OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Chuyên đề Phương trình bậc nhất một ẩn Toán 8

13/04/2021 206.18 KB 723 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210413/465381828447_20210413_135905.pdf?r=7381
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dưới đây là Chuyên đề Phương trình bậc nhất một ẩn Toán 8. Giúp các em ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các em xem và tải về ở dưới.

 

 
 

Chuyên đề

PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

I. Kiến thức cần nhớ

1. Định nghĩa về phương trình bậc nhất một ẩn

Phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.

Ví dụ:

Phương trình 2x - 3 = 0 là phương trình bậc nhất ẩn x.

Phương trình y - 4 = 2 là phương trình bậc nhất ẩn y.

2. Hai quy tắc biến đổi phương trình

a) Quy tắc chuyển vế

Trong một phương trình ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.

Ví dụ: Giải phương trình x + 3 = 0

Hướng dẫn:

Ta có x + 3 = 0 ⇔ x = - 3. (chuyển hạng tử + 3 từ vế trái sang vế phải và đổi thành - 3 ta được x = - 3 )

b) Quy tắc nhân với một số

Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0.

Ví dụ: Giải phương trình x/2 = - 2.

Hướng dẫn:

Ta có x/2 = - 2 ⇔ 2.x/2 = - 2.2 ⇔ x = - 4. (nhân cả hai vế với số 2 ta được x = - 4 )

3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn

Phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.

Cách giải:

Bước 1: Chuyển vế ax = - b.

Bước 2: Chia hai vế cho a ta được: x = - b/a.

Bước 3: Kết luận nghiệm: S = { - b/a }.

Ta có thể trình bày ngắn gọn như sau:

ax + b = 0 ⇔ ax = - b ⇔ x = - b/a.

Vậy phương trình có tập nghiệm là S = { - b/a }.

Ví dụ: Giải các phương trình sau

a) 2x - 3 = 3.

b) x - 7 = 4.

Hướng dẫn:

a) Ta có: 2x - 3 = 3 ⇔ 2x = 6 ⇔ x = 6/2 = 3.

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm S = { 3 }.

b) Ta có x - 7 = 4 ⇔ x = 4 + 7 ⇔ x = 11.

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = { 11 }

II. Bài tập tự luyện

1. Bài tập tự luận

Bài 1: Giải các phương trình sau:

a) 7x - 35 = 0

b) 4x - x - 18 = 0

c) x - 6 = 8 - x

Hướng dẫn:

a) Ta có: 7x - 35 = 0 ⇔ 7x = 35 ⇔ x = 35/7 = 5.

Vậy phương trình có nghiệm là x = 5.

b) Ta có: 4x - x - 18 = 0 ⇔ 3x - 18 = 0 ⇔ 3x = 18 ⇔ x = 18/3 = 6.

Vậy phương trình có nghiệm là x = 6.

c) Ta có: x - 6 = 8 - x ⇔ 2x = 14 ⇔ x = 14/2 = 7.

Vậy phương trình có nghiệm là x = 7.

Bài 2:

a) Tìm giá trị của m sao cho phương trình sau nhận x = - 5 làm nghiệm: 2x - 3m = x + 9.

b) Tìm giá trị của m, biết rằng phương trình: 5x + 2m = 23 nhận x = 2 làm nghiệm

Hướng dẫn:

a) Phương trình 2x - 3m = x + 9 có nghiệm là x = - 5

Khi đó ta có: 2.( - 5 ) - 3m = - 5 + 9 ⇔ - 10 - 3m = 4

⇔ - 3m = 14 ⇔ m = - 14/3.

Vậy m = - 14/3 là giá trị cần tìm.

b) Phương trình 5x + 2m = 23 có nghiệm là x = 2

Khi đó ta có: 5.2 + 2m = 23 ⇔ 2m = 23 - 10

⇔ 2m = 13 ⇔ m = 13/2.

Vậy m = 13/2 là giá trị cần tìm.

2. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Nghiệm của phương trình 2x - 1 = 3 là ?

A. x = - 2.                                            B. x = 2.                     

C. x = 1.                                              D. x = - 1.

Hướng dẫn:

Ta có: 2x - 1 = 3 ⇔ 2x = 1 + 3 ⇔ 2x = 4

⇔ x = 4/2 ⇔ x = 2.

Vậy nghiệm của phương trình là x = 2.

Chọn đáp án B.

Bài 2: Nghiệm của phương trình y/2 + 3 = 4 là?

A. y = 2.                                                          B. y = - 2.

C. y = 1.                                                           D. y = - 1.

Hướng dẫn:

Ta có: y/2 + 3 = 4 ⇔ y/2 = 4 - 3 ⇔ y/2 = 1

⇔ y = 2.1 ⇔ y = 2.

Vậy nghiệm của phương trình là y = 2.

Chọn đáp án A.

Bài 3: Giá trị của m để phương trình 2x = m + 1 có nghiệm x = - 1 là ?

A. m = 3.                                             B. m = 1.

C. m = - 3                                            D. m = 2.

Hướng dẫn:

Phương trình 2x = m + 1 có nghiệm x = - 1

Khi đó ta có: 2.( - 1 ) = m + 1 ⇔ m + 1 = - 2 ⇔ m = - 3.

Vậy m = - 3 là giá trị cần tìm.

Chọn đáp án C.

Bài 4: Tập nghiệm của phương trình - 4x + 7 = - 1 là?

A. S = { 2 }.                                        B. S = { - 2 }.

C. S = { 3/2 }.                                     D. S = { 3 }.

Hướng dẫn:

Ta có: - 4x + 7 = - 1 ⇔ - 4x = - 1 - 7 ⇔ - 4x = - 8

⇔ x = - 8/ - 4 ⇔ x = 2.

Vậy phương trình có tập nghiệm là S = { 2 }.

Chọn đáp án A.

Bài 5: x = 1/2 là nghiệm của phương trình nào sau đây?

A. 3x - 2 = 1.

B. 2x - 1 = 0.

C. 4x + 3 = - 1.

D. 3x + 2 = - 1.

Hướng dẫn:

+ Đáp án A: 3x - 2 = 1 ⇔ 3x = 3 ⇔ x = 1 → Loại.

+ Đáp án B: 2x - 1 = 0 ⇔ 2x = 1 ⇔ x = 1/2 → Chọn.

+ Đáp án C: 4x + 3 = - 1 ⇔ 4x = - 4 ⇔ x = - 1 → Loại.

+ Đáp án D: 3x + 2 = - 1 ⇔ 3x = - 3 ⇔ x = - 1 → Loại.

Chọn đáp án B.

Bài 6: Tìm số nghiệm của phương trình sau: x + 2 - 2(x + 1) = -x

A. 0                                         B.1

C. 2                                         D. Vô số

Hướng dẫn

Ta có: x + 2 - 2(x + 1) = -x

⇔ x + 2 - 2x - 2 = -x

⇔ -x = -x ( luôn đúng với mọi x)

Do đó, phương trình đã cho có vô số nghiệm.

Chọn đáp án D

Trên đây là nội dung tài liệu Chuyên đề Phương trình bậc nhất một ẩn Toán 8. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE
OFF