OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập chuyên đề Oxi - Lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Trần Văn Bảo

15/05/2020 907.48 KB 306 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200515/265141625218_20200515_090750.pdf?r=4070
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Đề cương ôn tập chuyên đề Oxi - Lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2020 được biên soạn từ Trường THPT Trần Văn Bảo. Tài liệu bao gồm phần lý thuyết và các hỏi trắc nghiệm có đáp án chi tiết đi kèm. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ OXI - LƯU HUỲNH MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢO

 

I. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ:

A. Oxi O2

1. Tính chất vật lý

- Trạng thái: Chất khí, không màu, không mùi, không vị, duy trì sự sống, sự cháy.

- Thù hình: O2, O3

2. Tính chất hóa học.

- Tác dụng với H2\(2H_2+O_2→2H_2 O\)

- Tác dụng với kim loại → oxit\(4Na+O_2→2Na_2 O\)

Đặc biêt: Khi đốt Fe trong không khí thì thu được oxit sắt từ:

\(3Fe+2O_2→Fe_3 O_4\)

- Sục O2 vào dụng dịch axit → có tính oxi hóa mạnh:

\(2Cu+4HCl+O_2→2CuCl_2+2H_2 O\)

3. Nhận biết: - Sử dụng tàn đóm đỏ

4. Điều chế

- Trong PTN: Nhiệt phân các muối giàu O2: KMnO4, KClO3, KNO3,…

\(2KMnO_4→K_2 MnO_4+MnO_2+O_2\)

\(2KClO_3→2KCl+3O_2\)

\(2KNO_3→2KNO_2+O_2\)

Hoặc phân hủy H2O2 với xúc tác MnO2: 2H2O2 → 2H2O+O2

- Trong công nghiệp: Chưng cất phân đoạn không khí ở -183oC

5. Ứng dụng

- Oxi có ứng dụng vô cùng to lớn, duy trì sự sống…Làm bình khí O2 cho thợ lặn hay trong y tế…

* Đôi nét về Ozon O3

Ozon là một dạng thù hình của oxi nên có đầy đủ tính chất của O2 kể trên.

Ngoài ra: ta quan tâm đặc biệt khi phân biệt O2 và O3. Các phản ứng dùng để phân biệt chúng:

+ Ozon tác dụng với Ag ở nhiệt độ thường, còn O2 không tác dụng với Ag ở bất cứ nhiệt độ nào.

\(O_3+2Ag→Ag_2 O+O_2\)

+ Dùng dung dịch KI để nhận biết

\(O_3+2KI+H_2 O→2KOH+I_2+O_2\)

Phản ứng sinh ra chất rắn màu đen tím, nếu nhỏ một chút hồ tinh bột thì sẽ thu được dung dịch màu xanh.

- Điều chế Ozon: Phóng điện vào bình đựng khí Oxi ta sẽ thu được một lượng ozon

\(3O_2⇌2O_3\)

Phản ứng trên cho thấy, sau những trân mưa không khí thường trong lành hơn, nguyên nhân do sinh ra một lượng nhỏ ozon do sấm sét có tác dụng làm không khí trong lành hơn. Nước ozon có tác dụng diệt khuẩn.

Cần phân biệt rằng Ozon là một khí độc vì tính oxi hóa cực mạnh của nó. Hủy hoại da và màng tế bào và nhiều tác dụng khác.

B. Một số hợp chất đặc biệt của oxi

- Oxit của Flo: trong hợp chất này oxi có số oxi hóa là +2

\(2NaOH+2F_2→2NaF+OF_2+H_2 O\)

- H2O2:

+ Tính khử:

\(H_2 O_2+2KMnO_4+3H_2 SO_4→K_2 SO_4+2MnSO_4+5O_2+8H_2 O\)

\(5Ag_2 O+H_2 O_2→2Ag+H_2 O+O_2\)

+ Tính oxi hóa:

\(H_2 O_2+2KI→2KOH+I_2\)

\(H_2 O_2+KNO_2→KNO_3+H_2 O\)

+ Tự oxi hóa khử: (xúc tác MnO2)

\(2H_2 O_2→2H_2 O+O_2\)

- Hợp chất peoxit và supeoxit: KO2, Na2O2

Được điều chế bằng cách sục O2 vào kim loại nóng chảy.

Na2O2 có ứng dụng trong tàu vũ trụ (loại bỏ khí CO2 và tạo ra khí O2)…

\(Na_2 O_2+CO_2→Na_2 CO_3+1/2 O_2\)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Cho các phản ứng sau:

H2O + CO  → H2 + CO2

H2O2 + CO  → H2O + CO2

Phát biểu nào sau đây diễn tả đúng nhất tính chất của 2 phản ứng trên?

A. H2O và H2O2 đều có tính khử.

B. H2O và H2O2 đều có tính oxi hóa.

C. H2O và H2O2 đều oxi hóa được CO nhưng H2O2 có tính oxi hóa mạnh hơn nước.

D. H2O và H2O2 đều khử được CO nhưng H2O2 có tính khử mạnh hơn nước.

Câu 2: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không là phản ứng oxi hóa khử:

A. H2SO4 + S →  SO2 + H2O.

B. H2SO4 + Fe  → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

C. H2SO4 + Fe3O4 →  FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O.

D. H2SO4 + FeO →  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

Câu 3: Ở trạng thái kích thích, các nguyên tố thuộc nhóm VI A có số electron độc thân là:

A. 2.

B. 4.

C. 6.

D. 4 hoặc 6.

Câu 4: Phản ứng nào không dùng để điều chế khí H2S:

A. S + H2 →.

B. FeS + HCl → .

C. FeS + HNO3 → .

D. Na2S + H2SO4 loãng → .

Câu 5: Sục H2S vào dung dịch nào sẽ không tạo thành kết tủa.

A. Ca(OH)2.

B. CuSO4.

C. AgNO3.

D. Pb(NO3)2.

Câu 6: Trộn 30ml dung dịch H2SO4 0,25M với 40ml dung dịch NaOH 0,2M. Nồng độ của Na2SO4 trong dung dịch mới là:

A. 0,107M.

B. 0,057M.

C. 0,285M.

D. 0,357M.

Câu 7: Chất nào có thể dùng để tách riêng ion Cu2+ ra khỏi ion Mg2+ có trong dung dịch của hỗn hợp Cu(NO3)2, Mg(NO3)2:

A. HCl.

B. H2SO4.

C. H2S.

D. H2SO3.

Câu 8: Dãy chất nào sau đây đều phản ứng được với oxi:

A. Cu, Au, Fe.

B. Fe, Al, S.

C. P, S, Cl2.

D. Fe, Al, Cl2.

A loại vì Au không phản ứng với oxi

C, D loại vì Clo không phản ứng với oxi

Câu 9: Đơn chất nào sau đây không tác dụng được với axit sunfuric đặc nóng:

A. Al.

B. C.

C. S.

D. Pt.

Câu 10: Xét phản ứng:

SO2 + KMnO4 + H2O  → MnSO4 + ...

Trong phản ứng này vai trò của SO2 là:

A. Chất oxi hóa.

B. Chất khử.

C. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất tạo môi trường.

D. Vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.

Câu 11. Dựa vào số oxi hoá của S, kết luận nào sau đây là đúng về tính chất hoá học của SO2:

A. Chỉ có tính oxi hoá           

B. Không có cả tính oxi hoá và tính khử.

C. Chỉ có tính khử                  

D. Có cả tính oxi hoá và tính khử          

Câu 12. Chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc và  H2SO4 loãng đều cho một muối:

A. Ag                                       B. Zn                                     C. Cu                                     D. Fe

Câu 13. Tính chất hóa học đặc trưng của O2, O3 là:

A. Tính khử

B. Tính oxi hóa

C. Tính axit 

D. Tính bazơ

Câu 14. Khí nào có mùi trứng thối:

A. SO2

B. NH3

C. H2S

D. CO2

Câu 15. Dung dịch H2SO4 có tính axit :

A. Mạnh

B. Yếu

C. Trung bình

D. Rất yếu

Câu 16. Cho phản ứng sau :  H2S  +  4Cl2  +  4H2O  →  H2SO4  +  8HCl

H2S thể hiện tính :

A. Oxi hóa

B. Khử

C. Oxi hóa và khử

D. Axit

Câu 17. Nước có hòa tan khí nào sau đây thường dùng để ngâm, rửa rau và trái cây ?

A. Oxi

B. Ozôn

C. Lưu huỳnh đioxit

D. Hiđrosunfua

Câu 18. Khí nào duy trì sự sống, sự cháy

A. N2

B. H2

C. CO2

D. O2

Câu 19. Ở điều kiện thường chất nào sau đây tồn tại ở trạng thái rắn:

A. S

B. H2S

C. SO2

D. SO3

Câu 20. Trong phòng thí nghiệm oxi thường được điều chế bằng cách nhiệt phân chất nào sau đây ?

A. CaCO3

B. H2O

C. KClO3

D. Na2O

Câu 21. Cho dãy các chất sau: H2S, SO2, CO2, SO3 dãy  các chất làm mất màu dung dịch brom là:

A. SO2                                    B. H2S                                   C. SO2 và  SO3                      D. SO2 và H2S

Câu 22. Cho 17,6 gam FeS tác dụng  với dung dịch HCl dư. Thể tích khí H2S thu được ở đktc là:

A. 3,36 lit

B. 4,48lit

C. 6,72 lit

D. 8,96 lit

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập chuyên đề Oxi - Lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Trần Văn Bảo. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF