OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Cảm nhận về bài ca dao Chiều chiều ra đứng ngõ sau

25/07/2018 625.54 KB 4924 lượt xem 13 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180725/9064695596_20180725_134041.pdf?r=9246
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Chiều chiều ra đứng ngõ sau là một trong những bài bài ca dao nằm trong chùm ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình. Với hệ thống bài văn mẫu Cảm nhận về bài ca dao Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Học247 hi vọng cung cấp cho các em thêm tư liệu tham khảo khi viết bài cảm nhận về bài ca dao. Đồng thời, bài văn mẫu này cũng giúp các em hiểu được những đắng cay, tủi nhục của người phụ nữ khi rơi vào hoàn cảnh lấy chồng xa. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình để nắm vững hơn về những nội dung cần đạt khi học tiết văn này.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu chung về số phận của người phụ nữ xưa
    • Chịu rất nhiều bất hạnh, không được quyền quyết định cuộc đời của mình.
  • Có nhiều bài ca dao, tục ngữ nói về thân phận của người phụ nữ, trong đó nổi bật là bài ca dao

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

2. Thân bài

  • Ý nghĩa của bài ca dao:
    • Lời giải bày của một người phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải lấy chồng xa. Những lúc tủi hờn chỉ biết ôm nỗi buồn mà “trông về quê mẹ”.
  • Thời gian
    • Bài ca dao diễn tả tâm trạng của người phụ nữ vào buổi xế chiều.
    • Buổi xế chiều: thời điểm cuối ngày thường gợi nhiều suy nghĩ và thường gợi những nỗi buồn vương vấn. Đây cũng là thời điểm người phụ nữ tự đối diện với lòng mình.
    • “Chiều chiều”: không phải là một buổi chiều cụ thể nào cả mà đó là chỉ thời gian chung chung, giờ khắc của ngày tàn.
  • Không gian
    • “Ngõ sau”: Gợi đến thân phận hèn mọn của phận dâu tôi đòi.
    • “Quê mẹ”: một nơi xa, nơi có những người thân trong gia đình, nơi chứa đựng những yêu thương, những sẻ chia ấm lòng người.
    • “Chín chiều”: là chín bề, nhiều bề.
    • Nỗi đau chín chiều là nỗi đau quặn thắt, không nói nên lời, âm ỉ, dai dẳng làm héo hon lòng người.

⇒ Thời gian “chiều chiều” kết hợp với không gian “ngõ sau” gợi lên tình cảnh tội nghiệp của người phụ nữ: nhỏ bé, thui thủi một mình, đáng thương.

  • Nghệ thuật:
    • Sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều – chín chiều góp phần gợi tả bi kịch của đời người phụ nữ: họ không bao giờ thoát khỏi các vòng khổ đau của định mệnh.

⇒ Tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ: nặng nề, đau xót hơn.

3. Kết bài

  • Bài ca dao có sức lay động những nỗi nhớ quê sâu kín của con người.
  • Là lời tố cáo những tư tưởng phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào những khổ đau của cuộc đời.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Gợi ý làm bài:

Người phụ nữ xưa phải chịu rất nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Họ không có quyền quyết định cho cuộc sống của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông rất nhiều. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có nhiều bài ca dao, tục ngữ nói về thân phận người phụ nữ lúc bấy giờ, trong đó nổi bật là bài ca dao:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Chỉ có hai câu thơ ngắn gọn nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, bài ca dao đã lột tả được hết tâm trạng của người phụ nữ khi phải đi lấy chồng xa, tủi phận cô đơn, nhớ quê nhà, nhớ mẹ, bởi ở nơi đó không có chỗ nào là chỗ dựa cho người con gái bất hạnh ấy. Bài ca dao như một lời tố cáo cái xã hội phong kiến thối nát, đẩy người phụ nữ mềm yếu xuống bước đường cùng của cuộc sống.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Chiều chiều ra đứng ngõ sau do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo:

 

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE
OFF