OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương III - Sinh học 10 có đáp án

27/07/2019 720.73 KB 3326 lượt xem 7 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190727/210964111992_20190727_145729.pdf?r=1353
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương III có đáp án bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào do Hoc247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em ôn tập hiệu quả hơn các kiến thức Sinh học 10. Hy vọng rằng bộ tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Nội dung chi tiết xem tại đây!

 

 
 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN ÔN TẬP CHƯƠNG 3: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

1. Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa trên trạng thái tồn tại của chúng là :

a. Động năng và thế năng

b. Hoá năng và điện năng

c. Điện năng và thế năng

d. Động năng và hoá năng

2. Thế năng là :

a. Năng lượng giải phòng khi phân giải chất hữu cơ

b. Năng lượng ở trạng thái tiềm ẩn

c. Năng lượng mặt trời

d. Năng lượng cơ học

3. Năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là :

a. Hoá năng     c. Nhiệt năng

b. Điện năng    d.  Động năng

4. Ađênôzin triphotphat là tên đầy đủ của hợp chất  nào sau đây ?

a. ADP            c. ATP

b. AMP           d. Cả 3 trường hợp trên

5. Yếu tố nào sau đây không có trong thành phần của phân tử ATP?

a. Bazơnitric                           c. Đường

b. Nhóm  photphat                  d. Prôtêin

6. Đường cấu tạo của phân tử ATP là :

a. Đêôxiribôzơ                        c.Ribôzơ

b. Xenlulôzơ                          d. Saccarôzơ

8. Ngoài bazơ nitric có trong phân tử  còn lại  của phân tử ATP là :

a. 3 phân tử đường ribô và 1 nhóm phôtphat

b. 1 phân tử đường ribô và 3 nhóm phôtphat

c. 3 phân tử đường đêôxiribô và 1 nhóm phôtphat

d. 1 phân tử  đường đêôxiribô và 3nhóm phôtphat

9. Năng lượng của ATP tích luỹ ở :

a. Cả 3 nhóm phôtphat

b. Hai liên kết phôtphat gần phân tử đường

c. Hai liên kết phôtphat ở ngoài cùng

d. Chỉ một liên kết phôtphat ngoài cùng

10. Quang năng là :

a. Năng lượng của ánh sáng 

b. Năng lượng trong các liên kết phôtphat của ATP

c. Năng lượng được sản sinh từ ôxi hoá của ti thể

d. Năng lượng sản sinh từ phân huỷ ATP

11. Để tiến hành quang tổng hợp, cây xanh đã hấp thụ năng lượng nào sau đây?

a. Hoá năng             c. Điện năng

b. Nhiệt năng          d. Quang năng

12. Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?

a. Sinh trưởng ở cây xanh

b. Sự khuyếch tán vật chất qua màng tế bào

c. Sự co cơ ở động vật

d. Sự vận chuyển ôxi của hồng cầu ở người

13. Qua quang hợp tạo chất đường, cây xanh đã thực hiện quá trình chuyển hoá năng lượng nào sau đây ?

a. Từ hoá năng sang quang năng

b. Từ hoá năng sang quang năng

c. Từ quang năng sang hoá năng

d. Từ hoá năng sang nhiệt năng

14. Hoạt động nào sau đây là của enzim?

a. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất

b. Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được

c. Điều hoà các hoạt động sống của cơ thế

d. Cả 3 hoạt động trên

15. Chất nào dưới đây là enzim ?

a. Saccaraza                 c. Prôteaza

b. Nuclêôtiđaza           d. Cả a, b, c đều đúng

16. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :

a. Enzim là một chất  xúc tác sinh học

b. Enzim được cấu  tạo từ các đisaccrit

c. Enzim sẽ lại biến đổi  khi tham gia vào phản ứng

d. Ở động vật, Enzim do các tuyến nội tiết tiết ra

17. Cơ chất là :

a. Chất tham gia cấu tạo Enzim  

b. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng  cho do Enzim xúc tác

c. Chất tham gia  phản ứng do Enzim xúc tác

d. Chất tạo ra do nhiều Enzim liên kết lại

18. Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của Enzim lên các phản ứng là

a. Tạo các sản phẩm trung gian

b. Tạo ra Enzim  - cơ chất

c. Tạo sản phẩm cuối cùng

d. Giải phóng Enzim khỏi cơ chất

19. Enzim có đặc tính nào sau đây?

a. Tính  đa dạng

b. Tính chuyên hoá

c. Tính bền với nhiệt độ cao

d. Hoạt tính yếu

20. Enzim sau đây hoạt động trong môi trường axít

a. Amilaza        c. Pepsin

b. Saccaraza    d. Mantaza

21. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là:

a. 15 độ C- 20 độC     c. 20 độ C- 35 độ C

b.  20 độ C- 25 độ C   d. 35 độ C- 40 độ C

22. Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của Enzim, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó :

a. Enzim bắt đầu hoạt động

b. Enzim ngừng hoạt động

c. Enzim có hoạt  tính cao nhất 

d. Enzim có hoạt tính thấp nhất 

23. Khi môi trường có nhiệt độ thấp  hơn nhiệt độ tối ưu của Enzim, thì điều nào sau đây đúng ?

a.  Hoạt tính Enzim tăng theo sự gia tăng nhiệt độ

b. Sự giảm nhiệt độ  làm tăng hoạt tính Enzim

c. Hoạt tính Enzim giảm khi nhiệt độ tăng lên

d. Nhiệt độ tăng lên không làm thay đổ  hoat tính Enzim

24. Hậu quả sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của Enzim là :

a. Hoạt tính Enzim tăng lên

b. Hoạt tính Enzim giảm dần và có thể mất hoàn toàn

c. Enzim không thay đổi hoạt tính

d. Phản ứng luôn dừng lại

25. Phần lớn Enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng  giá trị  của độ pH nào sau  đây ?

a. Từ 2 đến 3           c. Từ 6 đến 8

b. Từ 4 đến 5           d. Trên 8

26. Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến hoạt tính của Enzim?

a. Nhiệt độ

b.  Độ PH của môi  trường

c.  Nồng độ cơ chất và nồng độ Enzim

d. Cả 3 yếu tố trên

27. Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là :

a.  Saccaraza    c.Lactaza

b. Urêaza         d.Enterôkinaza

28. Enzim Prôtêaza có tác dụng xúc tác quá trình nào sau đây ?

a. Phân giải lipit thành axit béo và glixêin

b. Phân giải đường đi saccarit thành mônôsaccarit

c. Phân giải đường lactôzơ

d. Phân giải prôtêin

29. Quá trình phân giải axit nuclêic thành nuclêôtit được xúc tác bởi Enzim

a. Nuclêôtiđaza           c. Peptidaza

b. Nuclêaza                 d. aza Amilaza

30. Ở những tế bào có nhân chuẩn, hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào sau đây ?

a. Ti thể                       c. Không bào

b. Bộ máy Gôngi        d.  Ribôxôm

31. Sản phẩm của sự phân giải  chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp  là  :

a. Ôxi, nước và năng lượng

b. Nước, đường  và năng  lượng

c. Nước, khí cacbônic và đường

d. Khí cacbônic, nước và năng lượng

32. Cho một phương trình tổng quát sau đây :

C6H12O6+6O2  →  6CO2+6H2O+ năng lượng

Phương trình trên  biểu thị  quá trình phân giải hòan toàn của 1 phân tử chất

a. Disaccarit                c. Prôtêin

b.Glucôzơ                   d. Pôlisaccarit

33. Năng lượng chủ yếu được tạo ra  từ quá trình hô hấp là

a. ATP             c. NADH

b. ADP            d. FADHz

34. Chất  nào sau đây có thể được phân giải trong hoạt động hô hấp tế bào ?

a. Mônsaccrit              c. Protêin

b. Lipit                        d. Cả 3 chất trên

35. Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân

a. Glucôzơ         →              axit piruvic + năng lượng

b. Glucôzơ         →              CO2+ năng lượng                  

c. Glucôzơ         →               Nước + năng lượng

d.Glucôzơ         →                CO2+ nước

36. Năng lượng giải phóng khi tế bào tiến hành đường phân 1 phân tử glucôzơ là :

a. Hai phân tử ADP

b. Một  phân tử ADP

c. Hai phân tử ATP

d. Một phân tử ATP

37. Quá trình đường phân xảy ra ở :

a. Trên màng của tế bào

b. Trong tế bào chất

c. Trong tất cả các bào quan khác nhau

d. Trong nhân của tế bào

38. Quá trình ôxi hoá tiếp tục axit piruvic xảy ra ở

a. Màng ngoài của ti thể

b.Trong chất nền của ti thể

c. Trong bộ máy Gôngi

d. Trong các ribôxôm

39. Trong tế bào các axít piruvic được ôxi hoá  để tạo thành chất (A). Chất (A) sau đó đi vào chu trình Crep. Chất (A) là :

a. axit lactic                 c. Axêtyl-CoA

b. axit axêtic                d. Glucôzơ

40. Trong chu trình Crep, mỗi  phân tử axeetyl-CoA được oxi hoá hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2?

a. 4 phân tử     c. 2 phân tử

b. 3 phân tử     d. 1 phân tử

41. Trong hoạt động hô hấp tế bào, nước được tạo ra từ giai đoạn nào sau đây?

a. Đường phân           c. Chuyển điện tử

b. Chu trình Crep       d. a và b đúng

42. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ thông qua sử dụng năng lượng của ánh sáng được gọi là :

a. Hoá tổng hợp           c. Hoá phân li

b. Quang tổng hợp       d. Quang phân li

43. Ngoài cây xanh dạng sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp ?

a. Vi khuẩn lưu huỳnh

b. Vi khuẩn chứa diệp lục và tảo

c. Nấm

d. Động vật

44. Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp

a. Khí ôxi và đường

b. Đường và nước

c. Đường và khí cabônic

d. Khí cabônic và nước

45. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :

a. Trong quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ

b. Quang hợp là sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ

c. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2

d. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2

{-- Từ câu 46 - 68 và đáp án vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  Chương III Sinh học 10 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF