OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Chuyên đề Bài tập phần Cơ năng bồi dưỡng HSG môn Vật lý 8 năm 2020

13/01/2020 813.76 KB 1845 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200113/978783667415_20200113_164455.pdf?r=2226
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh lớp 8 cùng tham khảo Chuyên đề Bài tập phần Cơ năng bồi dưỡng HSG môn Vật lý 8 chọn lọc có đáp án dưới đây. Tài liệu tóm tắt các kiến thức quan trọng, cùng với các  bài tập nâng cao đa dạng, bao quát đầy đủ và chi tiết các nội dung chính của bài học, qua đó giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích trong quá trình học tập của các em.

 

 
 

BÀI TẬP PHẦN CƠ NĂNG

Bài 1: Đầu thép của một búa máy có khối lượng 12 kg nóng lên thêm 200C sau 1,5 phút hoạt động. Biết rằng chỉ có 40% cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa. Tính công và công suất của búa. Lấy nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.K.

Bài 2: Vật A ở Hình 4.1 có khối lượng 2kg. Hỏi lực kế chỉ bao nhiêu ? Muốn vật A đi lên được 2cm, ta phải kéo lực kế đi xuống bao nhiêu cm ?

Bài 3 : (2,5điểm )                                                                                           

Cho hệ cơ như hình vẽ bên : Vật P có khối lượng là 80kg, thanh MN dài 40cm.   

Bỏ qua trọng lượng dây , trọng lượng thanh MN , lực ma sát .  

a. Khi trọng lượng của các ròng rọc bằng nhau ,vật   P treo chính giữa thanh MN thì người ta phải dùng  một lực F=204 N để giữ cho hệ cân bằng  .                    

Hãy tính tổng lực kéo mà chiếc xà phải chịu .

b. Khi thay ròng rọc R2 bằng ròng rọc có khối lượng 1,2 kg ,các ròng rọc R1, R3, R4 có khối lượng bằng nhau và bằng 0,8kg . Dùng lực căng dây F vừa đủ . Xác định vị trí treo vật P trên MN để hệ cân bằng ( thanh MN nằm ngang ) .

Bài 4: Cho hệ 2 ròng rọc giống nhau ( hình vẽ)

Vật A có khối lượng M = 10 kg

a. Lực kế chỉ bao nhiêu? (bỏ qua ma sát và khối lượng các ròng rọc).

b. Bỏ lực kế ra, để kéo vật lên cao thêm 50 cm người ta phải tác dụng một lực F = 28N vào điểm B .

Tính:

            + Hiệu suất Pa lăng

            + Trọng lượng mỗi ròng rọc (bỏ qua ma sát)

 

ĐÁP ÁN PHẦN CƠ HỌC

Bài 1: (4 điểm )

Nhiệt lượng đầu búa nhận được:

Q = m.c.(t1 - t2) =12.460.20 =110 400 J

Công của búa máy thực hiện trong 1,5 phút là:

A = \(\frac{{{\rm{Q}}{\rm{.100}}}}{{{\rm{40}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{110400}}{\rm{.100}}}}{{{\rm{40}}}}{\rm{ = 276000J}}\)

Công suất của búa là:

\(P = \frac{A}{t} = \frac{{276000}}{{90}} \approx 3067\)W= 3kW.

Bài 2:  (4 điểm)

Gọi trọng lượng của vật là P. ( Hình 4.2)

Lực căng của sợi dây thứ nhất là \(\frac{P}{2}\) .                          

Lực căng của sợi dây thứ hai là \(\frac{P}{4}\).

Lực căng của sợi dây thứ ba sẽ là \(\frac{P}{8}\) .

Vậy lực kéo do lò xo chỉ bằng \(\frac{P}{8}\).

Vật có khối lượng 2kg thì trọng lượng P = 20N.

Do đó lực kế chỉ =2,5N.    (2điểm )

Như vậy ta được lợi 8 lần về lực ( chỉ cần dùng lực kéo nhỏ hơn 8 lần so với khi kéo trực tiếp ) thì phải thiệt 8 lần về đường đi, nghĩa là muốn vật đi lên 2cm, tay phải kéo dây một đoạn dài hơn 8 lần, tức là kéo dây một đoạn 16cm.    (2 điểm )

 

 

...

---Để xem tiếp nội dung các bài tập nâng cao về Cơ năng Vật lý 8, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Chuyên đề Bài tập phần Cơ năng bồi dưỡng HSG môn Vật lý 8 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF