nhỏ (mắt thường không thể thấy): vi khuẩn, virus…
+ Vật thể có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên): đất, nước, cỏ, cây…
+ Vật thể do con người tạo ra (vật thể nhân tạo): quần áo, sách vở, nhà cửa…
- Mọi vật thể đều do chất tạo nên: cái cốc làm bằng thủy tinh
+ Một vật thể có thể do nhiều chất tạo nên: trong hạt gạo chứa một số chất như tinh bột, chất đạm
+ Một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau như: như đồng có trong dây điện, pho tượng…
- Chất có thể tồn tại ở thể rắn, thể lỏng hoặc khí.
b. Tính chất và sự chuyển thể của chất
- Giúp phân biệt chất này với chất khác. Bao gồm:
+ Tính chất vật lí: thể, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính tan, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi,…
+ Tính chất hóa học: khả năng chất bị biến đổi thành chất khác: khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác
- Sự nóng chảy: sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
- Sự đông đặc: sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
- Sự bay hơi: sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí)
Sự bay hơi diễn ra nhanh khi: nhiệt độ cao, gió mạnh, diện tích mặt thoáng lớn
- Sự ngưng tụ: sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng
- Sự sôi diễn ra ở nhiệt độ xác định và được gọi là nhiệt độ sôi
2. BÀI TẬP
2.1. Trắc nghiệm
Câu 1: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?
A. Vật lý học.
B. Hóa học và sinh học.
C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
D. Lịch sử loài người.
Câu 2: Theo em, việc ngiên cứu sản xuất vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?
A. Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người.
B. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
C. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế
D. Bảo vệ môi trường.
Câu 3: Cách sử dụng kính lúp cầm tay là
A. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát.
B. Đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát.
C. Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật.
D. Đặt và cố định tiêu bản rồi quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.
Câu 4: Nếu không may bị hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì?
A. Đưa ngay ra trung tâm y tế cấp cứu,
B. Hô hấp nhân tạo.
C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép ngay vào vị trí đó
D. Rửa sạch bằng nước ngay lập tức.
Câu 5: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?
A. Kính có độ.
B. Kính lúp cầm tay.
C Kinh hiển vị quang học.
D. Kinh hiển vi hoặc kính lúp đều được.
Câu 6: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A.. Đọc kỉ nội quy và thực hiện theo nội Quy phòng thực hành.
B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
C Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 7: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào.
A. Thước đo.
B. Kính hiển vi.
C. Cân.
D. Kính lúp.
Câu 8: Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:
A. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm
B. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm.
C. Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
D. Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm
Câu 9: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để
A. lựa chọn thước đo phù hợp.
B. đặt mắt đúng cách.
C. đọc kết quả đo chính xác.
D. đặt vật đo đúng cách.
Câu 10: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là
A. tuần.
B. ngày.
C. giây.
D. giờ.
Câu 11: Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là
A. 1000C.
B. 00C.
C. 500C.
D. 780C.
Câu 12: Nhiệt kế(thường dùng) hoạt động dựa trên
A. sự nở vì nhiệt của chất rắn.
B. sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
C. sự nở vì nhiệt của chất khí.
D. cả 3 phương án trên
Câu 13: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào
A. Màng tế bào.
B. Chất tế bảo.
C. Nhân tế bào.
D. Vùng nhân.
Câu 14: Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật:
A. Nhân.
B. Tế bào chất.
C. Màng sinh chất.
D. Lục lạp.
Câu 15: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành số tế bào con là.
A. 4 tế bào con.
B. 6 tế bào con.
C. 2 tế bào con.
D. 3 tế bào con.
Câu 16. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là
A. có thành tế bào.
B. có chất tế bào,
C. có nhân và các bào quan có màng.
D. có màng sinh chất.
Câu 17: Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ
A. hàng trăm tế bào.
B. hàng nghìn tế bào.
C. một tế bào.
D. một số tế bào,
Câu 18: Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là
A. mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
B. tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
C. tế bào → mô → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể.
D. cơ thể → cơ quan → hệ cơ quan → tế bào → mô.
Câu 19: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh.
B. Nguyên sinh..
C. Nấm.
D.Thực vật.
Câu 20: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài -> Chi(giống) -> Họ -> Bộ -> Lớp ->Ngành -> Giới.
B. Chỉ (giống) -> Loài -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới,
C. Giới Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chỉ (giống) -> Loài.
D. Loài -> Chi (giống) -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới.
2.2. Tự luận
Bài 1: Cho các dụng cụ sau: đồng hồ bấm giây, thước dây, kính lúp,kéo, búa, nhiệt kế y tế, thước kẻ, cốc đong, cân khối lượng, ống hút nhỏ giọt. Bạn An thực hiện một số phép đo sau, em hãy giúp bạn bằng cách lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo sao cho thực hiện dễ dàng và cho kết quả chính xác nhất.
STT |
Phép đo |
Tên dụng cụ đo |
1 |
Đo thân nhiệt(nhiệt cơ thể) |
|
2 |
Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày |
|
3 |
Đo khối lượng cơ thể |
|
4 |
Đo diện tích lớp học |
|
5 |
Đo thời gian đun sôi một lít nước |
|
6 |
Đo chiều dài của quyển sách |
a. Nêu cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần ?
b. Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở điểm nào?
c. Vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vững?
Bài 3: Cho một số sinh vật sau: cây khế, con gà, con thỏ, con cá.
Em hãy xác định các đặc điểm giống và khác nhau ở những sinh vật trên.
Dựa vào các đặc điểm trên hãy xây dựng khoá lưỡng phân để phân chia các sinh vật trên thành từng nhóm?
ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
A |
C |
D |
C |
D |
C |
A |
A |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
B |
C |
D |
C |
C |
C |
B |
D |
A |
Bài 1:
Lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo
STT |
Phép đo |
Tên dụng cụ đo |
1 |
Đo thân nhiệt(nhiệt cơ thể) |
Nhiệt kế y tế |
2 |
Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày |
Cốc đong |
3 |
Đo khối lượng cơ thể |
Cân khối lượng |
4 |
Đo diện tích lớp học |
Thước dây |
5 |
Đo thời gian đun sôi một lít nước |
Đồng hồ bấm giây |
6 |
Đo chiều dài của quyển sách |
Thước kẻ |
a. Cấu tạo của tế bào thực vật gồm:
Thành tế bào: giúp tế có hình dạng nhất định.
Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.
Chất tế bào : có chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.
Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Không bào trung tâm: chứa dịch tế bào.
b. Khác với tế bào động vật, tế bào thực vật có thêm không bào trung tâm,thành tế bào và lục nạp là bào quan quang hợp.
c. Vì thành tế bào thực vật được tạo nên từ một chất rất bền gọi là cellulose, đóng vai trò bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. giúp thực vật có thể đứng vững.
Bài 3:
Đặc điểm sinh vật |
Khả năng di chuyển |
Môi trường sống |
Số chân |
Cây khế |
không |
Cạn |
- |
Con gà |
có |
Cạn |
Hai chân |
Con thỏ |
có |
Cạn |
Bốn chân |
Con cá |
có |
Nước |
- |
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Toán 6 CD năm học 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023956 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm