OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Các dạng bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương 3 môn Hóa học 9 năm học 2019-2020

16/12/2019 818.71 KB 456 lượt xem 8 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191216/96889528283_20191216_105346.pdf?r=8943
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em 10 Các dạng bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương 3 môn Hóa học 9 năm học 2019-2020. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

CÁC DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 3 MÔN HÓA HỌC 9 NĂM 2019-2020

 

DẠNG 1: PHI KIM VÀ HỢP CHẤT TÁC DỤNG VỚI OXI

● Mức độ thông hiểu

Câu 1: Biết rằng 1 mol cacbon khi cháy toả ra 394 kJ. Vậy lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy 1 kg than cốc chứa 84% cacbon là

A. 27000 kJ.                       B. 27580 kJ.                   C. 31520 kJ.                   D. 31000 kJ.

Câu 2: Đốt cháy 48 gam lưu huỳnh với khí oxi, sau phản ứng thu được 96 gam khí sunfurơ. Khối lượng của oxi tác dụng là

A. 40 gam.                          B. 44 gam.                     C. 48 gam.                     D. 52 gam.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam C, thu được thể tích (đktc) khí CO2 tối đa là

A. 1,12 lít.                          B. 11,2 lít.                      C. 2,24 lít.                      D. 22,4 lít.

Câu 4: Khi đốt cháy than, xảy ra phản ứng hoá học sau: C  + O2 → CO2. Nếu đốt cháy hết 1 kg than (chứa 90% C) thì  thể tích khí CO2 sinh ra là

A. 1680 lít.                         B. 1806 lít.                     C. 1860 lít.                     D. 1980 lít.

Câu 5: Khối lượng khí CO2 sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 200 gam than non chứa 69,5% cacbon là

A. 500,67 gam.                   B. 510,67 gam.              C. 512,67 gam.              D. 509,67 gam.

Câu 6: Thể tích cacbon đioxit (đktc) thu được khi đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than chứa 92% cacbon là

A. 1717,3 m3.                     B. 1715,3 m3.                 C. 1710,3 m3.                 D. 1708 m3.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn a gam photpho trong bình chứa 13,44 lít khí oxi (đktc), thu được 28,4 gam điphotpho pentaoxit. Giá trị của a là

A. 9,2.                                 B. 12,1.                          C. 12,4.                          D. 24.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam C thành CO2. Cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa tạo thành là

A. 50 gam.                          B. 25 gam.                     C. 15 gam.                     D. 40 gam.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 kg than chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy. Thể tích không khí (đktc) cần dùng là (O2 chiếm 20% thể tích không khí)

A. 4500 lít.                         B. 4250 lít.                     C. 4200 lít.                     D. 4000 lít.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit thì cần vừa đủ V lít không khí (đktc), biết trong không khí thì oxi chiếm 20% thể tích. Giá trị của V là

A. 17,8.                               B. 18,8.                          C. 15,8.                          D. 16,8.

Câu 11: Đốt cháy 11,2 lít CO (đktc). Thể tích không khí cần cho phản ứng trên là (O2 chiếm 20% thể tích không khí)

A. 21,4 lít.                          B. 24 lít.                         C. 26 lít.                         D. 28 lít.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam một mẫu lưu huỳnh không tinh khiết trong khí oxi dư, thu được 2,24 lít (đktc) khí SO2. Độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh là

A. 94,12%.                         B. 95,12%.                     C. 96,12%.                     D. 97,12%.

Câu 13: Nếu cho 12 gam cacbon phản ứng với 1,68 lít khí oxi (đktc) thì lượng cacbon đioxit tối đa thu được là

A. 1,8 lít.                            B. 1,68 lít.                      C. 1,86 lít.                      D. 2,52 lít.

● Mức độ vận dụng

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí oxi dư (đktc), thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối đối với oxi là 1,25. Thành phần phần trăm theo thể tích của CO2 trong hỗn hợp X là

A. 75,00 %.                        B. 66,67 %.                    C. 33,33 %.                    D. 25,00 %.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 3,36 lít O2 (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là

A. 0,2 gam và 0,8 gam.                                             B. 1,2 gam và 1,6 gam.

C. 1,3 gam và 1,5 gam.                                             D. 1,0 gam và 1,8 gam.

Câu 16: Đốt cháy hết một lượng S trong bình đựng không khí (dư). Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí X, tỉ khối của X so với He là 8,4. Giả thiết không khí gồm 80% thể tích là N2 còn lại là O2. Phần trăm thể tích các khí SO2, O2 dư, N2 của hỗn hợp X lần lượt là:

A. 25%, 10%, 65%.            B. 25%, 5%; 70%.         C. 16%; 4%; 80%.         D. 15%; 5%; 80%.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm H2S và S cần vừa đủ 8,96 lít O2, sau phản ứng thu được 7,84 lít SO2. Biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của H2S trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 28,6%.                           B. 17,5%.                       C. 82,5%.                       D. 71,4%.

Câu 18: Để đốt cháy hoàn toàn 5 gam đơn chất R cần vừa đủ 3,5 lít oxi (đktc). Vậy đơn chất R là

A. Cacbon.                         B. Đồng.                        C. Lưu huỳnh.               D. Nhôm.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn một phi kim X trong bình chứa khí oxi dư. Khi phản ứng kết thúc, thu được một oxit trong đó oxi chiếm 56,338% theo khối lượng. Công thức oxit thu được là

A. SO2.                               B. CO2.                          C. P2O5.                         D. NO2.

DẠNG 2: KHỬ OXIT KIM LOẠI BẰNG C, CO, H2

● Mức độ thông hiểu

Câu 20: Khối lượng C cần dùng để khử 8 gam CuO tạo thành CO2

A. 0,6 gam.                         B. 1,2 gam.                    C. 2,4 gam.                    D. 3,6 gam.

Câu 21: Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là.

A. 25,6.                               B. 19,2.                          C. 6,4.                            D. 12,8.

Câu 22: Khử hoàn toàn 48 gam đồng(II) oxit bằng khí CO. Thể tích khí CO cần dùng (đktc) là

A. 13,44 lít.                        B. 11,2 lít.                      C. 6,72 lít.                      D. 44,8 lít.

Câu 23: Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO phần trăm khối lượng của MgO trong X là

A. 20%.                              B. 40%.                          C. 60%.                          D. 80%.

Câu 24: Tính khối lượng của Fe thu được khi cho một lượng CO dư khử 32 gam Fe2O3. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 80%.

A. 8,96 gam.                       B. 17, 92 gam.               C. 26, 88 gam.               D. 25,77 gam.

Câu 25: Khử hoàn toàn 32 gam Fe2O3 bằng khí CO dư. Sản phẩm khí thu được cho vào bình đựng nước vôi trong dư được a gam  kết tủa màu trắng. Giá trị của a là

A. 50.                                  B. 60.                             C. 40.                             D. 30.

Câu 26: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là

A. 3,36 gam.                       B. 2,52 gam.                  C. 1,68 gam.                  D. 1,44 gam.

Câu 27: Dùng hiđro để khử sắt(III) oxit ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 47,6 gam sắt. Thể tích H2 (đktc) tham gia phản ứng là

A. 67,2 lít.                          B. 50 lít.                         C. 44,8 lít.                      D. 28,56 lít.

Câu 28: Trong lò luyện gang người ta dùng CO để khử Fe2O3. Để điều chế được 11,2 tấn sắt ta phải cần bao nhiêu tấn Fe2O3 (hiệu suất chỉ đạt 85%)?

A. 13,75 tấn.                       B. 24,7 tấn.                    C. 18,7 tấn.                    D. 18,824 tấn.

Câu 29: Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp CuO và FexOy bằng CO dư ở nhiệt độ cao, thu được 17,6 gam hỗn hợp 2 kim loại. Khối lượng CO2 tạo thành là

A. 17,6 gam.                       B. 8,8 gam.                    C. 7,2 gam.                    D. 3,6 gam.

Câu 30: Nhiệt phân hoàn toàn 19,6 gam Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen, thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là

A. 6,4 gam.                         B. 9,6 gam.                    C. 12,8 gam.                  D. 16 gam.

Câu 31: Dẫn 1,12 lít hỗn hợp khí gồm CO, H2 vừa đủ qua bột đồng(II) oxit nung ở nhiệt độ cao. Khối lượng đồng thu được sau phản ứng là

A. 2,0 gam.                         B. 1,2 gam.                    C. 3,2 gam.                    D. 4,2 gam.

Câu 32: Dẫn từ từ V lít khí CO (đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 1,120.                             B. 0,896.                        C. 0,448.                        D. 0,224.

Câu 33: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

A. 0,448.                             B. 0,112.                        C. 0,224.                        D. 0,560.

Câu 34: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là

A. Fe3O4 và 0,224.              B. Fe2O3 và 0,448.         C. Fe3O4 và 0,448.         D. FeO và 0,224.

Câu 35: Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng bột oxit sắt nung nóng. Dẫn hết khí sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 8 gam kết tủa. Hòa tan hết lượng Fe thu được ở trên bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thoát ra 1,344 lít H2 (đktc). Công thức oxit sắt đem dùng là

A. FeO.                               B. Fe2O3.                        C. Fe3O4.                        D. Fe2O5.

● Mức độ vận dụng

Câu 36: Cho 6,72 lít khí CO (đktc) phản ứng với CuO nung nóng, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 18. Khối lượng CuO đã phản ứng là

A. 24 gam.                          B. 8 gam.                       C. 16 gam.                     D. 12 gam.

Câu 37: Khử hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2, thu được m gam hỗn hợp kim loại và 1,98 gam H2O. Giá trị của m là

A. 2,88.                               B. 6,08.                          C. 4,64.                          D. 4,42.

Câu 38: Người ta cần dùng 7,84 lít CO (đktc) để khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là

A. 50% và 50%.                 B. 20% và 80%.             C. 57% và 43%.             D. 65% và 35%.

Câu 39: Nung 24 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO trong ống sứ có thổi luồng CO dư đến khi phản ứng hoàn toàn. Cho hỗn hợp khí tạo thành đi qua bình chứa KOH đặc, dư thì khối lượng bình tăng 17,6 gam. Khối lượng Fe và khối lượng Cu thu được là

A. 5,6 gam Fe và 3,2 gam Cu.                                  B. 11,2 gam Fe và 6,4 gam Cu.

C. 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu.                                  D. 11,2 gam Fe và 3,2 gam Cu.

Câu 40: Cho 3,04 gam hỗn hợp Fe2O3 và FeO tác dụng với CO dư đến khi phản ứng hoàn toàn. Chất khí thu được cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa. Khối lượng Fe2O3 và FeO có trong hỗn hợp là

A. 0,8 gam và 1,44 gam.                                           B. 1,6 gam và 1,44 gam.

C. 1,6 gam và 0,72 gam.                                           D. 0,8 gam và 0,72 gam.

Câu 41: Khử 39,2 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và FeO bằng CO, thu được hỗn hợp Y gồm FeO và Fe. Để hoà tan Y cần vừa đủ 2,5 lít dung dịch H2SO4 0,2M, thu được 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng Fe2O3 và FeO lần lượt là

A. 32 gam và 7,2 gam.                                              B. 16 gam và 23,2 gam.

C. 18 gam và 21,2 gam                                             D. 20 gam và 19,2 gam

Câu 42: Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO và H2 đi qua một ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí và hơi nặng hơn khối lượng của hỗn hợp X là 0,32 gam. Giá trị của V và m là

A. 0,224 lít và 14,48 gam.                                         B. 0,448 lít và 18,46 gam.

C. 0,112 lít và 12,28 gam.                                         D. 0,448 lít và 16,48 gam.

Câu 43: Nung 3,2 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 với cacbon trong điều kiện không có không khí và phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí CO và CO2 có tỉ khối so với hiđro là 19,33. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp đầu là

A. 50% và 50%.                 B. 66,66% và 33,34%.   C. 40% và 60%.             D. 65% và 35%.

Câu 44: Cho 4,48 lít khí CO (đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là

A. FeO; 75%.                     B. Fe2O3; 75%.              C. Fe2O3; 65%.              D. Fe3O4; 75%.

 

---(Nội dung đầy đủ chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

DẠNG 5: NHIỆT PHÂN HỢP MUỐI CACBONAT VÀ HỢP CHẤT VÔ CƠ

● Mức độ thông hiểu

Câu 125: Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được 24 gam chất rắn. Giá trị của x là

A. 16,05.                             B. 32,10.                        C. 48,15.                        D. 72,25.

Câu 126: Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 gam KClO3. Thể tích khí O2 (đktc) thu được là

A. 1,12 lít.                          B. 2,24 lít.                      C. 3,36 lít.                      D. 4,48 lít.

Câu 127: Nhiệt phân 55,3 gam KMnO4, sau một thời gian phản ứng thu được V lít khí O2 (đktc). Giá trị lớn nhất của V có thể là

A. 7,84.                               B. 3,36.                          C. 3,92.                          D. 6,72.

Câu 128: Nhiệt phân hoàn toàn 17 gam NaNO3, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.                               B. 1,12                           .                                      C. 3,36.          D. 4,48.

Câu 129: Nhiệt phân hoàn toàn 22,2 gam Mg(NO3)2, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 1,68.                               B. 6,72.                          C. 8,4.                            D. 10,8.

Câu 130: Nhiệt phân hoàn toàn m gam Cu(NO3)2, thu được 0,56 lít hỗn hợp khí X (đktc) và chất rắn Y. Giá trị của m là

A. 4.                                    B. 2.                               C. 9,4.                            D. 1,88.

Câu 131: Nhiệt phân 18,8 gam Cu(NO3)2 một thời gian, thu được 12,32 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là

A. 40%.                              B. 60%.                          C. 80%.                          D. 50%.

Câu 132: Đem nung nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian, để nguội, đem cân lại thấy khối lượng giảm 54 gam. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị m là

A. 117,5 gam.                     B. 49 gam.                     C. 94 gam.                     D. 98 gam.

Câu 133: Nung nóng 26,8 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3, thu được khí CO2 và 13,6 gam hỗn hợp rắn. Thể tích (đktc) khí CO2 thu được là

A. 6,72 lít.                          B. 6 lít.                           C. 3,36 lít.                      D. 10,08 lít.

Câu 134: Để điều chế 5,6 gam canxi oxit, cần nhiệt phân bao nhiêu gam CaCO3?

A. 10 gam.                          B. 100 gam.                   C. 50 gam.                     D. 5 gam.

Câu 135: Nung 3 tạ đá vôi (CaCO3) chứa 20% tạp chất. Khối lượng vôi sống (CaO) thu được là

A. 1,34 tạ.                           B. 1 ,42 tạ.                     C. 1,46 tạ.                      D. 1,47 tạ.

Câu 136: Nhiệt phân 100 gam CaCO3 được 33 gam CO2. Hiệu suất của phản ứng là

A. 75%.                              B. 33%.                          C. 67%.                          D. 42%.

Câu 137: Nung 150 kg CaCO3 thu được 67,2 kg CaO. Hiệu suất phản ứng là

A. 60%.                              B. 40%.                          C. 80%.                          D. 50%.

Câu 138: Một loại đá chứa 80% CaCO3, còn lại là tạp chất trơ. Nung đá đến khi khối lượng không đổi), thu được chất rắn R. Vậy phần trăm khối lượng CaO trong R là

A. 62,5%.                           B. 69,14%.                     C. 70,22%.                     D. 73,06%.

Câu 139: Nung m gam đá X chứa 80% khối lượng gam CaCO3 (phần còn lại là tạp chất trơ) một thời gian, thu được chất rắn Y chứa 45,65% CaO. Hiệu suất phân hủy CaCO3

A. 50%.                              B. 75%.                          C. 80%.                          D. 70%.

Câu 140: Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi, thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy trong hỗn hợp ban đầu thì CaCO3 chiếm phần trăm theo khối lượng là

A. 75,76%.                         B. 24,24%.                     C. 66,67%.                     D. 33,33%.

● Mức độ vận dụng

Câu 141: Nung nóng 100 gam hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi, thu được 69 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của NaHCO3 trong hỗn hợp là

A. 80%.                              B. 70%.                          C. 80,66%.                     D. 84%.

Câu 142: Nung 8 gam một hỗn hợp kẽm cacbonat và kẽm oxit, thu được 6,24 gam ZnO. Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

A. 62,5% và 37,5%.           B. 62% và 38%.             C. 60% và 40%.             D. 70% và 30%.

Câu 143: Nung hoàn toàn hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3, thu được 76 gam hai oxit và 33,6 lít CO2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối ban đầu là

A. 142 gam.                        B. 124 gam.                   C. 141 gam.                   D. 140 gam.

Câu 144: Một loại đá vôi có chứa 80% CaCO3, 10,2% Al2O3 và 9,8% Fe2O3 về khối lượng. Nung đá ở nhiệt độ cao ta thu được chất rắng có khối lượng bằng 73,6% khối lượng đá trước khi nung. Hiệu suất của quá trình phân hủy CaCO3

A. 37,5%.                           B. 75%.                          C. 62,5%.                       D. 8,25%.

Câu 145: Nung hỗn hợp CaCO3 và MgCO3, khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu là

A. 27,41% và 72,59%.       B. 28,41% và 71,59%.   C. 28% và 72%.             D. 50% và 50%.

DẠNG 6: CLO TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM

● Mức độ thông hiểu

Câu 146: Thể tích của dung dịch NaOH 1M cần dùng để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí Cl2 (đktc) là

A. 0,2 lít.                            B. 0,3 lít.                        C. 0,4 lít.                        D. 0,1 lít.

Câu 147: Cho 1,12 lít khí clo (đktc) vào dung dịch NaOH 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích dung dịch NaOH cần dùng là

A. 0,1 lít.                            B. 0,15 lít.                      C. 0,2 lít.                        D. 0,25 lít.

Câu 148: Thể tích của dung dịch KOH 1M cần dùng để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí Cl2 (đktc) là

A. 0,2 lít.                            B. 0,3 lít.                        C. 0,4 lít.                        D. 0,1 lít.

DẠNG 7: ĐIỀU CHẾ CLO

● Mức độ thông hiểu

Câu 149: Điều chế Cl2 theo phương trình sau: MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. Thể tích khí clo thu được (đktc) khi cho 25 ml dung dịch HCl 8M tác dụng với một lượng dư MnO2

A. 5,6 lít.                            B. 8,4 lít.                        C. 11,2 lít.                      D. 16,8 lít.

Câu 150: Cho dung dịch axit có chứa 7,3 gam HCl tác dụng với MnO2 dư. Thể tích khí clo sinh ra (đktc) là

A. 1,12 lít.                          B. 2,24 lít.                      C. 11,2 lít.                      D. 22,4 lít.

Câu 151: Cho 69,6 gam  MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư, thu được bao nhiêu lít khí Cl2 (đktc)?

A. 4,48 lít.                          B. 6,72 lít.                      C. 17,92 lít.                    D. 13,44 lít.

Câu 152: Cho 13,05 gam MnO2 tác dụng với axit HCl đặc, dư, thu được 3,024 lít (đktc) khí Cl2. Hiệu suất của phản ứng trên là

A. 80%.                              B. 90%.                          C. 95%.                          D. 100%.

Câu 153: Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với axit HCl đặc, dư. Sau phản ứng thu được 1,9 lít khí clo (đktc). Hiệu suất của phản ứng là

A. 70%.                              B. 74,82%.                     C. 80,82%.                     D. 84,82%.

Câu 154: Thể tích khí khí Cl2 (đktc) thu được khi hòa tan hoàn toàn 52,2 gam MnO2 trong dung dịch HCl đặc, nóng, dư là

A. 11,2.                               B. 13,44.                        C. 8,96.                          D. 6,72.

Câu 155: Cho lượng dư MnO2 vào 25 ml dung dịch HCl 8M. Thể tích khí Cl2 sinh ra (đktc) là

A. 1,34 lít.                          B. 1,45 lít.                      C. 1,12 lít.                      D. 1,4 lít.

Câu 156: Cho hoàn toàn 7,3 gam HCl vào MnO2. Biết hiệu suất của phản ứng trên đạt 95%. Thể tích (đktc) của khí clo thu được là

A. 1,064 lít.                        B. 10,64 lít.                    C. 106,4 lít.                    D. 1064 lít.

Câu 157: Lượng clo thu được khi điện phân 200 gam dung dịch NaCl 35,1% sẽ tác dụng hết với bao nhiêu gam sắt?

A. 22,4 gam.                       B. 24,2 gam.                  C. 24 gam.                     D. 23 gam.

Câu 158: Hàng năm trên thế giới cần tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn khí clo. Nếu dùng NaCl để điều chế clo thì khối lượng NaCl cần dùng là (hiệu suất 100%)

A. 70,15 triệu tấn.              B. 74,15 triệu tấn.          C. 75,15 triệu tấn.          D. 80,15 triệu tấn.

Câu 159: Hàng năm, thế giới cần tiêu thụ khoảng 46 triệu tấn clo. Nếu lượng clo chỉ được điều chế từ muối ăn NaCl thì cần ít nhất bao nhiêu tấn muối?

A. 7,7 triệu tấn.                  B. 77 triệu tấn.               C. 7,58 triệu tấn.            D. 75,8 triệu tấn.

● Mức độ vận dụng

Câu 160: Cho 23,7 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là

A. 6,72.                               B. 8,40.                          C. 3,36.                          D. 5,60.

Câu 161: Khối lượng thuốc tím và HCl cần dùng để điều chế 4,48 lít khí clo là (biết hiệu suất phản ứng là 80%)

A. 12,64 gam và 23,36 gam.

B. 15,8 gam và 29,2 gam.

C. 12,64 gam và 14,6 gam.     C. 15,8 và 18,25 gam.

DẠNG 8: TÌM CHẤT

● Mức độ thông hiểu

Câu 162: Nguyên tố X tạo với clo hợp chất có hóa trị cao nhất của X là XCl5. Công thức oxit cao nhất của X là

A. XO2.                              B. X2O3.                         C. X2O5.                         D. XO3.

Câu 163: Một chất khí có công thức phân tử là X2, biết 1 lít khí ở đktc  nặng 3,1696 gam. Công thức phân tử của X2

A. Cl2.                                 B. N2.                             C. O2.                             D. H2.

Câu 164: X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố

A. C.                                   B. N.                              C. S.                               D. P.

Câu 165: R là nguyên tố phi kim, hợp chất của R với hiđro có công thức chung là RH2 chứa 5,88% H về khối lượng. R là nguyên tố

A. C.                                   B. N.                              C. P.                               D. S.

Câu 166: Nguyên tố R tạo thành hợp chất khí với hiđro có công thức hoá học chung là RH4, trong hợp chất này hiđro chiếm 25% về khối lượng. R là

A. lưu huỳnh.                     B. photpho.                    C. cacbon.                      D. silic.

Câu 167: Một hợp chất khí của R với hiđro có công thức RH3. Trong đó R chiếm 91,1765% theo khối lượng. Nguyên tố R thuộc chu kỳ mấy, nhóm mấy?

A. Chu kỳ 2, nhóm III.                                             B. Chu kỳ 3, nhóm V.

C. Chu kỳ 3, nhóm VI.                                             D. Chu kỳ 2, nhóm II.

Câu 168: Trong hợp chất khí với oxi của nguyên tố X có hoá trị IV, oxi chiếm 50% về khối lượng. Nguyên tố X là

A. C.                                   B. H.                              C. S.                               D. P.

Câu 169: Đốt 3,4 gam khí X, thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Công thức hoá học của X là

A. H2S.                               B. CH4.                          C. PH3.                           D. NH3.

Câu 170: Một loại thủy tinh chứa 18,43% K2O; 10,98% CaO; 70,59% SiO2 (theo khối lượng). Công thức của thủy tinh được biểu diễn dưới dạng các oxit là

A. K2O.CaO.6SiO2.           B. K2O.2CaO.6SiO2.     C. 2K2O.2CaO.6SiO2.   D. K2O.6CaO.2SiO2.

● Mức độ vận dụng

Câu 171: Tiến hành nung 6,06 gam muối nitrat của một kim loại kiềm, thu được 5,1 gam muối nitrit. Kí hiệu hóa học của kim loại kiềm là

A. Na.                                 B. K.                              C. Cs.                             D. Rb.

Câu 172: Nhiệt phân hoàn toàn 1,88 gam một muối nitrat của kim loại hoá trị II, thấy thoát ra 0,56 lít hỗn hợp khí (đktc). Công thức của muối là

A. Zn(NO3)2.                      B. Fe(NO3)2.                  C. Ni(NO3)2.                  D. Cu(NO3)2.

Câu 173: Nhiệt phân hoàn toàn 18,9 gam muối nitrat của một kim loại hóa trị II, thu được 5,6 lít hỗn hợp khí ở đktc. Kim loại đó là

A. Cu.                                 B. Zn.                             C. Fe.                             D. Mg.

Câu 174: Nhiệt phân hoàn toàn 29,6 gam một muối nitrat kim loại, sau phản ứng, thu được 8 gam oxit kim loại. Công thức của muối nitrat là

A. Cu(NO3)2.                      B. Fe(NO3)2.                  C. Pb(NO3)2.                  D. Mg(NO3)2.

...

Trên đây là phần trích dẫn Các dạng bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương 3 môn Hóa học 9 năm học 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF