Để chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 6 Cánh diều năm 2022-2023 giúp các em hoàn thiện kiến thức cũng như tham khảo một số dạng câu hỏi trắc nghiệm để tự tin bước vào kì thi sắp đến. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng. Chúc các em học tốt nhé!
1. Nội dung ôn tập
1.1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Khái niệm:
- Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Một số truyền thống điển hình của gia đình, dòng họ: hiếu học, cần cù lao động, giữ gìn nghề truyền thống,…
Ý nghĩa:
- Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống; góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay.
Giữ gìn, huy huy truyền thống gia đình, dòng họ:
- Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mình trong cuộc sống hằng ngày bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi; không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
1.2. Yêu thương con người
Khái niệm:
Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Biểu hiện:
Biểu hiện của tình yêu thương con người thể hiện ở sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ sửa chữa, khi cần thiết có thể hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác,...
Giá trị của yêu thương con người:
- Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống, giúp đỡ con người thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi gắn bó, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.
- Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng. Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.
1.3. Siêng năng, kiên trì
Khái niệm:
Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.
Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng, dù gặp khó khăn, gian khổ.
Biểu hiện:
- Trong học tập: Chăm chỉ học tập; làm bài tập về nhà; chủ động học kiến thức mới; xây dựng mục tiêu học tập; tự giác học tập; nỗ lực giải bài tập khó; không bỏ cuộc,...
- Trong lao động: Chăm chỉ làm việc nhà; tìm tòi và sáng tạo; không bỏ dở công việc; kiên trì làm đến cùng,...
- Trong hoạt động khác: thường xuyên rèn luyện thân thể; bảo vệ môi trường; dũng cảm đấu tranh với cái sai bảo vệ cái đúng; siêng năng và kiên trì trong mọi công việc,...
Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.
Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý.
Mỗi khi làm việc gì, em cần có mục đích và cách thực hiện rõ ràng. Hãy chăm chỉ kiên trì thực hiện, nếu gặp khó khăn hãy thử thách bằng nhiều cách để thực hiện thành công, không bỏ cuộc giữa chừng.
2. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây?
A. Kiên trì.
B. Trung thực.
C. Siêng năng.
D. Tự giác.
Câu 2: Biểu hiện của sự kiên trì là
A. vừa làm vừa chơi.
B. thường xuyên làm việc.
C. quyết tâm làm đến cùng.
D. tự giác làm việc.
Câu 3: Đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người:
A. thật thà trước hành động việc làm của mình.
B. thành công trong công việc và cuộc sống.
C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.
D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội.
Câu 4: Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người:
A. Tin tưởng và yêu quý.
B. Cho rằng năng lực kém.
C. Đánh giá là kém thông minh.
D. Tư chất chưa tốt lắm.
Câu 5: Làm việc nhanh chán, hời hợt trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hậu quả gì?
A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.
B. Gặp nhiều khó khăn và khó thành công trong công việc.
C. Trở thành người có ích cho xã hội.
D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.
Câu 6: Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” nói về đức tính nào sau đây của con người?
A. Đức tính khiêm nhường.
B. Đức tính tiết kiệm.
C. Đức tính trung thực.
D. Đức tính siêng năng.
Câu 7: Biểu hiện của học sinh siêng năng, kiên trì là:
A. thường xuyên nghỉ học.
B. chăm chỉ học và làm bài.
C. chỉ làm một số bài tập
D. gặp bài khó hay nản lòng.
Câu 8: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về tính kiên trì, siêng năng?
A. Chỉ chăm chỉ làm việc nhà khi bố mẹ yêu cầu và nhắc nhở.
B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
C. Siêng năng cũng không giỏi được, vì quan trọng là phải thông minh.
D. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống.
Câu 9: Ý kiến nào dưới đây không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?
A. M đăng kí lớp học bơi nhưng không đến tập vì thấy khó.
B. Nếu gặp bài tập khó A cố gắng suy nghĩ để làm.
C. Sáng nào N cũng dậy để ôn bài rất chăm chỉ.
Câu 10: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng?
A. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
B. L luôn làm bài tập đầy đủ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
C. B cho rằng siêng năng cũng không giỏi được, quan trọng là thông minh.
D. M đăng kí lớp học yoga nhưng không đến tập vì thấy rất khó.
Câu 11: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?
A. Năng nhặt chặt bị.
B. Máu chảy ruột mềm.
C. Mưu cao chẳng bằng chí dày
D. Đi lâu, xa đâu cũng tới.
Câu 12: Khi làm việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ
A. nhanh chóng thành công trong cuộc sống.
B. không thành công, gặp nhiều khó khăn.
C. trở thành người có tiếng tăm lừng lẫy.
D. luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Câu 13: Câu tục ngữ: "Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim." biểu hiện của đức tính nào dưới đây?
A. Tiết kiệm.
B. Trung thực.
C. Siêng năng, kiên trì.
D. Khiêm tốn, trung thành.
Câu 14: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng?
A. Khi T giúp bố mẹ chăn trâu, cậu còn tranh thủ đọc thêm sách.
B. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
C. Bố mẹ giao cho D tưới cây, nhưng D lười tưới làm cây khô héo.
D. M đăng kí lớp học múa nhưng không đến tập vì thấy rất khó.
Câu 15: H dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng H lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của H em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn mình không liên quan.
B. Khuyên bạn kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày.
C. Bảo bạn đừng thi, vì học tiếng Anh khó sẽ vất vả.
D. Đi nói xấu bạn, học không giỏi mà thích thể hiện.
Câu 16: Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép của bạn bên cạnh. Hành động của N, thể hiện bạn là người
A. Kiên trì.
B. Lười biếng.
C. Chăm chỉ.
D. Vô tâm.
Câu 17: Vì hoàn cảnh khó khăn, mỗi ngày sau khi tan học, bạn L đều đi về nhà, phụ mẹ chuẩn bị đi bán hàng rong buổi tối. Một hôm nọ L đi bán hàng tối với mẹ, có người khách mua hàng trị giá 20.000đ, nhưng do trời tối nên khách đưa nhầm thành tờ 500.000đ, L đã nhìn thấy và nhanh chóng trả lại tiền vị khách đó. Hành động của L thể hiện đức tính gì?
A. Đức tính trung thực.
B. Đức tính siêng năng.
C. Đức tính tiết kiệm.
D. Đức tính siêng năng, trung thực.
Câu 18: Bạn N ham mê trò chơi điện tử, nên dành rất ít thời gian cho việc học. Kết quả là bạn học rất xa xút, cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện về thông báo với gia đình. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của N em sẽ làm gì?
A. Nhờ bạn dạy mình thêm những trò mới.
B. Khuyên bạn giảm chơi điện tử, chăm chỉ học tập.
C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn.
D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.
Câu 19: Nhà trường phát động phong trào “Kiên trì không bỏ cuộc”, những việc làm sau đây thể hiện phong trào được hưởng ứng nhiệt tình?
A. Các lớp cùng kí cam kết và thực hiện việc tập thể dục 10 phút mỗi sáng.
B. Không hưởng ứng, không tham gia phong trào.
C. Kí cam kết nhưng không tập luyện thường xuyên.
D. Không tham gia phong trào do nhà trường phát động.
Câu 20: Em đã làm gì để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập?
A. Chỉ làm các bài tập dễ, còn bài khó nhờ bạn giải giúp.
B. Lập kế hoạch rèn luyện tính siêng năng, kiên trì và thực hiện theo kế hoahcj.
C. Đi học không đều, buổi nghỉ buổi đi học.
D. Chỉ học những môn dễ và yêu thích.
Câu 21: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?
A. Yêu thương con người.
B. Giúp đỡ người khác.
C. Thương hại người khác.
D. Đồng cảm và thương hại.
Câu 22: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người xa lánh.
B. Mọi người coi thường.
C. Người khác nể và yêu quý.
D. Mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu 23: Lòng yêu thương con người:
A. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
B. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
C. làm những điều có hại cho người khác.
D. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.
Câu 24: Yêu thương con người là:
A. sự quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn.
B. sự thương hại, đồng cảm với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
C. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.
D. việc làm xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
Câu 25: Ý nghĩa không phải của lòng yêu thương con người là
A. góp phần xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.
B. làm cho mối quan hệ của con người thêm gần gũi, gắn bó.
C. giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
D. thương hại và mong nhận lại được sự trả ơn khi giúp đỡ người khác.
Câu 26: Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?
A. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
B. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.
C. Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.
Câu 27: Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?
A. Làm cho mối quan hệ của con người thêm gần gũi, gắn bó.
B. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
C. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.
D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.
Câu 28: Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người?
A. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình.
B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu.
C. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện của trường và của lớp.
D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
Câu 29: Câu tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nói đến điều gì?
A. Lòng yêu thương con người.
B. Tinh thần học hỏi.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Đức tính kiêm nhường.
Câu 30: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?
A. Đức tính chăm chỉ.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Tinh thần đoàn kết.
Câu 31: Câu tục ngữ: “Cứu một mạng người hơn xây 7 tháp phù đồ” nói đến điều gì?
A. Tinh thần xây dựng.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Đức tính kiên trì.
Câu 32: Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì?
A. Lên án, tố cáo.
B. Làm theo.
C. Không quan tâm.
D. Nêu gương.
Câu 33: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tình yêu thương con người?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Nhường cơm, sẻ áo.
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 34: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Có thêm kinh nghiệm.
B. Có rất nhiều bạn bè.
C. Có thêm tiền tiết kiệm.
D. Không phải lo về việc làm.
Câu 35: Truyền thống là
A. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,... được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống của mỗi gia đình.
C. Phong tục của từng gia đình trong dòng họ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,... chỉ truyền qua 1 thế hệ.
Câu 36:Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?
A. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.
B. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.
C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
D. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.
Câu 37: Ý nào sau đây không đúng với ý nghĩa về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Có thêm kinh nghiệm.
B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
D. Không học hỏi được gì từ truyền hống gia đình.
Câu 38: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
B. Không phải lo về việc làm.
C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.
D. Có thêm tiền tiết kiệm.
Câu 39: Để giữ gìn truyền thống của gia đình và dòng họ thì chúng ta cần làm gì?
A. Không muốn nối tiếp truyền thống của gia đình và dòng họ.
B. Làm những việc sai trái với gia đình, dòng họ
C. Tự hào, biết ơn người đi trước.
D. Không thích truyền thống của gia đình và dòng họ
Câu 40: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
A. Truyền thống hiếu học.
B. Buôn thần bán thánh.
C. Truyền thống yêu nước.
D. Truyền thống nhân nghĩa.
Câu 41: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình
B. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.
C. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.
D. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.
Câu 42: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. A cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào cả
B. T rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
C. H chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề vất vả, tầm thường.
D. K cho rằng dòng họ là xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.
Câu 43: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm
B. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.
C. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình
D. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Câu 44:Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc các cụ, ông bà, người cao tuổi trong gia đình.
B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình
C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.
D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.
Câu 45: Hành vi nào dưới đây không thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc ông bà, người cao tuổi trong gia đình.
B. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình.
C. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình và dòng họ.
D. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình.
Câu 46: Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp và đáng quý.
B. Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ.
C. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.
D. Con cái phải theo nghề của bố mẹ mới là giữ gìn phát huy truyền thống gia đình.
Câu 47: Ý kiến nào sau đây không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Dành thời gian thăm hỏi và chăm sóc ông bà, người cao tuổi trong gia đình.
B. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.
C. Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ.
D. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp và đáng quý.
Câu 48: Câu tục ngữ: “Luyện mãi thành tài/ mệt mài thành giỏi.” Nói về truyền thống nào dưới đây?
A. Truyền thống đoàn kết chống giặc.
B. Truyền thống hiếu học.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống yêu nước.
Câu 49: Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Không muốn làm nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.
B. Giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ.
C. Xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương và dòng họ.
D. Phô trương cho mọi người biết về gia đình
Câu 50: Gia đình T có truyền thống yêu nước. Ông của T là lão thành cách mạng, bố của T đang làm việc trong quân đội. T rất tự hào về truyền thống gia đình, nên T rất nổ lực cố gắng học để thi đậu vào Học viện lục quân, để nối tiếp truyền thống gia đình. Việc làm của T thể hiện điều gì?
A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ.
C. T muốn thể hiện cái tôi trước tất cả bạn bè và thầy cô.
D. T muốn thể hiện mình trước gia đình và dòng họ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 6 CTST năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231379 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023956 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023342 - Xem thêm