OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Cách gọi tên Amin, Amino axit môn Hóa học 12 năm 2019-2020

06/01/2020 553.07 KB 968 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200106/800924201866_20200106_141905.pdf?r=659
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh cùng tham khảo Cách gọi tên Amin, Amino axit môn Hóa học 12 năm 2019-2020 được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Tài liệu gồm các dạng bài tập đi kèm các câu trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các em học sinh ôn tập kiến thức, củng cố kỹ năng làm bài thi một các hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để các em chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới!

 

 
 

Cách gọi tên Amin, Amino Axit

 

Gọi tên amin

a) Cách gọi tên theo danh pháp gốc - chức: ank + yl + amin

Ví dụ: CH3NH2 (Metylamin), C2H5–NH2 (Etylamin), CH3CH(NH2)CH3 (Isopropylamin), ….

b) Cách gọi tên theo danh pháp thay thế: ankan + vị trí + amin

Ví dụ: CH3NH2 (Metanamin), C2H5–NH2 (Etanamin),

CH3CH(NH2)CH3 (Propan - 2 - amin), ...

c) Tên thông thường chỉ áp dụng với một số amin

Hợp chất

Tên gốc – chức

Tên thay thế

Tên thường

CH3–NH2

metylamin

metanamin

 

CH3–CH(NH2)–CH3

isopropylamin

propan-2-amin

 

CH3–NH–C2H5

etylmetylamin

N-metyletanamin

 

CH3–CH(CH3)–CH2–NH2

isobutylamin

2-metylpropan-1-amin

 

CH3–CH2–CH(NH2)–CH3

sec-butylamin

butan-2-amin

 

(CH3)3C–NH2

tert-butylamin

2-metylpropan-2-amin

 

CH3–NH–CH2–CH2–CH3

metylpropylamin

N-metylpropan-1-amin

 

CH3–NH–CH(CH3)2

isopropylmetylamin

N-metylpropan-2-amin

 

C2H5–NH–C2H5

đietylamin

N-etyletanamin

 

(CH3)2N–C2H5

etylđimetylamin

N,N-đimetyletanamin

 

C6H5NH2

phenylamin

benzenamin

anilin

C6H5NHCH3

metylphenylamin

N-Metylbenzenamin

N-Metylanilin

Chú ý:

- Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c… + amin

- Với các amin bậc 2 và 3, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính, N có chỉ số vị trí nhỏ nhất. Đặt một nguyên tử N trước mỗi nhóm thế của amin

+ Có 2 nhóm ankyl → thêm 1 chữ N ở đầu.

Ví dụ: CH3–NH–C2H5 : N–etyl metyl amin.

+ Có 3 nhóm ankyl → thêm 2 chữ N ở đầu (nếu trong 3 nhóm thế có 2 nhóm giống nhau).

Ví dụ: CH3 –N(CH3)–C2 H5 : N, N–etyl đimetyl amin

+ Có 3 nhóm ankyl khác nhau → 2 chữ N cách nhau 1 tên ankyl.

Ví dụ: CH3–N(C2 H5)–C3H7 : N–etyl–N–metyl propyl amin.

- Khi nhóm –NH2 đóng vai trò nhóm thế thì gọi là nhóm amino.

Ví dụ: CH3CH(NH2)COOH (axit 2-aminopropanoic)

Gọi tên amino axit

a) Tên thay thế: axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ:

H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic ;

HOOC–[CH2]2 –CH(NH2)–COOH: axit 2-aminopentanđioic

b) Tên bán hệ thống: axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ:

CH3 –CH(NH2)–COOH : axit α,-aminopropionic

H2N–[CH2 ]5 –COOH : axit ε-aminocaproic

H2N–[CH2]6–COOH: axit ω-aminoenantoic

c) Tên thông thường: các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên thường.

Ví dụ:

H2 N–CH2 –COOH có tên thường là glyxin (Gly)

Bảng: Tên gọi của 1 số α-amino axit

Công thức

Tên thay thế

Tên bán hệ thống

Tên thường

Kí hiệu

 

H2N- CH2 -COOH

Axit aminoetanoic

Axit aminoaxetic

Glyxin

Gly

 

CH3 – CH(NH2) - COOH

Axit- 2 – aminopropanoic

Axit - aminopropanoic

Alanin

Ala

 

(CH3)2 CH – CH(NH)2 - COOH

Axit - 2 amino -3 - Metylbutanoic

Axit Α -aminoisovaleric

Valin

Val

 

 

Axit - 2 - amino -3(4 -hiđroxiphenyl) propanoic

Axit Α - amino -β (p - hiđroxiphenyl) propionic

Tyrosin

Tyr

 

HOOC(CH2)2CH(NH2) - COOH

Axit-2 - aminopentanđioic

Aixt glutamic

Glu

 

 

H2N-(CH2)4 –CH(NH2) -COOH

Axit-2,6 - điaminohexanoic

Axit- α, ε -ñiaminocaproic

Lysin

Lys

 

Ví dụ minh họa cách gọi tên Amin, Amino Axit

Câu 1: Tên gọi của amino axit nào sau đây là đúng?

A. H2N – CH2 COOH : glixerin hay glixerol

B. CH3CH(NH2)COOH : anilin

C. C6H5CH2CH(NH2)COOH : phenylalanin

D. HOOC – (CH2)2 CH(NH2)COOH: axit glutanic

Đáp án

H2 N – CH2 COOH :glixin

CH3CH(NH2)COOH : alanin

HOOC – (CH2)2CH(NH2)COOH : axit glutamic

→ Đáp án C

Câu 2:Tên gọi của C6 H5 –NH–CH3 là:

A. Metyl phenyl amin.

B. N–metylanilin

C. N–metyl benzen amin.

D. cả A, B, C đều đúng.

→ Đáp án D

Câu 3: N, N- Etyl metyl propan-1-amin có CTCT là

A. (CH3)(C2H5)(CH3CH2CH2)N

B. (CH3)2CH(CH3)(C2H3x)N

C. (CH3)2 (C2 H5)N

D. (CH3)(C2 H5)(CH3)2CHN

→ Đáp án A

Câu 4: Alanin có công thức là

A. H2N–CH2CH2COOH.

B. C6H5–NH2.

C. CH3CH(NH2)–COOH.

D. H2N–CH2COOH.

→ Đáp án c

Câu 5: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5CH2NH2

A. Phenylamin.

B. Benzylamin

C. Anilin.

D. Metylphenylamin.

Đáp án

Phenylamin/ Anilin: C6H5NH2

Benzylamin: C6H5CH2NH2

metylphenylamin: C6H5NHCH3

→ Đáp án B

Câu 6: Viết công thức cấu tạo của các chất sau: Glyxin; axit glutamic; axit ω-aminoenantoic; phenylalanin

Đáp án

Glyxin: H2NCH2COOH

Axit glutamic: H2NC3H5(COOH)2

Axit ω-aminoenantoic: H2N –[CH2]6–COOH

Phenylalanin: C6H5CH2CH(NH2)COOH

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Cách gọi tên Amin, Amino axit môn Hóa học 12 năm 2019-2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!   

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF