HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Chuyên đề tính tích phân dựa vào tính chất tích phân có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần kiến thức cơ bản và bài tập có đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Định nghĩa tích phân:
Định nghĩa:
Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ {a;b} \right]\). Giả sử \(f\left( x \right)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)\) trên đoạn \(\left[ {a;b} \right]\), hiệu số \(f\left( b \right) – F\left( a \right)\) được gọi là tích phân từ a đến b ( hay còn gọi là tích phân xác định trên đoạn \(\left[ {a;b} \right]\) của hàm số \(f\left( x \right)\)).
Kí hiệu: \(\int_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \left. {F\left( x \right)} \right|_a^b = F\left( b \right) – F\left( a \right)\).
Nhận xét: tích phân chỉ phụ thuộc vào hàm \(f\) , vào cận \(a,b\) mà không phụ thuộc vào biến số.
Ý nghĩa hình học của tích phân: Nếu \(f\left( x \right)\) liên tục và không âm trên đoạn \(\left[ {a;b} \right]\) thì tích phân\(\int_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} \) là diện tích S của hình thang cong giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\), trục Ox và hai đường thẳng \(x = a,\,\,x = b\).
\(S = \int_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} \)
2. Tính chất tích phân
-
\(\int_a^a {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 0\).
-
\(\int_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} = – \int_b^a {f\left( x \right){\rm{d}}x} \).
-
\(\int_a^b {kf\left( x \right){\rm{d}}x} = k\int_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} \,\,\left( {k \in \mathbb{R}} \right)\).
-
\(\int_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \int_a^c {f\left( x \right){\rm{d}}x + } \int_c^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} \,\,\left( {a < c < b} \right)\).
-
\(\int_a^b {\left[ {f\left( x \right) \pm g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = \int_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x \pm } \int_a^b {g\left( x \right){\rm{d}}x} \).
-
Nếu \(y = f\left( x \right)\) là hàm lẻ, liên tục trên đoạn \(\left[ { – a;a} \right]\) thì: \(\int_{ – a}^a {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 0\).
-
Nếu \(y = f\left( x \right)\) là hàm chẵn, liên tục trên đoạn \(\left[ { – a;a} \right]\) thì: \(\int_{ – a}^a {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2\int_0^a {f\left( x \right){\rm{d}}x} \).
Ví dụ: Nếu \(\int\limits_1^3 {\left[ {2f\left( x \right) + 1} \right]} dx = 5\) thì \(\int\limits_1^3 {f\left( x \right)} dx\)
A. \(3\).
B. \(2\).
C. \(\frac{3}{4}\).
D. \(\frac{3}{2}\).
Lời giải
Chọn D
Ta có \(\int\limits_1^3 {\left[ {2f\left( x \right) + 1} \right]} dx = 5 \Leftrightarrow 2\int\limits_1^3 {f\left( x \right)} dx + \int\limits_1^3 {dx} = 5 \Leftrightarrow 2\int\limits_1^3 {f\left( x \right)} dx + 2 = 5 \Leftrightarrow \int\limits_1^3 {f\left( x \right)} dx = \frac{3}{2}\)
II. BÀI TẬP
Câu 1. Cho \(\int\limits_0^1 {\left[ {f\left( x \right) – 2g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = 12\) và \(\int\limits_0^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 5\), khi đó \(\int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} \) bằng
A. \( – 2\).
B. \(12\).
C. \(22\).
D. \(2\).
Lời giải
Chọn C
Ta có:
\(\int\limits_0^1 {\left[ {f\left( x \right) – 2g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – 2\int\limits_0^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x} \)
\( \Rightarrow \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \int\limits_0^1 {\left[ {f\left( x \right) – 2g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} + 2\int\limits_0^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 12 + 2.5 = 22\).
Câu 2. Nếu \(\int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2;\,\int_0^2 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 1\) thì \(\int_0^2 {\left[ {3f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} \) bằng
A. 5.
B. 1.
C. 7.
D. 3.
Lời giải
Chọn A
Ta có : \(\int_0^2 {\left[ {3f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = 3\int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – \int_0^2 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 5\).
Câu 3. Nếu \(\int_{ – 1}^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2\) thì \(\int_{ – 1}^0 {f\left( {2x + 1} \right){\rm{d}}x} \) bằng
A.\( – 4\).
B.4.
C.\(1\).
D.\( – 1\).
Lời giải
Chọn C
Đặt \(t = 2x + 1 \Rightarrow {\rm{d}}t = 2{\rm{d}}x\).
Đổi cận : \(\left\{ \begin{array}{l}x = – 1 \Rightarrow t = – 1\\x = 0 \Rightarrow t = 1\end{array} \right.\) .
\(\int_{ – 1}^0 {f\left( {2x + 1} \right){\rm{d}}x} = \frac{1}{2}\int_{ – 1}^1 {f\left( t \right){\rm{d}}t} = 1\).
Câu 4. Biết \(y = f\left( x \right)\) là hàm số chẵn, xác định, liên tục trên \(\left[ { – 1;1} \right]\)và \(\int_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2\).Tính\(\int_{ – 1}^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} \)
A.0.
B.4.
C.1.
D.2.
Lời giải
Chọn B
Vì \(y = f\left( x \right)\)là hàm số chẵn,xác định,liên tục trên \(\left[ { – 1;1} \right]\) nên \(\int_{ – 1}^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2\int_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 4\).
Câu 5. Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm liên tục trên \(\left[ {0;1} \right]\), thỏa \(2f\left( x \right) + 3f\left( {1 – x} \right) = \sqrt {1 – {x^2}} \). Giá trị tích phân \(\int_0^1 {f’\left( x \right){\rm{d}}x} \) bằng?
A. 0.
B. 1.
C.\(\frac{1}{2}\).
D. \(\frac{3}{2}\).
Lời giải
Chọn B
Ta có: \(2f\left( x \right) + 3f\left( {1 – x} \right) = \sqrt {1 – {x^2}} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}2f\left( 0 \right) + 3f\left( 1 \right) = 1\\2f\left( 1 \right) + 3f\left( 0 \right) = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}f\left( 0 \right) = – \frac{2}{5}\\f\left( 1 \right) = \frac{3}{5}\end{array} \right.\).
Vậy: \(\int_0^1 {f’\left( x \right){\rm{d}}x} = \left. {f\left( x \right)} \right|_0^1 = f\left( 1 \right) – f\left( 0 \right) = 1\).
Câu 6. Cho hàm số \(f(x)\) có đạo hàm liên tục trên \(\mathbb{R}\) và thỏa mãn \(f(0) = 3\) và \(f(x) + f(2 – x) = {x^2} – 2x + 2,\forall x \in \mathbb{R}\). Tích phân \(\int\limits_0^2 {xf'(x){\rm{d}}x} \) bằng
A. \(\frac{{ – 4}}{3}\).
B. \(\frac{2}{3}\).
C. \(\frac{5}{3}\).
D. \(\frac{{ – 10}}{3}\).
Lời giải
Chọn B
Thay x = 0 ta được \(f(0) + f(2) = 2 \Rightarrow f(2) = 2 – f(0) = 2 – 3 = – 1\)
Ta có: \(\int\limits_0^2 {f(x){\rm{d}}x} = \int\limits_0^2 {f(2 – x){\rm{d}}x} \)
Từ hệ thức đề ra: \(\int\limits_0^2 {\left( {f(x) + f(2 – x)} \right){\rm{d}}x} = \int\limits_0^2 {\left( {{x^2} – 2x + 2} \right){\rm{d}}x} = \frac{8}{3} \Rightarrow \int\limits_0^2 {f(x){\rm{d}}x} = \frac{4}{3}.\)
Áp dụng công thức tích phân từng phần, ta lại có:
\(\int\limits_0^2 {xf'(x){\rm{d}}x} = \left. {xf(x)} \right|_0^2 – \int\limits_0^2 {f(x){\rm{d}}x} = 2.( – 1) – \frac{4}{3} = – \frac{{10}}{3}.\)
Câu 7. Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm liên tục trên đoạn \(\left[ {0;\,1} \right]\) thỏa mãn \(f\left( 1 \right) = 1\), \(\,\int\limits_0^1 {{{\left[ {f’\left( x \right)} \right]}^2}{\rm{d}}x = \frac{9}{5}} \) và \(\int\limits_0^1 {f\left( {\sqrt x } \right){\rm{d}}x} = \frac{2}{5}\). Tính tích phân \(I = \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} \).
A. \(I = \frac{3}{5}\).
B. \(I = \frac{1}{4}\).
C. \(I = \frac{3}{4}\).
D. \(I = \frac{1}{5}\).
Lời giải
Chọn B
Đặt \(t = \sqrt x \Rightarrow {t^2} = x \Rightarrow {\rm{d}}x = 2t{\rm{d}}t\). Đổi cận \(x = 0 \Rightarrow t = 0;\,\,x = 1 \Rightarrow t = 1\)
Suy ra \(\int\limits_0^1 {f\left( {\sqrt x } \right){\rm{d}}x} = 2\int\limits_0^1 {t.f\left( t \right){\rm{d}}t} \)\(\Leftrightarrow \int\limits_0^1 {t.f\left( t \right){\rm{d}}t} = \frac{1}{5}\). Do đó \(\Leftrightarrow \int\limits_0^1 {x.f\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{1}{5}\)
Mặt khác \(\int\limits_0^1 {x.f\left( x \right){\rm{d}}x} = \left. {\frac{{{x^2}}}{2}f\left( x \right)} \right|_0^1 – \int\limits_0^1 {\frac{{{x^2}}}{2}f’\left( x \right){\rm{d}}x} \)\( = \frac{1}{2} – \int\limits_0^1 {\frac{{{x^2}}}{2}f’\left( x \right){\rm{d}}x} \).
Suy ra \(\int\limits_0^1 {\frac{{{x^2}}}{2}f’\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{1}{2} – \frac{1}{5} = \frac{3}{{10}}\)\(\Rightarrow \int\limits_0^1 {{x^2}f’\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{3}{5}\)
Ta tính được \(\int\limits_0^1 {{{\left( {3{x^2}} \right)}^2}} {\rm{d}}x = \frac{9}{5}\).
Do đó \(\int\limits_0^1 {{{\left[ {f’\left( x \right)} \right]}^2}{\rm{d}}x – 2\int\limits_0^1 {3{x^2}f’\left( x \right){\rm{d}}x} } + \int\limits_0^1 {{{\left( {3{x^2}} \right)}^2}} {\rm{d}}x = 0\)\(\Leftrightarrow \int\limits_0^1 {{{\left( {f’\left( x \right) – 3{x^2}} \right)}^2}{\rm{d}}x} = 0\)
\(\Leftrightarrow f’\left( x \right) – 3{x^2} = 0\)\(\Leftrightarrow f’\left( x \right) = 3{x^2}\)\(\Leftrightarrow f\left( x \right) = {x^3} + C\).
Vì \(f\left( 1 \right) = 1\) nên \(f\left( x \right) = {x^3}\)
Vậy \(I = \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \int\limits_0^1 {{x^3}{\rm{d}}x} = \frac{1}{4}\).
...
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề tính tích phân dựa vào tính chất tích phân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt!
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231367 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023954 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023337 - Xem thêm