OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Hệ Sinh Thái môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án

27/03/2021 982.96 KB 983 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210327/39175976526_20210327_155946.pdf?r=4125
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Hệ Sinh Thái môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp và giới thiệu đến các em học sinh lớp 9, với phần đề và đáp án giúp các em rèn luyện ôn tập củng cố kiến thức. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 

 
 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ HỆ SINH THÁI MÔN SINH HỌC 9

 

Câu 1: Đâu không phải là hệ sinh thái trên cạn?

A. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

B. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.

C. Hệ sinh thái rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới.

D. Hệ sinh thái rừng lá kim.

Câu 2: Đâu không phải là hệ sinh thái nước mặn?

A. Hệ sinh thái vùng biển.

B. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.

C. Hệ sinh thái rạn san hô

D. Hệ sinh thái sông, suối.

Câu 3: Nhận định nào sau đây sai?

A. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước giống nhau về các đặc tính vật lí, hóa học.

B. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và giống nhau về các đặc tính sinh học.

C. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và sinh học.

D. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước giống nhau về các đặc tính vật lí và giống nhau về các đặc tính hóa học.

Câu 4: Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng là

A. xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

B. trồng rừng, phòng cháy rừng.

C. khai thác nguồn tài nguyên rừng một cách hợp lí.

D. tất cả các biện pháp trên.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.

B. Trồng rừng giúp chống xói mòn, lũ quét.

C. Rừng mưa nhiệt đới không phải là một hệ sinh thái.

D. Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Câu 6: Cho các nhận định sau

1. Biển là hệ sinh thái lớn nhất trên Trái Đất.

2. Tài nguyên sinh vật biển là phong phú, vô tận.

3. Rừng ngập mặn là hệ sinh thái nước mặn.

4. Môi trường biển đang ngày càng bị ô nhiễm.

Trong các nhận định trên, số nhận định đúng là

A. 1     B. 2     C. 3     D. 4

Câu 7: Đốt rừng, chặt phá rừng bừa bãi sẽ dẫn đến hậu quả gì?

A. Mất nhiều nguồn tài nguyên sinh vật quý giá.

B. Gây hạn hán, xói mòn, sạt lở đất.

C. Gây biến đổi khí hậu.

D. Cả A, B, C.

Câu 8: Biện pháp giúp bảo vệ hệ sinh thái biển là gì?

A. Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải.

B. Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm.

C. Chống ô nhiễm môi trường biển.

D. Tất cả các biện pháp trên.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp?

A. Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho công nghiệp.

B. Hệ sinh thái nông nghiệp ít đa dạng.

C. Chè là loại cây trồng chủ yếu ở vùng Trung du phía Bắc.

D. Để duy trì sự đa dạng cho hệ sinh thái nông nghiệp cần bảo vệ và cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất cao.

Câu 10: Cho các phát biểu sau:

1. Diện tích rừng ở Việt Nam đang bị thu hẹp dần.

2. Tài nguyên sinh vật biển là dồi dào, vô tận.

3. Chỉ có hệ sinh thái rừng là quan trọng cần được bảo vệ.

4. Hệ sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam rất đa dạng.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1     B. 2    C. 3     D. 4

Câu 11. Xu hướng giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm hiện nay là

  1. Tăng cường phân bón hóa học

B. Lai ghép cây.

C. Tăng sản lượng lương thực

D. Tạo giống mới năng suất cao

Câu 12. Những đặc trưng của nền nông nghiệp hiện đại là:

  1. Lai ghép cây

B. Cơ giới hóa trong nông nghiệp

C. Tăng sản lượng lương thực

D. Tăng đất canh tác

Câu 13. Hóa chất bảo vệ thực vật có thể xâm nhập vào cơ thể qua : 

  1. Da.

B. Hô hấp .

C. Tiêu hóa.

D. Tất cả các đường

Câu 14. Hệ sinh thái nông nghiệp có tính:

A. Bền vững             B. Không bền vững                

C. Rất bền vững                   D. Tất cả ý trên

Câu 15. Số lượng các loài vật nuôi và cây trồng trong hệ sinh thái nông nghiệp:

A. Rất đa dạng về thành phần loài              B. Các loài ít, đơn điệu

C. Chủ yếu là thực vật, ít động vật             D. Chủ yếu là động vật, ít thực vật

Câu 16. Đặc trưng nào là của hệ sinh thái nông nghiệp tiên tiến.

A. Hệ thống cây trồng phức tạp, đa dạng về di truyền, năng suất không cao

B. Hệ thống cây trồng đơn giản, ít giống, nghèo về di truyền, năng suất cao

C. Hệ thống cây trồng, vật nuôi xen kẽ nhau.

D. Tập trung chăn nuôi theo kiểu trang trại: Vườn – Ao - Chuồng
Câu 17. Hệ sinh thái nông nghiệp là.

A. HST do con người tạo ra và duy trì dựa trên các quy luật của tự nhiên.

B. HST do tự nhiên mà có

C. Do nhiều loài sinh vật sống chung mà thành

D. Do quá trình biến đổi địa chất tạo thành

Câu 18: Sinh vật sản xuất là những sinh vật:

A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường

B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật

C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân

D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp

Câu 19: Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp sinh học nào?

A. trồng các cây họ Đậu       B. trồng các cây lâu năm

C. trồng các cây một năm     D. bổ sung phân đạm hóa học.

Câu 20: Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây:

A. hiệu ứng “nhà kính”

B. trồng rừng và bảo vệ môi trường

C. sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải

D. sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều,…

Câu 21: Hệ sinh thái nào sau đây cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại:

A. hệ sinh thái nông nghiệp    B. hệ sinh thái ao hồ

C. hệ sinh thái trên cạn          D. hệ sinh thái savan đồng cỏ

Câu 22: Bể cá cảnh được gọi là:

A. hệ sinh thái nhân tạo   B. hệ sinh thái “khép kín”

C. hệ sinh thái vi mô        D. hệ sinh thái tự nhiên

Câu 23: Ao, hồ trong tự nhiên được gọi đúng là:

A. hệ sinh thái nước đứng      B. hệ sinh thái nước ngọt

C. hệ sinh thái nước chảy       D. hệ sinh thái tự nhiên

Câu 24: Một quần thể chuột đồng có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản 44 con/ha.
- Nhóm tuổi sinh sản: 43 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 21 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

A. Dạng ổn định

B. Dạng phát triển

C. Dạng giảm sút

D. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển

Câu 25: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây:

A. Thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ

B. Thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật

C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải

D. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải

Câu 26: Lưới thức ăn là

A. Gồm một chuỗi thức ăn

B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau

C. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung

D. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

C

D

C

C

D

D

B

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

B

D

B

B

B

A

C

A

C

21

22

23

24

25

26

 

 

 

 

A

A

A

A

D

C

 

 

 

 

 

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Hệ Sinh Thái môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm các nội dung khác các em đăng nhập vào trang hoc247.net để xem và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF