OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập Chương 2,3 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Long Điền

13/06/2020 758.22 KB 291 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200613/249376636965_20200613_165520.pdf?r=4036
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dưới đây là Đề cương ôn tập Chương 2,3 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Long Điền được Học247 sưu tầm và biên soạn, nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới. Mời các em cùng theo dõi!

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 2, 3 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT LONG ĐIỀN

 

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

A. TRẮC NGHIỆM

1: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hoá học được sắp xếp dưới ánh sáng của

A. thuyết cấu tạo nguyên tử.                           B. thuyết cấu tạo phân tử.

C. Thuyết cấu tạo hoá học.                             D. định luật tuần hoỡn các nguyên tố hóa học.

2: Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc :

A. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một hàng.

B. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.

C. Các nguyên tố được sắp theo theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

D. Tập hợp các yếu tố trên.

3: Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoỡn được sắp xếp theo chiều tăng dần của

A. số nơtron trong hạt nhân.                           B. số proton và notron trong hạt nhân.

C. số khối tăng dần.                                        D. Tăng dần về điện tích hạt nhân.

4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có bao nhiêu chu kì nhỏ ?

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

5: Nguyên tố canxi thuộc chu kì

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

6: Hai nguyên tố A vỡ B cùng một nhóm, thuộc hai chu kì nhỏ liên tiếp nhau (ZA < ZB). Vậy ZB – ZA bằng :

A. 1                             B. 6                             C. 8                             D. 18

7: Chỉ ra nội dung sai khi nói về các nguyên tố trong cùng một nhóm :

A. Có tính chất hoá học gần giống nhau.

B. Nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau.

C. Nguyên tử của chúng có số electron hoá trị bằng nhau.

D. Được sắp xếp thành một hàng.

8: Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố :

A. nhóm IA vỡ IIA.                                            B. nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He).

C. nhóm IB đến nhóm VIIIB.                             D. xếp ở hai hàng cuối bảng.

9: Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố lá sự biến đổi tuần hoàn

A. của điện tích hạt nhân.

B. của số hiệu nguyên tử.

C. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

D. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.

10: Số thứ tự của nhóm A cho biết :

A. số hiệu nguyên tử.

B. số electron hoá trị của nguyên tử.

C. số lớp electron của nguyên tử.

D. số electron trong nguyên tử.

11: Nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố trong cùng một nhóm A là sự giống nhau về

A. số lớp electron trong nguyên tử.

B. số electron lớp ngoỡi cùng của nguyên tử.

C. số electron trong nguyên tử.

D. Cả A, B, C.

12: Electron hoá trị của các nguyên tố nhóm IA, IIA là các electron

A. s                  B. p                             C. d                             D. f

13: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì :

A. tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.

B. tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.

C. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.

D. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.

14: Chỉ ra nội dung đúng, khi nói về sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong cùng chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân :

A. Tính kim loại tăng dần.                              B. Tính phi kim tăng dần.

C. Bán kính nguyên tử tăng dần.                    D. Số lớp electron trong nguyên tử tăng dần.

15: Các nguyên tố trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì :

A. tính kim loại tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.

B. tính kim loại giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.

C. tính kim loại vỡ tính phi kim đồng thời tăng dần.

D. tính kim loại vỡ tính phi kim đồng thời giảm dần.

16: Dãy nào không được xếp theo quy luật tính kim loại tăng dần ?

A. Li, Na, K, Rb.                                                        B. F, Na, K, Li.

C. Al, Mg, Na, K                                                        D. Be, Mg, Ca, Ba

17. Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng hệ thống tuần hoàn, bằng dd axit HCl. Sau pứ thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại đó là :

A. Be                           B. Mg                          C. Ca                           D. Ba

18. Hoàn tan hoàn toàn 2,4 gam một kim loại R thuộc nhóm IIA vào 100 ml dd axit HCl 1,5 M. Sau pứ thấy vẫn còn một phần R chưa tan hết. Cũng 2,4 gam R trên nếu cho tác dụng với 125 ml dd axit HCl 2 M. Sau pứ thấy vẫn còn dư axit. R là

A. Be                           B. Mg                          C. Ca                           D. Ba

19. Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố có dạng RH3. Oxit cao nhất của nguyên tố này chứa 25,92 % R.

A. N                            B. P                             C. As                           D. Sb

20. Oxit cao nhất của nguyên tố  R có khối lượng phân tử là 108. Hãy biện luận xác định nguyên tố R.

A. Si                            B. N                            C. P                             D. C

21. Oxit cao nhất của nguyên tố  R có khối lượng phân tử là 80. Hãy biện luận xác định nguyên tố R.

A. Si                            B. N                            C. P                             D. C.

22. Cho 2,74 gam một kim loại thuộc nhóm IIA vào cốc chứa nước. Kết thúc pứ thấy khối lượng dung dịch thu được tăng 2,7 gam. Kim loại đó là

A. Ca                           B. Sr                            C. Ba                           D. Ra

23. Cho 3,6 gam hai kim loại thuộc nhóm IIA và thuộc ở hai chu kì kế tiếp  vào cốc chứa dd axit HCl. Kết thúc pứ thấy khối lượng dung dịch thu được tăng 3,2 gam. Hai kim loại đó là

A. Be và Mg                B. Mg và Ca                C. Ca và Ba                 D. Ra và Ba

24. Cho 20 gam kim loại Ca tác dụng hết với nước thì sinh ra V lít khí H2 đo ở 270 C và 1 atm. Tính V

A. V =  8,96 lít            B. V =  12,3 lít               C. V =  17,44 lít       D. V= 4,48 lít

25. Cho 0,56 gam kim loại kiềm  tác dụng hết với nước thì sinh ra 0,873 lít khí H2 đo ở 00 C và 780 mm Hg.  Kim loại kiềm là

A. Li                            B. Na                           C. K                            D. Cs

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tảu về máy)---

 

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

A. TRẮC NGHIỆM

1: Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion :

A. Ion lỡ phần tử mang điện.

B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.

C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.

D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

2: Cho các ion : Na+, Al3+, SO42- , NO3- , Ca2+, NH 4+ , Cl. Hỏi có bao nhiêu cation ?

A. 2                           B. 3                                  C. 4                                 D. 5

3: Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại có khuynh h−ớng

A. nhận thêm electron.

B. nhường bớt electron.

C. nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể.

D. nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.

4: Trong phản ứng hoá học, nguyên tử natri không hình thành được

A. ion natri.                                                                 B. cation natri.

C. anion natri.                                                             D. ion đơn nguyên tử natri.

5. Trong phản ứng : 2Na + Cl2 → 2NaCl, có sự hình thành

A. cation natri và clorua.                                             B. anion natri và clorua.

C. anion natri và cation clorua.                                   D. anion clorua và cation natri..

6: Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion có bao nhiêu ion ngược dấu gần nhất ?

A. 1                             B. 4                             C. 6                             D. 8

7: Liên kết ion là liên kết được hình thànhh bởi

A. sự góp chung các electron độc thân.

B. sự cho – nhận cặp electron hoá trị.

C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.

D. lực hút tĩnh điện giữa các ion d−ơng vỡ electron tự do.

8: Chỉ ra nội dung sai khi nói về tính chất chung của hợp chất ion :

A. Khó nóng chảy, khó bay hơi.

B. Tồn tại dạng tinh thể, tan nhiều trong nước.

C. Trong tinh thể chứa các ion nên dẫn được điện.

D. Các hợp chất ion đều khá rắn.

9. Trong phân tử nào sau đây chỉ tồn tại liên kết đơn : N2, O2, F2, CO2 ?

A. N2              

B. O2                          

C. F2                           

D. CO2

10. Cho các phân tử : H2, CO2, Cl2, N2, I2, C2H4, C2H2. Bao nhiêu phân tử có liên kết ba trong phân tử ?

A. 1                

B. 2                            

C. 3                            

D. 4

11: Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là:

A. liên kết ion.                                    B. liên kết cộng hoá trị.

C. liên kết kim loại.                             D. liên kết hiđro.

12: Trong phân tử amoni clorua có bao nhiêu liên kết cộng hoá trị ?
A. 1                

B. 2                            

C. 4                            

D. 5

13. Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất : S, H2S, H2SO4, SO2 lần lượt là :

A. 0,  +2,  +6,  +4.                                          B. 0,  –2,  +4,  –4.

C. 0,  –2,  –6,  +4.                                          D. 0,  –2,  +6,  +4.

14. Hợp chất mà nguyên tố clo có số oxi hoá +3 là :

A. NaClO                   

B. NaClO2                 

C. NaClO3                 

D. NaClO4

15. Số oxi hoá của nguyên tố nitơ trong các hợp chất : NH4Cl, HNO3, NO, NO2, N2, N2O lần lượt là :

A. –4, +6, +2, +4, 0, +1.                                 B. –4, +5, –2, 0, +3, –1.

C. –3, +5, +2, +4, 0, +1.                                 D. +3, –5, +2, –4, –3, –1.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập Chương 2,3 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Long Điền. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF