OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chuyên đề Các cơ chế di truyền ở cấp phân tử Sinh học 9 có đáp án

25/07/2019 621.98 KB 2364 lượt xem 5 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190725/634464828773_20190725_145935.pdf?r=4099
ADMICRO/
Banner-Video

Tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm nâng cao có đáp án Chuyên đề Các cơ chế di truyền ở cấp phân tử được Hoc247 tổng hợp và biên soạn với mong muốn giúp các em ôn tập đạt hiệu quả tốt nhất. Mong rằng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Nội dung chi tiết xem tại đây!

 

 
 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CÓ ĐÁP ÁN

CÁC CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ

( Phương án đúng được đánh dấu in đậm và gạch chân)

Câu 1: Tên gọi của phân tử ADN là:

A. Axit đêôxiribônuclêic                       B. Axit nuclêic

C. Axit ribônuclêic                                D. Nuclêôtit

Câu 2: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:

A. C, H, O, Na, S                                   B. C, H, O, N, P

C.  C, H, O, P                                         D. C, H, N, P, Mg

Câu 3: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là:

A. Là một bào quan trong tế bào

B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật

C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Đơn vị cấu tạo nên ADN là:

A. Axit ribônuclêic                             B.  Axit đêôxiribônuclêic

C. Axit amin                                       D. Nuclêôtit

Câu 5: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:

A. A, U, G, X                                     B. A, T, G, X

C. A, D, R, T                                      D, U, R, D, X

Câu 6: Khối lượng 6,6.10-12 gam hàm lượng ADN trong nhân tế bào 2n của loài:

A. Ruồi giấm                                      B. Tinh tinh

C. Người                                              D. Cà chua

Câu 7: Hàm lượng ADN có  trong giao tử ở loài người bằng:

A. 6,6.10-12 gam          B. 3.3.10-12 gam         C. 6,6.1012 gam          D.  3.3.1012 gam   

Câu 8: Cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên được mô tả vào năm:

A. 1950                       B. 1960                            C. 1953                     D. 1965   

Câu 9: Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là:

A. Menđen         B. Oatxơn và Cric       C. Moocgan       D. Menđen và Moocgan

Câu 10: Chiều xoắn của phân tử ADN là:

A. Chiều từ trái sang phải                                       

B. Chiều từ phải qua trái

C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ 

D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau

Câu 11: Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của  ADN lần lượt bằng:

A. 10 A0 và 34 A0                            B. 34 A0 và 10 A0     

C. 3,4 A0 và 34 A0                           D. 3,4 A0 và 10 A0

 Câu 12: Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa :

A. 20 cặp nuclêôtit       B. 20 nuclêôtit          C. 10 nuclêôtit         D. 30 nuclêôtit  

Câu 13: Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở:

A. Bên ngoài tế bào                                  B. Bên ngoài nhân

C. Trong nhân tế bào                                D. Trên màng tế bào

Câu 14: Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân?

A. Kì trung gian            B. Kì đầu              C. Kì giữa             D. Kì sau và kì cuối

Câu 15: Từ nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôi của ADN:

A. Tự sao ADN                          B. Tái bản ADN   

C. Sao chép ADN                      D. Cả A, B, C đều đúng                                                                        

Câu 16: Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôI đúng mẫu là

A. Sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào

B. Nguyên tắc bổ sung

C.Sự tham gia xúc tác của các enzim

D. Cả 2 mạch của ADN  đều làm mạch khuôn

Câu 17: Có 1 phân tử ADN tự nhân đôI 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình  nhân đôi bằng:

A. 5                               B. 6                            C. 7                              D. 8

Câu 18: Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:

A. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ

B. Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ

C. Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ

D. Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ

Câu 19: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:

A. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ

B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường

C.  Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ

D.Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường

Câu 20: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtittự do loại T của môi trường đến liên kết với:

A. T mạch khuôn                                                  B. G mạch khuôn

C. A mạch khuôn                                                  D. X mạch khuôn

Câu 21: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtittự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với:

A. T của môi trường                                             B. A của môi trường

C.  G của môi trường                                            D. X của môi trường

Câu 22: Chức năng của ADN là:

A. Mang thông tin di truyền           

B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

C. Truyền thông tin di truyền             

D. Mang và truyền thông tin di truyền

Câu 23: Tên gọi đầy đủ của phân tử ARN là:

A. Axit đêôxiribônuclêic                       B. Axit photphoric

C. Axit ribônuclêic                                D. Nuclêôtit

Câu 24: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của phân tử ARN là:

A. Cấu tạo 2 mạch xoắn song song

B. Cấu tạo bằng 2 mạch thẳng

C. Kích thước và khối lượng nhỏ hơn so với phân tử ADN

D.Gồm có 4 loại đơn phân là A, T, G, X

Câu 25: Đặc điểm khác biệt của ARN so với phân tử ADN là:

A. Đại phân tử

B. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

C. Chỉ có cấu trúc một mạch

D.Được tạo từ 4 loại đơn phân

Câu 26: Loại nuclêôtit có ở ARN và không có ở ADN là:

A. Ađênin                B. Timin                  C. Uaxin                      D. Guanin

Câu 27: Các nguyên tố hóa học ở trong thành phần cấu tạo ARN là:

A. C, H, O, N, P                               B. C, H, O, P, Ca

C. K, H, P, O, S                                D. C, O, N, P, S

Câu 28: Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là:

A. mARN                    B. rARN                   C. tARN                    D. ARN

Câu 29: Chức năng của tARN là:

A. Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm

B. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin

C. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào

D. Tham gia cấu tạo màng tế bào

Câu 30: Cấu trúc dưới đây tham gia cấu tạo ribôxôm là:

A. mARN                    B. tARN                      C. rARN                   D. ADN

Câu 31: Sự tổng hợp ARN xảy ra trong nguyên phân, vào giai đoạn:

A. kì trước                     B. kì trung gian            C. kì sau                  D. kì giữa

Câu 32: Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện từ khuôn mẫu của:

A. Phân tử prôtêin       B. Ribôxôm       C. Phân tử ADN       D. Phân tử ARN mẹ

Sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời câu hỏi từ số 33 đến 36

  Quá trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu trong…..(I)….vào kì trung gian, lúc các…(II)…. đang ở dạng sợi mảnh chưa xoắn. Các loại ARN đều được tổng hợp từ…(III)…. dưới sự xúc tác của….(IV)……

Câu 33: Số (I) là:

A. các ribôxôm            B. tế bào chất          C. nhân tế bào         D. màng tế bào

Câu 34: Số (II) là:

A. nhiếm sắc thể          B. các ARN mẹ          C. các bào quan          D. ribôxôm

{-- Từ câu 35 -50 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi trắc nghiệm nâng cao có đáp án Chuyên đề Các cơ chế di truyền ở cấp phân tử. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF