OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập Chương 1, 2, 3 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Quy Nhơn

14/05/2020 704.91 KB 298 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200514/632135536066_20200514_172112.pdf?r=3139
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề cương ôn tập Chương 1, 2, 3 môn Hóa học 10 năm 2020 được biên soạn và tổng hợp từ Trường THPT Quy Nhơn bao gồm các câu hỏi vừa trắc nghiệm cơ bản về chương trình môn Hóa học lớp 10 dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập kiến thức cũng như rèn luyện tốt các kỹ năng làm bài để đạt được kết quả cao cho các kỳ thi săp tới. Mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

TRƯỜNG THPT QUY NHƠN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 1,2,3

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2019-2020

 

I. Cấu tạo nguyên tử - Bảng tuần hoàn

1. Nêu thành phần cấu tạo của nguyên tử và thuộc tính các loại hạt trong nguyên tử.

2. Thế nào là điện tích hạt nhân? Số khối? Nguyên tố hoá học? Ki hiệu nguyên tử? Đồng vị?

3. Trình bày sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim; tính axit-bazơ của oxit, hiđroxit các nguyên tố trong cùng chu kì, cùng nhóm A?

4. a. Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố N (Z=7), Ar (Z=18), Ca (Z=20). Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm?

b. Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố Fe (Z=26), Cr (Z=24).

5. Viết các loại phân tử đồng (II) oxit, biết rằng đồng và oxi có các đồng vị sau: 63Cu, 65Cu, 16O, 17O, 18O.

6. Nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 95, số hạt không mang điện bằng 0,5833 số hạt mang điện. Tìm số proton, electron, nơtron của R.

7. Nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 58, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18.

a. Viết kí hiệu nguyên tử R.

b. Tính khối lượng nguyên tử theo u, nguyên tử khối và khối lượng mol nguyên tử R. Biết: mp = 1,6726.10-27 kg; mn = 1,6748.10-27 kg; 1u = 1,6605.10–27 kg.

8. Nguyên tử X có số khối nhỏ hơn 36 và tổng số hạt là 52. Viết cấu hình electron nguyên tử X.

9. Cho 3 nguyên tố X, Y, Z .

a. Xác định vị trí mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Biết rằng:

+ X có tổng số hạt proton, electron, nơtron bằng 122 và có tỉ lệ: 1,13Z < N < 1,28Z.

+ Y  có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p5..

­+ Z cùng chu kì với Y và ở cuối chu kì.

b. Nêu tính chất hóa học cơ bản của Y.

c. Viết công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng của Y, chúng có tính axit hay bazơ?

d. Trong tự nhiên X còn có đồng vị chiếm tỉ lệ 75%. Tìm nguyên tử khối của đồng vị đó biết nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là 85,5.

10. Cho 2 nguyên tố A, B. Biết tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố A là 7; số hạt mang điện của B nhiều hơn số hạt mang điện của A là 8 hạt. Xác định số hiệu nguyên tử; viết cấu hình electron của A, B và cho biết chúng thuộc loại nguyên tố nào?

11. A, B là 2 nguyên tố cùng nhóm A và thuộc 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton trong 2 hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Viết cấu hình electron của A, B và các ion mà A, B có thể tạo thành.

12. Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3. Trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88%H về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R.

13. Cation R3+ có tổng số hạt là 37. Tỉ số hạt electron và nơtron là 5 : 7. Tính số proton, electron, nơtron trong R3+.

14. Trong anion X3-, tổng số các loại hạt là 111, số electron bằng 48% số khối. Tìm số hạt mỗi loại trong anion và xác định nguyên tố tạo ra anion.

15. Cho a gam một kim loại kiềm tan trong 177,2 gam nước. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí  H2 (đktc) và 200 gam dung dịch A.

a. Tính a và xác định tên kim loại.

b. Tìm nồng độ % của dung dịch A.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

III. Phản ứng oxi hoá - khử

1. Trình bày các khái niệm: chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử, phản ứng oxi hoá khử.

2. Xác định số oxi hóa của nguyên tố trong các phân tử sau: F2, H2O, CO2, SO2, HNO3, CaCl2,  NH3, N2, N2O, CaC2, Fe (NO3)3, Fe3O4, FexOy, FeS2, F2O, H2O2, Na2O2, NaO2, NaH, CaH2, (NH4)2CO3, (NH4)2 HPO4, Cr2(SO4)3.   

3. Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng:

Fe2O3  + CO →  Fe  + CO2

P + KClO→ P2O5 + KCl                                         

I2 + HNO3   → HIO3 + NO + H2O

H2SO4 + H2S  → S + H2O                                         

NO2 + H2O + O2 →    HNO3

KClO→  KCl + O                                                            

NH4NO3 →    N2O + H2O      

Ca3(PO4)2 + SiO2 + C  →   P + CaSiO3 + CO

Ag  + HNO3 → AgNO3 + NO + H2O                        

Zn  + HNO3 →  Zn(NO3)2 + N2O + H2O

Al  + HNO3  →  Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O           

Ag + H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + H2O

Fe  + H2SO4 →  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O                  

R + HNO3  →  R(NO3)n + NO + H2

FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2                                        

Cu2S + KNO3 → KNO2 + CuO + SO2

FeSO4 + KMnO4 + H2SO4  →  Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O

FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3  + NO + H2SO4 + H2O

..

Trên đây là trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập Chương 1, 2, 3 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Quy Nhơn, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF