OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề cương ôn tập Chương Este - Lipit môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nghi Lộc 5

23/06/2020 813.47 KB 404 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200623/484121656297_20200623_102631.pdf?r=3399
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hoc247 xin giới thiệu tài liệu Đề cương ôn tập Chương Este - Lipit môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nghi Lộc 5 được biên soạn và tổng hợp dưới đây. Tài liệu gồm các câu trắc nghiệm đi kèm đáp án. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh!

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG ESTE – LIPIT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5

 

A. LÝ THUYẾT

1. Khái niệm este

  Khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR’ thì được este. Trong đó, R’ là gốc hidrocacbon.

2. Công thức tổng quát của este

  Este tạo bởi axit cacboxylic đơn chức RCOOH và ancol đơn chức R'OH là RCOOR'. Trong đó, R' là gốc hiđrocacbon; R có thể là H hoặc gốc hidrocacbon.

  Nếu este no đơn chức mạch hở thì công thức là CnH2nO2 (n ≥ 2). Nếu este không có tạp chức thì công thức có dạng CnH2n+2–2ΔO2a (trong đó n ≥ 2, n nguyên; D là tổng số liên kết π và số vòng trong phân tử; a là số nhóm chức este a ≥ 1, a là số nguyên).

3. Tính chất hóa học của este

a. Phản ứng thủy phân

- Phản ứng thủy phân có thể xảy ra trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.

- Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. Sản phẩm của phản ứng trong điều kiện này luôn có axit cacboxylic. Phản ứng thủy phân este không những thuận nghịch mà còn rất chậm. Để tăng tốc độ phản ứng thủy phân ta đun nóng hỗn hợp phản ứng với với chất xúc tác axit (H2SO4, HCl, ...). Phản ứng xà phòng hóa chỉ xảy ra một chiều, sản phẩm có muối của axit cacboxylic.

b. Phản ứng ở gốc hidrocacbon

- Este không no có khả năng tham gia phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp. Đặc biệt, este của axit fomic có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

4. Phản ứng khử

RCOOR' → RCH2OH + R'OH

5. Một số phản ứng thủy phân đặc biệt của este

  Không nhất thiết sản phẩm cuối phải có ancol, tùy vào việc nhóm –OH đính vào gốc hiđrocacbon có cấu tạo như thế nào mà sẽ có sản phẩm cuối cùng hoàn toàn khác nhau, hoặc do cấu tạo bất thường của este gây nên.

Este + NaOH → muối + anđehit. Thí dụ CH3COOCH=CH–CH.

Este + NaOH → muối + xeton. Thí dụ CH3COO–C(CH3)=CH2.

Este + NaOH → muối + ancol + H2O. Thí dụ: HOOC–R–COO–R’.

Este + NaOH → 2 muối + H2O. Thí dụ C6H5OOC–R.

Este + NaOH → muối + anđehit + H2O.

Este + NaOH → muối + xeton + H2O.

Este + NaOH → một sản phẩm duy nhất. Thí dụ: Este vòng.

6. Một số phương pháp điều chế este

a. Phản ứng của ancol với axit cacboxylic

  RCOOH + R'OH ↔ RCOO–R' + H2O.

  Phản ứng của ancol với anhiđrit axit thì xảy ra nhanh hơn và một chiều (không thuận nghịch như khi tác dụng với axit)

  (CH3CO)2O + C2H5OH → CH3COOC2H5 + CH3COOH

b. Phản ứng của phenol với anhiđrit axit hoặc clorua axit (phenol không tác dụng với axit cacboxylic) tạo este của phenol.

  (CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH

  CH3COCl + C6H5OH → CH3COOC6H5 + HCl

c. Phản ứng cộng vào hiđrocacbon không no của axit cacboxylic

  CH3COOH + CH≡CH → CH3COO–CH=CH2.

d. Phản ứng ankyl halogenua và muối cacboxylat của kim loại kiềm hoặc bạc

  RCOOAg + R'I → RCOOR' + AgI

  RCOONa + R'I → RCOOR' + NaI

7. LIPIT

- Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống. Lipit bao gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit, … hầu hết chúng đều là các este phức tạp.

- Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo đơn chức có số nguyên tử C chẵn (thường từ 12 đến 24 nguyên tử C) không phân nhánh, gọi chung là triglixerit. Khi thủy phân chất béo thì thu được glixerol và axit béo.

- Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng. Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

- Chỉ số axit: là số miligam KOH cần dùng để trung hòa axit béo tự do có trong 1g chất béo.

- Chỉ số xà phòng hóa là tổng số miligam KOH cần dùng để xà phòng hóa glixerit và trung hòa axit béo tự do có trong 1g chất béo.

- Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng hợp vào các liên kết bội có trong 100g chất béo.

B. MỘT SỐ PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG

1. RCOOCH=CH2 + NaOH → RCOONa + CH3CHO

2. RCOOC6H5 + 2NaOH → RCOONa + C6H5ONa + H2O

3. C3H5(OOCR)3 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.

4. RCOO–C(CH3)=CH2 + NaOH → RCOONa + CH3COCH3.

5. (C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → C17H35COOK + C3H5(OH)3.

6. RCOONa + HCl (loãng) → RCOOH + NaCl

7. 2CH3COONa + 4O2  Na2CO3 + 3CO2 + 3H2O.

8. CH3COONa + NaOH (r)  CH4 + Na2CO3.

9. CH3–CO–CH3 + HCN → (CH3)2C(OH)CN

10. (CH3)2C(OH)CN + 2H2O → (CH3)2C(OH)COOH + NH3.

11. R–Cl + KCN → R–CN + KCl

12. R–CN + 2H2O → R–COOH + NH3.

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khi đun hỗn hợp gồm etanol và axit axetic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được este có tên là

A. đietyl ete.              B. etyl axetat.              C. etyl fomat.              D. etyl axetic.

Câu 2. Có các nhận định sau: (1) Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol; (2) Este là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –COO–; (3) Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử CnH2nO2, với n ≥ 2; (4) Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại este; (5) Sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol là este. Các nhận định đúng là

A. (1), (2), (3), (4), (5).                                  B. (1), (3), (4), (5).

C. (1), (2), (3), (4).                                        D. (2), (3), (4), (5).

Câu 3. Xét các nhận định sau: (1) Trong phản ứng este hóa, axit sunfuric vừa làm xúc tác vừa có tác dụng hút nước, do đó làm tăng hiệu suất tạo este; (2) Không thể điều chế được vinyl axetat bằng cách đun sôi hỗn hợp ancol và axit có axit H2SO4 đặc làm xúc tác; (3) Để điều chế este của phenol không thể dùng axit cacboxylic để thực hiện phản ứng với phenol; (4) Phản ứng este hóa là phản ứng thuận – nghịch. Các nhận định đúng gồm

A. chỉ (4).                  B. (1) và (4).                C. (1), (3), và (4).        D. (1), (2), (3), (4).

Câu 4. Hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở E (C5H6O4) và F (C4H6O2). Đun hỗn hợp X với dung dịch NaOH dư, sau đó cô cạn dung dịch, thu chất rắn Y. Nung Y với NaOH (có mặt CaO) thì được một chất khí là CH4. Vậy công thức cấu tạo của E và F là

A. HOOC–CH=CH–COO–CH3 và CH3–OOC–CH=CH2.

B. HOOC–COO–CH2–CH=CH2 và HCOOCH2CH=CH2.

C. HOOC–CH=CH–COO–CH3 và CH2=CH–COO–CH3.

D. HOOC–CH2–COO–CH=CH2 và CH3COO–CH=CH2.

Câu 5. Tổng số liên kết π và số vòng trong phân tử este (không chứa nhóm chức nào khác) tạo bởi glixerol và axit benzoic là

A. 3.                           B. 4.                            C. 14.                          D. 15.

Câu 6. Ứng với công thức phân tử C4H8O2, sẽ tồn tại các este với tên gọi : (1) etyl axetat; (2) metyl propionat; (3) metyl iso–propylonat; (4) propyl fomiat; (5) iso–propyl fomiat. Các tên gọi đúng ứng với este có thể có của công thức phân tử đã cho là

A. (1), (2), (4), (5).    B. (1), (3), (4), (5).      C. (1), (2), (3), (4).      D. (2), (3), (4), (5).

Câu 7. Phản ứng thủy phân của este trong môi trường axit (1) và môi trường bazơ (2) khác nhau ở các điểm: a. (1) thuận nghịch, còn (2) chỉ một chiều; b. (1) tạo sản phẩm axit, còn (2) tạo sản phẩm muối; c. (1) cần đun nóng, còn (2) không cần đun nóng. Nhận xét đúng là

A. a và b.                   B. a, b và c.                 C. a và c.                     D. b và c.

Câu 8. Công thức tổng quát của este tạo bởi một axit cacboxylic và một ancol là

A. CnH2nO2.              B. RCOOR’.               C. CnH2n–2O2.             D. Rb(COO)abR’a.

Câu 9. Công thức tổng quát của este tạo bởi một axit cacboxylic no đơn chức và một ancol no đơn chức đều mạch hở là

A. CnH2n+2O2.            B. CnH2n–2O2.             C. CnH2nO2.                D. CnH2n+1COOCmH2m+1.

Câu 10. Este của glixerol với axit cacboxylic RCOOH được một học sinh viết như sau: (1) (RCOO)3C3H5; (2) (RCOO)2C3H5(OH); (3) (HO)2C3H5OOCR; (4) (ROOC)2C3H5(OH); (5) C3H5(COOR)3. Các công thức viết đúng là

A. chỉ có (1).              B. chỉ có (5).               C. (1), (4) và (5).         D. (1), (2) và (3).

Câu 11. Đun nóng 3,21g hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ Y và Z cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp muối natri của hai axit ankanoic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng L có tỉ khối hơi so với metan là 3,625. Chất L phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho toàn bộ L sinh ra phản ứng với Na được 0,015 mol khí. Nhận định sai là

A. Nung một trong hai muối thu được với NaOH (xúc tác CaO) sẽ tạo metan.

B. Tên gọi của L là ancol anlylic.

C. Trong hỗn hợp X, hai chất Y và Z có cùng số mol.

D. Đốt cháy hỗn hợp X sẽ thu được hiệu số mol CO2 và nước là 0,02.

Câu 12. Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2g hỗn hợp gồm hai este đồng phân, cần dùng 12g NaOH, thu được 21,8g muối khan. Trong X chắc chắn có một este với công thức và số mol tương ứng là

A. HCOOC2H5; 0,2 mol.                               B. CH3COOCH3; 0,2 mol.

C. HCOOC2H5; 0,15 mol.                             D. CH3COO–CH=CH2; 0,15 mol.

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 2,28g X cần 3,36 lít oxi (đktc) thu hỗn hợp CO2 và H2O có tỉ lệ thể tích tương ứng là 6 : 5. Nếu đun X trong dung dịch H2SO4 loãng thu được axit Y có tỉ khối hơi so với H2 là 36 và ancol đơn chức Z. Công thức của X là

A. C2H5COOC2H5.   B. CH3COOCH3.        C. C2H3COOC2H5.     D. C2H3COOC3H7.

Câu 14. Trong thành phần của một số loại sơn có trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Số lượng công thức cấu tạo của các trieste có thể có trong loại sơn nói trên là

A. 6                            B. 18                           C. 8                             D. 12

Câu 15. Este X có tỉ khối hơi so với hidro là 44. Thủy phân X tạo ra 2 chất hữu cơ Y và Z. Nếu đốt cháy cùng một lượng Y hay Z sẽ thu được cùng một thể tích CO2 (ở cùng nhiệt độ và áp suất). Tên gọi của X là

A. etyl fomat.            B. isopropyl fomat.     C. metyl propionat.     D. etyl axetat.

Câu 16. Este X (C8H8O2) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được 2 muối hữu cơ và nước. Chất X có tên là

  A. metyl benzoat.      B. benzyl fomiat.        C. phenyl fomiat.        D. phenyl axetat.

Câu 17. Chất X có công thức phân tử là C4H8O2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra muối Y có công thức phân tử là C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOC3H7.        B. C2H5COOCH3.      C. CH3COOC2H5.      D. HCOOC3H5.

Câu 18. Khi đun hỗn hợp 2 axit RCOOH và R’COOH với glixerol (axit H2SO4 làm xúc tác) có thể thu được tối đa bao nhiêu loại trieste?

A. 6                            B. 4                             C. 18                           D. 2

Câu 19. Một chất hữu cơ X có tỉ khối hơi so với CO2 là 2. Khi đun nóng X với dung dịch NaOH tạo ra muối có khối lượng lớn hơn khối lượng X đã phản ứng. Tên của X là

A. isopropyl fomiat.    B. metyl axetat.           C. etyl axetat.              D. metyl propionat.

Câu 20. Đun nóng 215g axit metacrylic với 100g metanol (hiệu suất 60%). Khối lượng metyl metacrylat thu được là

A. 100g.                     B. 125g.                      C. 150g.                      D. 175g.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương ôn tập Chương Este - Lipit vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập Chương Este - Lipit môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nghi Lộc 5. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF